điển
diǎn ㄉㄧㄢˇ

điển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chất điển, iôt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nguyên tố hóa học (iodine, I) dùng làm thuốc chụp ảnh, thuốc nhuộm, v.v.

Từ điển Thiều Chửu

① Chất điển (iodine, I) dùng để làm thuốc để chụp ảnh, để nhuộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Indine.
bản
bǎn ㄅㄢˇ

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bản in
2. lần xuất bản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ván, tấm gỗ. § Nay viết là "bản" . ◎ Như: "thiền bản" một tấm gỗ được các thiền sinh thời xưa sử dụng.
2. (Danh) Ván gỗ dùng để ghép lại đắp tường thời xưa. ◎ Như: "bản trúc" ván gỗ đắp tường.
3. (Danh) Thẻ gỗ để viết ngày xưa.
4. (Danh) Hộ tịch (sổ kê khai dân số), đồ tịch (bản đồ đất đai quốc gia). ◇ Luận Ngữ : "Thức phụ bản giả" (Hương đảng ) Vịn vào cây ngang ở trước xe cúi chào người mang bản đồ quốc gia và hộ tịch.
5. (Danh) Bản khắc để in. ◎ Như: "mộc bản" bản gỗ khắc để in.
6. (Danh) Sổ sách, thư tịch.
7. (Danh) Cái hốt của các quan cầm tay ngày xưa.
8. (Danh) Số đặc biệt báo chí hay tạp chí. ◎ Như: "quốc tế bản" .
9. (Danh) Bản bổn. § Một tác phẩm có thể có nhiều hình thức kĩ thuật xuất bản khác nhau. ◎ Như: "Tống bản thư" sách bản nhà Tống.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Trang báo chí. (2) Lần xuất bản. ◎ Như: "giá bổn thư dĩ xuất chí thập nhị bản" cuốn sách này đã xuất bản tới mười hai lần.
11. (Danh) Khu thảo luận theo một chủ đề trên trạm Internet. § Cũng viết là "bản" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ván, cùng nghĩa với chữ bản .
② Bản trúc đắp tường.
③ Thủ bản bản khai lí lịch trình với quan trên.
④ Bản đồ bản đồ kê khai số dân và đất đai.
⑤ Sổ sách.
⑥ Cái hốt.
⑦ Tám thước gọi là một bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bản để in: Bản kẽm;
② Xuất bản: ) Bản in lần thứ nhất; Tái bản, in lại;
③ Trang: Tin đăng ở trang đầu;
④ Phim chụp ảnh: Sửa phim ảnh;
⑤ Khung gỗ;
⑥ (văn) Ván (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Sổ sách;
⑧ (văn) Cái hốt;
⑨ (cũ) Bản (đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm gỗ mỏng, tấm ván. Như chữ Bản — Tấm gỗ ghép lại để đắp tường. Xem Bản trúc — Chỉ chung sách vở.

Từ ghép 22

bố, phố
bù ㄅㄨˋ

bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. dọa nạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ hãi, khiếp. ◎ Như: "khủng phố" sợ hãi. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô phố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Động) Dọa nạt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ cước gia cảnh, phố cẩu tự lạc" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Lấy chân chặn cổ, dọa nạt chó mà chơi.
3. § Ta quen đọc là "bố".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ, sợ hãi, khiếp: Đáng sợ; Khủng bố trắng;
② Dọa nạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kinh hoàng, sợ hãi.

Từ ghép 2

phố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. dọa nạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ hãi, khiếp. ◎ Như: "khủng phố" sợ hãi. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô phố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Động) Dọa nạt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ cước gia cảnh, phố cẩu tự lạc" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Lấy chân chặn cổ, dọa nạt chó mà chơi.
3. § Ta quen đọc là "bố".

Từ điển Thiều Chửu

① Hãi. Sợ hãi cuống quýt lên gọi là khủng phố .
② Dọa nạt.
ám, âm
àn ㄚㄋˋ

ám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tối, thiếu ánh sáng. ◎ Như: "u ám" mờ tối.
2. (Tính) Ngầm, thầm, kín đáo, không minh bạch. ◎ Như: "ám hiệu" hiệu ngầm (không cho người ngoài cuộc biết), "ám sự" việc mờ ám. ◇ Lâm Bô : "Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn" (San viên tiểu mai ) Mùi thơm kín đáo (của hoa mai) thoảng đưa dưới trăng hoàng hôn.
3. (Tính) Không hiểu, hôn muội, mù quáng. § Thông "ám" . ◎ Như: "mê ám" mông muội, ngu muội, đầu óc mờ mịt không biết gì, "kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám" , nghe nhiều mặt thì sáng, tin một chiều thì quáng.
4. (Phó) Ngầm, lén, bí mật. ◎ Như: "ám sát" giết ngầm, "ám chỉ" trỏ ngầm, ngầm cho người khác biết ý riêng của mình.
5. (Danh) Họ "Ám".

