chí
dié ㄉㄧㄝˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đến, tới
2. rất, cực kỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt đến. ◎ Như: "tân chí như quy" . ◇ Luận Ngữ : "Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù" , , (Tử Hãn ) Chim phượng không đến, bức họa đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi.
2. (Giới) Cho đến. ◎ Như: "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân" từ vua cho đến dân thường.
3. (Phó) Rất, cùng cực. ◎ Như: "chí thánh" rất thánh, bực thánh nhất, "chí tôn" rất tôn, bực tôn trọng nhất.
4. (Danh) Một trong hai mươi bốn tiết. ◎ Như: "đông chí" ngày đông chí, "hạ chí" ngày hạ chí. § Ghi chú: Sở dĩ gọi là "chí" vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực, bắc cực vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðến. Như tân chí như quy khách đến như về chợ.
② Kịp. Như tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân từ vua đến dân thường.
③ Rất, cùng cực. Như chí thánh rất thánh, bực thánh nhất, chí tôn rất tôn, bực tôn trọng nhất, v.v.
④ Ðông chí ngày đông chí, hạ chí ngày hạ chí. Sở dĩ gọi là chí vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực bắc cực vậy.
⑤ Cả, lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới, chí: Đến nay chưa quên; Từ Nam chí Bắc; Không đến nỗi kém lắm; Làm quan đến chức đình úy (Sử kí); Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】chí kim [zhìjin] Đến nay, tới nay, cho đến nay, cho tới nay: Vấn đề tới nay vẫn chưa giải quyết; Tư tưởng của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn còn sáng ngời; 【】chí vu [zhìyú] a. Đến nỗi: Anh ấy đã nói sẽ đến, có lẽ chậm một chút, không đến nỗi không đến đâu!; b. Còn như, còn về, đến như: Còn về phần hơn thiệt của cá nhân, anh ấy không hề nghĩ tới; Còn về tình hình cụ thể thì ai cũng không biết;
② Đi đến, đi tới: Quân Tần lại đến (Tả truyện);
③ (văn) Rất, rất mực, hết sức, vô cùng, ... nhất, đến tột bực, đến cùng cực: Tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ (Tuân tử); Vật đạt tới chỗ cùng cực thì quay trở lại (Sử kí); Ít nhất phải năm người; Cảm kích đến tột bực, hết sức cảm kích. 【】chí đa [zhìduo] Nhiều nhất, lớn nhất: Nhiều nhất đáng 30 đồng; 【 】chí thiểu [zhìshăo] Ít nhất: Cách thành phố ít nhất còn 25 cây số nữa;
④ (văn) Cả, lớn;
⑤【】 Đông chí [Dong zhì] Đông chí (vào khoảng 21 tháng 12 dương lịch);【】Hạ chí [Xiàzhì] Hạ chí (ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, dài nhất trong một năm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất. Lắm — Đến. Tới — To lớn — Tốt đẹp — Được. Nên việc.

Từ ghép 33

sự tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sự tình

Từ điển trích dẫn

1. Tình hình thật tế của sự vật. ◇ Bắc sử : "Khúc tận sự tình, nhất vô di ngộ" , (Dương Uông truyện ) Bày tỏ chu đáo mọi tình huống thật sự, không chút nào sai sót.
2. Sự việc (chỉ những hiện tượng hoặc hoạt động trong đời sống tự nhiên của con người). ☆ Tương tự: "sự kiện" , "sự nghi" , "sự vụ" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thùy tri tiếp tiếp liên liên hứa đa sự tình, tựu bả nhĩ vong liễu" , (Đệ nhị thập lục hồi) Ai ngờ liên miên bao nhiêu sự việc, thành thử quên mất (cái hẹn gặp) cháu.
3. Sự lí nhân tình. ◇ Hán Thư : "Trẫm thừa tiên đế thịnh tự, thiệp đạo vị thâm, bất minh sự tình" , , (Thành đế kỉ ) Trẫm nối công nghiệp lớn của vua trước, kinh lịch chưa sâu, không rõ sự lí nhân tình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Diễn biến của một sự việc. Bài Phú Hỏng thi của Trần Tế Xương có câu: » Thi là thế sự tình là thế, hỏi chuyện cùng ai «.
cấn, cận, ký
jì ㄐㄧˋ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

