Từ điển trích dẫn

1. Bia đá, đầu vuông gọi là "bi" , đầu tròn gọi là "kiệt" . § Về sau thường dùng chỉ bia đá không phân biệt. ◇ Đỗ Phủ : "Thanh hùynh tuyết lĩnh đông, Bi kiệt cựu chế tồn" , (Tặng thục tăng lư khâu sư huynh ).
2. Riêng chỉ đá khắc đặt trước mộ.
3. Mượn chỉ tiêu chí có ý nghĩa để ghi nhớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những loại bia có khắc chữ ( bia vuông gọi là Bi, tròn là Kệ ).

thanh đạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

thanh đạm

Từ điển trích dẫn

1. Thanh cao, đạm bạc. ◇ Nam sử : "Tống Minh Đế mỗi kiến Tự, triếp thán kì thanh đạm" , (Trương Tự truyện ).
2. Trong sáng, điềm đạm. ◇ Trần Hộc : "Triệu Thúc Linh) hữu thi tập sổ thập thiên, nhàn nhã thanh đạm, bất tác vãn Đường thể, tự thành nhất gia" (), , , (Kì cựu tục văn , Quyển bát).
3. Nhạt, không nồng đậm (màu sắc, khí vị...). ◇ Thạch Diên Niên : "Liễu sắc đê mê tiên tác ám, Thủy quang thanh đạm khước sanh hàn" , (Xuân âm ).
4. Bình đạm. ◇ Lí Ngư : "Khúc kí phân xướng, thân đoạn tức khả phân tố, thị thanh đạm chi nội, nguyên hữu ba lan" , , , (Nhàn tình ngẫu kí , Thụ khúc ).
5. Thanh tĩnh, yên tĩnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn như kim xướng thậm ma? Tài cương bát xích "Bát nghĩa" náo đích ngã đầu đông, cha môn thanh đạm ta hảo" ? "", (Đệ ngũ thập tứ hồi).
6. Nhạt, không mặn không béo (thức ăn). ◇ Trương Ninh : "Bình sanh bất kinh thường ngũ vị phong du chi vật, thanh đạm an toàn, sở dĩ trí thọ" , , (Phương Châu tạp ngôn ).
7. Thanh bạch, nghèo nàn.
8. Ế ẩm, tiêu điều (buôn bán, công việc làm ăn, kinh tế, ...). ◎ Như: "sanh ý thanh đạm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong sạch mà nhạt nhẽo, chỉ cuộc sống nghèo mà trong sạch, hoặc đồ ăn tầm thường. Cung oán ngâm khúc : » Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon «.
huyền
xián ㄒㄧㄢˊ

huyền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dây đàn, dây cung
2. trăng non