Từ điển Thiều Chửu

① Tối, trí thức kém cỏi cũng gọi là ám.
② Ngầm, như ám sát giết ngầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tối, tối tăm, mờ, thiếu ánh sáng: Buồng này tối quá;
② Bí mật, kín, ngầm, thầm: Trong bụng mừng thầm;
③ Mờ ám, ám muội, quáng: Nghe nhiều mặt thì sáng, tin một chiều thì quáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời không chiếu sáng — Tối tăm, thiếu ánh sáng — Không rõ ràng, khó hiểu, đáng nghi ngờ — Dấu, không cho người khác biết.

Từ ghép 67

âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bóng tối, âm

Từ ghép 4

sa, tha
chuài ㄔㄨㄞˋ, cuō ㄘㄨㄛ

sa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lỡ thời, lần lữa. ◎ Như: "tha đà" lần lữa. ◇ Nguyễn Du : "Tha đà lão tự kinh" (Quế Lâm công quán ) Lần lữa thấy cảnh già giật mình kinh sợ.
2. (Động) Đi qua, vượt qua. ◇ Hứa Hồn : "Hành tận thanh khê nhật dĩ tha, Vân dong san ảnh thủy tha nga" , (Tương độ cố thành hồ ) Đến tận khe xanh ngày đã qua, Dáng mây bóng núi nước cao xa.
3. (Động) Sai lầm. ◇ Dương Hùng : "Nhật nguyệt sảng tha" (Tịnh châu châm ) Ngày tháng lầm lỡ.
4. (Động) Vấp ngã. ◎ Như: "tha điệt" vấp ngã.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "sa".

Từ điển Thiều Chửu

① Sai lầm.
② Tha đà lần lữa. Xem lại chữ đà .
③ Tha điệt vấp ngã. Ta quen đọc là chữ sa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sai lầm;
② Lần lữa (thời gian). 【】 sa đà [cuotuó] Để (thời gian) trôi qua, bỏ phí mất (thời gian): Ngày tháng trôi qua; Bỏ phí mất nửa đời người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sảy chân. Trợt chân — Sai lầm — Cũng đọc Tha.

Từ ghép 2

tha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sai lầm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lỡ thời, lần lữa. ◎ Như: "tha đà" lần lữa. ◇ Nguyễn Du : "Tha đà lão tự kinh" (Quế Lâm công quán ) Lần lữa thấy cảnh già giật mình kinh sợ.
2. (Động) Đi qua, vượt qua. ◇ Hứa Hồn : "Hành tận thanh khê nhật dĩ tha, Vân dong san ảnh thủy tha nga" , (Tương độ cố thành hồ ) Đến tận khe xanh ngày đã qua, Dáng mây bóng núi nước cao xa.
3. (Động) Sai lầm. ◇ Dương Hùng : "Nhật nguyệt sảng tha" (Tịnh châu châm ) Ngày tháng lầm lỡ.
4. (Động) Vấp ngã. ◎ Như: "tha điệt" vấp ngã.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "sa".

Từ điển Thiều Chửu

① Sai lầm.
② Tha đà lần lữa. Xem lại chữ đà .
③ Tha điệt vấp ngã. Ta quen đọc là chữ sa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sai lầm;
② Lần lữa (thời gian). 【】 sa đà [cuotuó] Để (thời gian) trôi qua, bỏ phí mất (thời gian): Ngày tháng trôi qua; Bỏ phí mất nửa đời người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trượt chân — Sai lầm, lầm lỡ.

Từ ghép 1

diêm, thiềm
yán ㄧㄢˊ

diêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mái hiên, mái nhà
2. vành mũ, diềm mũ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mái hiên nhà. ◇ Trần Nhân Tông : "Họa đường diêm ảnh mộ vân phi" (Xuân cảnh ) Bóng hiên nhà vẽ mây chiều bay.
2. (Danh) Vành. ◎ Như: "mạo diêm" diêm mũ, vành mũ, "tán diêm" mái dù.
3. Cũng đọc là "thiềm".
4. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Mái nhà.
② Cái diềm, vành, như mạo diêm diềm mũ, vành mũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Diêm .

thiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mái hiên, mái nhà
2. vành mũ, diềm mũ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mái hiên nhà. ◇ Trần Nhân Tông : "Họa đường diêm ảnh mộ vân phi" (Xuân cảnh ) Bóng hiên nhà vẽ mây chiều bay.
2. (Danh) Vành. ◎ Như: "mạo diêm" diêm mũ, vành mũ, "tán diêm" mái dù.
3. Cũng đọc là "thiềm".
4. § Cũng viết là .