cận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gần, ở sát bên. ◎ Như: "cận chu giả xích " gần son thì đỏ. ◇ Sử Kí : "Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám gần, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.
2. (Động) Truy cầu, mong tìm. ◎ Như: "cận danh" mong tìm danh tiếng, "cận lợi" trục lợi.
3. (Tính) Gần (khoảng cách ngắn về thời gian hoặc không gian). ◎ Như: "cận đại" đời gần đây. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
4. (Tính) Thân gần. ◎ Như: "cận thuộc" thân thuộc.
5. (Tính) Đắc sủng, được tin dùng, được thương yêu. ◎ Như: "cận đang" quan thái giám được tin cậy, "cận ái" được vua sủng ái.
6. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◇ Mạnh Tử : "Ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã" (Tận tâm hạ ) Lời nói đơn giản mà ý tứ sâu xa ấy là lời nói hay vậy.
7. (Tính) Nông cạn, tầm thường. ◎ Như: "cận thức" kiền thức nông cạn, "cận khí" người tài năng tầm thường.
8. (Tính) Gần giống như, từa tựa. ◎ Như: "bút ý cận cổ" ý văn viết gần giống như lối cổ.
9. (Phó) Gần, sát. ◎ Như: "cận bán" gần nửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gần, bên: Láng giềng gần; Nói gần mà ý xa là khéo nói vậy (Mạnh tử);
② Ngót, gần, giống như, từa tựa, gần gũi: Ngót 500 người; Giống như; Dễ gần gũi người khác; Ý văn gần giống như lối cổ;
③ Thân, gần: Thân với nhau; Họ gần;
④ Cận, thiển cận: Thiển cận;
⑤ (văn) Thiết dụng, cần dùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần, trái với xa — Nông cạn hẹp hòi. Chẳng hạn thiển cận — thân thiết với.

Từ ghép 41

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, có nghĩa: Như vậy. Mà thôi vậy — Một âm là Cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Binh đội đánh trận thua chạy về thì không còn ai nghe ai, lộn xộn không còn phép tắc gì. Chỉ tình trạng rối loạn, lộn xộn.

Từ điển trích dẫn

1. Thời nay và thời xưa. ◇ Hàn Dũ : "Nghị luận chứng cứ kim cổ, xuất nhập kinh sử bách tử" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Nghị luận thì dẫn chứng cổ kim, làu thông kinh sử bách gia.
2. Từ xưa tới nay. ◇ Hồng Thăng : "Kim cổ tình tràng, vấn thùy cá chân tâm đáo để?" , (Trường sanh điện 殿) Trong tình trường từ xưa tới nay, hỏi ai lòng thật đạt tới tận cùng?
3. Quá khứ, đã qua. Cũng mượn chỉ việc đời tiêu mất. ◇ Triệu Mạnh Phủ : "Nhân gian phủ ngưỡng thành kim cổ, Hà đãi tha thì thủy võng nhiên" , (Văn đảo y ) Trong cõi người ta (vừa) cúi ngửa (đã) thành quá khứ, Đợi đến bao giờ mới buông xả? § "Võng nhiên" hiểu theo nghĩa "không vô sở hữu mạo" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm nay. » Kim niên lương nguyệt nhật thì. Đệ tử tâu quỳ thỉnh Phật mười phương « ( Tầm Nguyên. Td ).

Từ điển trích dẫn

1. Đông người.
2. Khẩn thiết. ◎ Như: "ân ân phán vọng" tha thiết trông chờ.
3. Đau buồn, ưu thương. ◇ Thi Kinh : "Xuất tự bắc môn, Ưu tâm ân ân. Chung cũ thả bần, Mạc tri ngã gian" , . , (Bội phong , Bắc môn ) Đi ra từ cửa bắc, Lòng buồn ảo não. Rốt cuộc đã nghèo lại khó, Không ai biết nỗi gian nan của ta.
4. Tình ý thâm hậu.
5. (Trạng thanh) Ầm ầm (tiếng sấm). ◇ Lục Du : "U nhân chẩm bảo kiếm, Ân ân dạ hữu thanh" , (Bảo kiếm ngâm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ lo lắng — Nhiều tiếng động ồn ào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thư báo tang, nói rõ bệnh tình và cái chết của người quá cố. Cũng như Ai cáo .
ức
yǐ ㄧˇ, yì ㄧˋ

ức

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngực. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh hữu tình lệ triêm ức, Giang thủy giang hoa khởi chung cực?" , (Ai giang đầu ) Người ta có tình cảm, nước mắt thấm ướt ngực, Nước sông, hoa sông há có tận cùng không?
2. (Danh) Tấm lòng, bụng dạ. ◎ Như: "tư ức" nỗi riêng. ◇ Văn tâm điêu long : "Thần cư hung ức, nhi chí khí thống kì quan kiện" , (Thần tư ).
3. (Động) Suy đoán, thôi trắc. ◎ Như: "ức đạc" phỏng đoán, "ức thuyết" nói phỏng. ◇ Tô Thức : "Sự bất mục kiến nhĩ văn, nhi ức đoạn kì hữu vô khả hồ?" , (Thạch chung san kí ) Việc không mắt thấy tai nghe, mà phỏng đoán có không được chăng?
4. (Động) Buồn giận, uất ức. ◇ Lí Hoa : "Địa khoát thiên trường, bất tri quy lộ. Kí thân phong nhận, phức ức thùy tố?" , . , (Điếu cổ chiến trường văn ) Đất rộng trời dài, không biết đường về. Gửi thân nơi gươm giáo, uất ức ngỏ cùng ai?