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây cung. ◇ Sử Kí : "Độ bất trúng bất phát, phát tức ứng huyền nhi đảo" , (Lí tướng quân truyện ) Liệu không trúng thì không bắn, (hễ đã) bắn tức thì ngay (lúc buông) dây cung là (giặc) té nhào.
2. (Danh) Dây đàn. ◎ Như: "tranh huyền" dây đàn tranh.
3. (Danh) Đàn (nhạc khí dùng dây tơ căng để gảy hay kéo cho kêu, nay thường dùng chữ "huyền" ). ◎ Như: "huyền ca bất xuyết" đàn ca không ngừng.
4. (Danh) Tuần huyền. § Lúc mặt trăng mới hiện nên nửa hình như cái cung nên gọi là "huyền". Lịch ta chia ngày 7, 8 là "thượng huyền" , ngày 22, 23 là "hạ huyền" .
5. (Danh) Cạnh huyền (trong một tam giác vuông, cạnh huyền đối diện với góc vuông).
6. (Danh) Cung. § Trong môn hình học, "huyền" là một đoạn của vòng tròn.
7. (Danh) Mạch huyền. § Sách thuốc nói xem mạch thấy mạch chạy găng mà mau như thể dương cung gọi là mạch huyền.
8. (Danh) Chỉ người vợ. § Cổ nhân ví vợ chồng như đàn cầm, đàn sắt, cho nên góa vợ gọi là "đoạn huyền" , lấy vợ kế gọi là "tục huyền" .
9. (Động) Gảy đàn. ◇ Trang Tử : "Thượng lậu hạ thấp, khuông tọa nhi huyền" , (Nhượng vương ) Trên dột dưới ướt, ngồi ngay ngắn mà gảy đàn.
10. (Động) Uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Huyền mộc vi hồ, diệm mộc vi thỉ" , (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cung, đẽo gỗ làm tên.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây cung.
② Ðàn, một thứ âm nhạc lấy tơ căng để gảy hay kéo cho kêu, nay thường dùng chữ huyền .
③ Tuần huyền, lúc mặt trăng mới hiện nên nửa hình như cái cung nên gọi là huyền. Lịch ta chia ngày 7, 8 là thượng huyền , ngày 22, 23 là hạ huyền
④ Mạch huyền. Sách thuốc nói xem mạch thấy mạch chạy găng mà mau như thể dương cung gọi là mạch huyền.
⑤ Cổ nhân ví vợ chồng như đàn cầm, đàn sắt, cho nên góa vợ gọi là đoạn huyền , lấy vợ kế gọi là tục huyền .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dây cung, dây nỏ;
② Trăng khuyết: Trăng thượng huyền;
③ (toán) Huyền (cạnh đối diện với góc vuông trong một tam giác vuông);
④ (toán) Cung (một phần của đường tròn);
⑤ Dây đàn;
⑥ Dây cót (đồng hồ);
⑦ Tuần huyền (tuần trăng đầu hoặc cuối của tháng Âm lịch): Trăng hạ huyền (ngày 22 và 23 Âm lịch); Trăng thượng huyền (ngày 7 và 8 Âm lịch);
⑧ (y) Mạch huyền (mạch chạy găng và mau giống như giương cung).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây cung — Dây đàn — Một cung, danh từ toán học, chỉ một đoạn của đường tròn.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Đa chủng, đa dạng. ◎ Như: "hiện đại xã hội trung, gia đình hình thái dĩ phi thường đa nguyên" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chim én và chim sẻ, hai loài chim nhỏ bé. Chỉ hạng người chí khí tầm thường.

Từ điển trích dẫn

1. Tòa nhà trắng, tên gọi dinh tổng thống Hoa Kì (The White House) ở Washington. Sau thường mượn chỉ nhà cầm quyền Mĩ quốc.

chỉnh tề

phồn thể

Từ điển phổ thông

chỉnh tề, ngay ngắn gọn gàng, xếp đều đặn

Từ điển trích dẫn

1. Có trật tự, ngay ngắn.
2. Làm cho có thứ tự, ngay ngắn; sắp đặt, chỉnh lí, điều chỉnh. ◇ Sử Kí : "Dư sở vị thuật cố sự, chỉnh tề kì thế truyền, phi sở vị tác dã, nhi quân bỉ chi ư Xuân Thu, mậu hĩ" , , , , (Thái sử công tự tự ) Cái tôi gọi là thuật lại chuyện cũ, sắp đặt những tài liệu truyền lại từ các đời, không phải là sáng tác, thế mà ông đem sánh với kinh Xuân Thu thì ông thật là lầm rồi!
3. Ngay thẳng, đoan chính. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Cao Tán kiến nữ nhi nhân vật chỉnh tề, thả hựu thông minh, bất khẳng tương tha phối cá bình đẳng chi nhân" , , (Tiền tú tài thác chiếm phụng hoàng trù ) Cao Tán thấy phong cách con gái đoan chính, lại thêm thông minh, không chịu đem con gả cho người tầm thường.
4. Đầy đủ, sẵn sàng. ◎ Như: "tài liệu chỉnh tề" tài liệu đầy đủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉnh là ngay ngắn. Tề là không so le.

Từ điển trích dẫn

1. Hèn chi, thảo nào, chẳng lạ gì. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quái đạo ngã thường lộng bổn cựu thi, thâu không nhi khán nhất lưỡng thủ, hựu hữu đối đích cực công đích, hựu hữu bất đối đích" , , , (Đệ tứ thập bát hồi) Hèn chi, em thường lấy quyền thơ cũ ra, khi nào rảnh xem mấy bài, có câu đối nhau rất khéo, có câu lại không đối.
2. ☆ Tương tự: "quái đắc" , "quái để" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng suốt mau hiểu. Như Thông minh. Đoạn trường tân thanh : » Thấy nàng thông tuệ khác thường «.

khể kích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bao đựng kích
2. cái kích có buộc dải lụa (khi các quan xuất hành, thường có khể kích đi đằng trước)

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.