Từ ghép 1

tràng, trường
cháng ㄔㄤˊ, chǎng ㄔㄤˇ

tràng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ ghép 4

trường

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vùng
2. cái sân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất để tế thần. Cũng đọc Tràng. Td: Đàn tràng — Chỗ đất dành riêng để dùng vào việc gì. Td: Trường thi — Nơi tụ họp đông đảo. Td: Hý trường — Nơi. Chỗ. Td: Chiến trường — Chỗ đua chen. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục « — Chỉ nơi để học tập, thi cử. Td: Trường quy — Cũng đọc Tràng.

Từ ghép 33

họa, hoạch
huà ㄏㄨㄚˋ

họa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẽ
2. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vẽ. ◎ Như: "họa nhất phúc phong cảnh" vẽ một bức tranh phong cảnh.
2. (Danh) Bức tranh vẽ. ◎ Như: "san thủy họa" tranh sơn thủy. ◇ Tô Thức : "Giang san như họa, nhất thì đa thiểu hào kiệt" , (Niệm nô kiều , Đại giang đông khứ từ ) Non sông như tranh vẽ, bao nhiêu hào kiệt một thời.
3. Một âm là "hoạch". (Động) Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi. ◎ Như: "phân cương hoạch giới" vạch chia bờ cõi.
4. (Động) Ngừng lại, kết thúc, đình chỉ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch" , , (Ung dã ) Kẻ không đủ sức, (đi được) nửa đường thì bỏ, còn anh (không phải là không đủ sức), anh tự ngừng lại.
5. (Động) Trù tính. § Thông "hoạch" . ◎ Như: "mưu hoạch" mưu tính.
6. (Danh) Nét (trong chữ Hán). ◎ Như: "á giá cá tự hữu bát hoạch" chữ có tám nét.
7. (Danh) Họ "Hoạch".
8. (Phó) Rõ ràng, ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh tề hoạch nhất" chỉnh tề ngay ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạch, vẽ. Bức tranh vẽ cũng gọi là họa.
② Một âm là hoạch. Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi gọi là hoạch, như phân cương hoạch giới vạch chia bờ cõi.
③ Ngăn trở, như hoạch địa tự hạn vạch đất tự ngăn, ý nói học vấn không cầu tiến bộ hơn, được chút đỉnh đã cho là đầy đủ.
④ Mưu kế, như mưu hoạch , kế hoạch , v.v.
⑤ Nét, nét ngang của chữ gọi là hoạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, họa: Một bức tranh, một bức họa;
② Vẽ: Vẽ tranh;
③ Nét: "" Chữ "nhân" có 2 nét;
④ Như [huà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hình ảnh — Vẽ ra. Vẽ thành hình ảnh — Một âm là Hoạch. Xem Hoạch.

Từ ghép 36

hoạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dùng dao rạch ra
2. vạch ra, phân chia
3. nét ngang
4. bàn tính, hoạch định
5. chèo thuyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vẽ. ◎ Như: "họa nhất phúc phong cảnh" vẽ một bức tranh phong cảnh.
2. (Danh) Bức tranh vẽ. ◎ Như: "san thủy họa" tranh sơn thủy. ◇ Tô Thức : "Giang san như họa, nhất thì đa thiểu hào kiệt" , (Niệm nô kiều , Đại giang đông khứ từ ) Non sông như tranh vẽ, bao nhiêu hào kiệt một thời.
3. Một âm là "hoạch". (Động) Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi. ◎ Như: "phân cương hoạch giới" vạch chia bờ cõi.
4. (Động) Ngừng lại, kết thúc, đình chỉ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch" , , (Ung dã ) Kẻ không đủ sức, (đi được) nửa đường thì bỏ, còn anh (không phải là không đủ sức), anh tự ngừng lại.
5. (Động) Trù tính. § Thông "hoạch" . ◎ Như: "mưu hoạch" mưu tính.
6. (Danh) Nét (trong chữ Hán). ◎ Như: "á giá cá tự hữu bát hoạch" chữ có tám nét.
7. (Danh) Họ "Hoạch".
8. (Phó) Rõ ràng, ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh tề hoạch nhất" chỉnh tề ngay ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạch, vẽ. Bức tranh vẽ cũng gọi là họa.
② Một âm là hoạch. Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi gọi là hoạch, như phân cương hoạch giới vạch chia bờ cõi.
③ Ngăn trở, như hoạch địa tự hạn vạch đất tự ngăn, ý nói học vấn không cầu tiến bộ hơn, được chút đỉnh đã cho là đầy đủ.
④ Mưu kế, như mưu hoạch , kế hoạch , v.v.
⑤ Nét, nét ngang của chữ gọi là hoạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nét vạch, nét chữ, Trong chữ Trung Hoa, mỗi nét gọi là một Hoạch — Chia vạch ra — Giới hạn. Ranh giới — Tính toán sắp đặt. Chẳng hạn. Kế hoạch — Một âm là Họa. Xem Họa.