Từ điển Thiều Chửu

① Ngực. Nói bóng nghĩa là tấm lòng, như tư ức nỗi riêng.
② Lấy ý riêng đoán, như ức đạc đoán phỏng, ức thuyết nói phỏng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngực, ức: Đánh trúng ngực;
② Đoán theo ý riêng, ức đoán. (Ngr) Chủ quan.【】ức trắc [yìcè] Đoán, đoán chừng, ức đoán, suy đoán chủ quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ngực. Ta cũng gọi là cái ức.

Từ ghép 3

ý tứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý nghĩa
2. ý kiến, mong muốn
3. lòng thành
4. thú vị, hay

Từ điển trích dẫn

1. Ý nghĩ, tư tưởng. ◇ Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại trung : "Hầu Hành Giả tri sư ý tứ" Hầu Hành Giả biết tâm ý của thầy.
2. Ý chỉ, ý nghĩa. ◎ Như: "giá cá tự đích ý tứ chẩm ma giảng" ý nghĩa của chữ đó giảng giải ra sao?
3. Thú vị, vui. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Nghênh Xuân tỉ muội kiến chúng nhân vô ý tứ, dã đô vô ý tứ liễu" , (Đệ tam thập nhất hồi) Chị em Nghênh Xuân thấy ai nấy không thú vị gì, thì cũng không vui.
4. Tình nghĩa. ◎ Như: "nhĩ bả nan đề thôi cấp ngã, thái bất cú ý tứ liễu" , anh đẩy việc khó khăn này cho tôi, thiệt là chẳng có tình nghĩa gì cả.
5. Thành ý, lòng thành (tiếng khách sáo xã giao). ◎ Như: "giá thị nhất điểm tiểu ý tứ, thỉnh tiếu nạp" , đó chỉ là chút lòng thành, xin vui lòng nhận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều nghĩ ngợi sâu kín ở trong. Đoạn trường tân thanh : » Lấy trong ý tứ mà suy, Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng «.
hàm
xián ㄒㄧㄢˊ

hàm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái hàm thiết ngựa
2. quan hàm, quân hàm, phẩm hàm
3. nuốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàm thiết ngựa. ◎ Như: "hàm mai" hàm thiết bịt mõm ngựa (cho khỏi gây tiếng động khi hành quân). ◇ Chiến quốc sách : "Phục thức tỗn hàm, hoành lịch thiên hạ" , (Tô Tần thủy tương liên hoành ) Ngồi xe cưỡi ngựa, du lịch khắp thiên hạ.
2. (Danh) Chức quan, bậc quan. ◎ Như: "quan hàm" hàm quan, chức hàm. ◇ Tây du kí 西: "Bất tri quan hàm phẩm tòng" (Đệ ngũ hồi) Không biết quan hàm phẩm trật.
3. (Động) Ngậm. ◎ Như: "kết thảo hàm hoàn" kết cỏ ngậm vành (đền ơn trả nghĩa).
4. (Động) Vâng, phụng. ◎ Như: "hàm mệnh" vâng mệnh.
5. (Động) Ôm giữ, chất chứa trong lòng. ◎ Như: "hàm hận" mang hận, "hàm ai" ôm mối bi thương.
6. (Động) Cảm kích, cảm tạ. ◇ Quản Tử : "Pháp lập nhi dân lạc chi, lệnh xuất nhi dân hàm chi" , (Hình thế ) Phép tắc lập nên mà dân vui mừng, mệnh lệnh đưa ra mà dân cảm kích.
7. (Động) Liên tiếp, nối theo nhau. ◇ Thủy hử truyện : "Lương xa thủ vĩ tương hàm" (Đệ bát thập lục hồi) Xe chở lương đầu đuôi nối tiếp nhau.
8. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hàm thiết ngựa.
② Ngậm. Như hàm hoàn ngậm vành. Vâng mệnh mà đi gọi là hàm mệnh . Tục viết là .
③ Hàm. Như quan hàm hàm quan, chức hàm.
④ Nuốt. Như hàm hận nuốt giận, ý nói còn tấm tức trong lòng chưa được hả. Phàm sự gì thuộc về tình không thể quên được đều gọi là hàm. Như hàm ai ngậm thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàm thiếc ngựa;
② Ngậm, tha, cắp: Ngậm vành; Con én tha đất làm tổ. (Ngr) Ngậm hờn, ôm ấp, ấp ủ: Ngậm mối thương đau; Ôm hận suốt đời. Cv. ;
③ Chức hàm: 使 Đại biểu hàm đại sứ; Quân hàm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khớp miệng ngựa, làm thiết ngựa — Ngậm trong miệng — Ôm giữ trong lòng — Vân mệnh — Thứ bậc cao thấp của quan lại thời xưa.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.