Từ ghép 10

đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẽ
2. mưu toan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tranh vẽ. ◎ Như: "đồ họa" tranh vẽ, "địa đồ" tranh vẽ hình đất, "bản đồ" bản vẽ hình thể đất nước.
2. (Danh) Cương vực, lãnh thổ. ◎ Như: "bản đồ liêu khoát, địa đại vật bác" , cương vực rộng lớn, đất to vật nhiều.
3. (Danh) Ý muốn, tham vọng. ◇ Nguyễn Du : "Lưu thủy phù vân thất bá đồ" (Sở vọng ) Nước trôi mây nổi, sạch hết mưu đồ làm bá làm vua.
4. (Động) Vẽ, hội họa. ◇ Tây du kí 西: "Ngã kí đắc tha đích mô dạng, tằng tương tha sư đồ họa liễu nhất cá ảnh, đồ liễu nhất cá hình, nhĩ khả nã khứ" , , , (Đệ tam thập nhị hồi) Tôi đã nhớ được hình dáng của họ rồi, tôi sẽ vẽ ra thầy trò họ ảnh từng người, hình từng kẻ, để mi mang đi.
5. (Động) Toan mưu, suy tính. ◎ Như: "hi đồ" toan mong, "đồ mưu" toan mưu. ◇ Chiến quốc sách : "Nguyện đại vương đồ chi" (Chu sách nhất ) Xin đại vương suy tính cho.
6. (Động) Nắm lấy, chiếm lấy. ◇ Chiến quốc sách : "Hàn, Ngụy tòng, nhi thiên hạ khả đồ dã" , , (Tần sách tứ ) Nước Hàn, nước Ngụy theo ta, thì có thể lấy được thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tranh vẽ, như đồ họa tranh vẽ, địa đồ tranh vẽ hình đất.
② Toan mưu, như hi đồ toan mong, đồ mưu toan mưu, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình vẽ, tranh vẽ, bức vẽ, bản vẽ: Địa đồ, bản đồ; Vẽ bản đồ, lập bản vẽ;
② Mưu cầu, kế hoạch: Không cầu danh lợi; Mưu kế tốt; Kế hoạch vĩ đại (to lớn);
③ Nhằm, định làm, mưu đồ, mưu toan: Chỉ mưu cầu lợi lộc, chỉ biết mưu lợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu tính, sắp đặt. Chẳng hạn Mưu đồ — Bức vẽ hình dáng người hay vật.

Từ ghép 37

đàn
tán ㄊㄢˊ

đàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

đàn cúng tế

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất bằng phẳng đắp cao để cúng tế. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng ki hoàng hạc thướng tiên đàn" (Mộng sơn trung ) Mơ thấy cưỡi hạc vàng bay lên đàn tiên.
2. (Danh) Đài, bệ. ◎ Như: "hoa đàn" đài trồng hoa.
3. (Danh) Cơ sở, nền móng.
4. (Danh) Giới, đoàn thể (cùng hoạt động về một bộ môn, một ngành). ◎ Như: "văn đàn" giới văn chương, làng văn, "ảnh đàn" giới điện ảnh.
5. (Động) Dựng đàn để cúng tế.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đàn. Chọn chỗ đất bằng phẳng đắp đất để cúng tế gọi là đàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đàn tế (thời xưa): Đàn tế trời, Thiên đàn;
② Chỉ giới văn nghệ, giới thể dục thể thao...: Văn đàn, làng văn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất đắp cho cao lên — Chỗ để đứng nói chuyện ( chẳng hạn Diễn đàn ) hoặc tế lễ ( Lễ đàn ).

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.