cúc
jū ㄐㄩ, jú ㄐㄩˊ, qū ㄑㄩ

cúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xét hỏi kỹ càng
2. khốn cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xét hỏi, thẩm vấn. ◇ Liêu trai chí dị : "Tôn Công, vi Đức Châu tể, cúc nhất kì án" , , (Tân lang ) Tôn Công, làm quan tể ở Đức Châu, có xét xử một vụ án lạ lùng.
2. (Tính) Cùng khốn.
3. (Danh) Họ "Cúc".

Từ điển Thiều Chửu

① Xét hỏi kĩ càng. Tra tù cho tỏ hết tội tình gọi là cúc.
② Cùng khốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xét hỏi tội nhân;
② Cùng khốn cực kì.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét tội để trừng phạt, như chữ Cúc

Từ ghép 1

kha
kē ㄎㄜ, kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

kha

phồn thể

Từ điển phổ thông

trục xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai đầu gỗ tiếp nối trục xe.
2. (Danh) Cán búa. § Thông "kha" .
3. (Danh) Họ "Kha".
4. (Tính) "Khảm kha" : xem "khảm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trục xe.
② Xe đi không được yên ổn gọi là khảm kha . Vì thế nên người gặp lắm sự trắc trở, không được thỏa chí cũng gọi là khảm kha trắc trở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Một loại xe thời xưa; Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Kha trong Khảm kha .

Từ ghép 2

nghi
yí ㄧˊ

nghi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dáng bên ngoài
2. lễ nghi, nghi thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phép tắc, tiêu chuẩn. ◇ Tam quốc chí : "Gia Cát Lượng chi vi tướng quốc dã, phủ bách tính, thị nghi quỹ" , , (Gia Cát Lượng truyện ) Gia Cát Lượng làm tướng quốc, vỗ về trăm họ, nêu rõ phép tắc.
2. (Danh) Gương mẫu, khuôn mẫu. ◇ Tuân Tử : "Thượng giả, hạ chi nghi dã" , (Chánh luận ) Bậc người trên là gương mẫu cho người dưới.
3. (Danh) Lễ tiết, hình thức. ◎ Như: "lễ nghi" , "nghi thức" .
4. (Danh) Dáng vẻ, dung mạo. ◎ Như: "uy nghi" dáng vẻ nghiêm trang oai vệ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đào Khiêm kiến Huyền Đức nghi biểu hiên ngang, ngữ ngôn khoát đạt, tâm trung đại hỉ" , , (Đệ thập nhất hồi) Đào Khiêm thấy (Lưu) Huyền Đức dáng vẻ hiên ngang, nói năng khoát đạt, trong bụng rất mừng rỡ.
5. (Danh) Lễ vật, quà mừng. ◎ Như: "hạ nghi" đồ lễ mừng, "tạ nghi" quà tạ ơn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu nhất diện khiển nhân hồi khứ, tương tự kỉ cựu nhật tác đích lưỡng sắc châm tuyến hoạt kế thủ lai, vi Bảo Thoa sanh thần chi nghi" , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Lại một mặt sai người về nhà, lấy bức thêu do tự mình làm hồi trước, sang làm quà mừng sinh nhật Bảo Thoa.
6. (Danh) Khí cụ để ghi, máy ghi, máy đo lường. ◎ Như: "địa chấn nghi" máy ghi địa chấn.
7. (Động) Hướng theo, ngưỡng mộ.
8. (Động) Bắt chước.
9. (Động) Sánh đôi, xứng đôi, phối ngẫu.

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng, như uy nghi có cái dáng nghiêm trang đáng sợ.
② Làm mẫu, làm phép, như nghi khí đồ để cho người bắt chước.
③ Ðồ lễ, hạ nghi đồ lễ mừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vẻ, dáng, dáng điệu, phong thái;
② Nghi thức, lễ nghi: Chào theo nghi thức;
③ Lễ vật, đồ lễ: Đồ lễ chúc mừng;
④ Nghi khí, dụng cụ, máy: Máy ghi địa chấn;
⑤ [Yí] (Họ) Nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc, khuôn mẫu để mọi người theo — Tốt đẹp — Hình thức tốt đẹp bên ngoài để tỏ cái lễ — Đồ vật đem biếu để tỏ cái lễ, tức lễ vật ( dùng trong Bạch thoại ) — Vẻ mặt.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Rèn luyện thân tâm, hàm dưỡng đức tính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa mình. Ca dao: » Làm trai quyết chí tu thân, Công danh chớ vội nợ nần chớ lo «.
hạp
hé ㄏㄜˊ, kě ㄎㄜˇ

hạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, sao chẳng (câu hỏi)
2. cánh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Biểu thị nghi vấn: sao? ◇ Tô Thức : "Hoa khai tửu mĩ hạp ngôn quy?" (Nhâm dần , hữu hoài Tử Do ) Hoa nở rượu ngon, sao nói đi về?
2. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao chẳng? ◇ Luận Ngữ : "Hạp các ngôn nhĩ chí?" (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
3. (Động) Họp, hợp. ◇ Dịch Kinh : "Vật nghi, bằng hạp trâm" , (Dự quái ) Đừng nghi ngờ, các bạn bè sẽ mau lại họp đông.
4. (Danh) Họ "Hạp".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao? Sao chẳng? như Hạp các ngôn nhĩ chí? (Luận Ngữ ) sao chẳng nói ý chí của các anh (cho ta nghe)?
② Hợp. Dịch Kinh , quẻ Dự : Vật nghi, bằng hạp trâm đừng nghi ngờ, các bạn thanh khí sẽ lại giúp.
③ Cánh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sao chẳng (hợp âm của ): ? Sao chẳng đến mà xem?; ? Mỗi người sao không nói lên chí mình? (Luận ngữ); ? Sao chẳng san các kinh in ra để truyền dạy cho người đời sau? (Trần Thái Tông: Thiền tông chỉ nam tự);
② Hợp lại;
③ Cánh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao chẳng, sao không — Tại sao, thế nào — Dùng như chữ Hợp .

bôn tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi vội, chạy vội
2. chạy vạy, chạy việc

Từ điển trích dẫn

1. Chạy nhanh, chạy vội vàng. ◇ Liêu trai chí dị : "Nga khoảnh nguyệt minh huy thất, quang giám hào mang. Chư môn nhân hoàn thính bôn tẩu" , . (Lao san đạo sĩ ) Phút chốc, ánh trăng rọi nhà, sáng rõ từng chân tơ, kẽ tóc. Ðám học trò chạy quanh hầu hạ.
2. Chạy vạy bôn ba, nhọc nhằn vì việc gì.
3. Chạy trốn, đào tẩu. ◇ Bắc sử : "Trảm thủ vạn dư cấp, dư chúng bôn tẩu, đầu Thấm thủy tử, thủy vi bất lưu" , , , (Thúc Tôn Kiến truyện ) Chặt đầu hơn một vạn cái, quân còn lại chạy trốn, nhảy xuống sông Thấm chết, sông nghẽn không chảy nữa.
4. Xu phụ, nghênh hợp. ◇ Trần Khang Kì : "Nhất thì bôn tẩu thanh khí giả, toại tiên kì phúc thấu ư kì môn, tràng ốc trung đa hãnh tiến giả" , , (Lang tiềm kỉ văn , Quyển tam).
5. Sai khiến, khu sử. ◇ Lão tàn du kí : "Đại ước tha chỉ yêu chiêu thập danh tiểu đội, cung bôn tẩu chi dịch" , (Đệ thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Bôn ba .
đoát, đốt
duō ㄉㄨㄛ

đoát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ôi chao, than ôi (thán từ)
2. tiếng quát tháo

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt đốt ối chao! tiếng kinh sợ.
② Một âm là đoát. Tiếng quát tháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rõ khỉ, ôi chao, thôi đi!;
② (văn) (thanh) Tiếng quát tháo.

đốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ôi chao, than ôi (thán từ)
2. tiếng quát tháo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quát tháo, la mắng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ẩu đốt chi viết: Như thử vọng ngôn, tự đương trập tống lệnh doãn" : , (Cát Cân ) Bà lão mắng lớn: Nói nhảm (như thế), ta cho bắt trói đưa đến quan lệnh doãn (bây giờ).
2. (Thán) Tiếng la, tiếng quát tháo. ◇ Sử Kí : "Quách Xá Nhân tật ngôn mạ chi viết: Đốt! Lão nữ tử! Hà bất tật hành" : ! ! (Hoạt kê truyện , Quách Xá Nhân truyện ) Quách Xá Nhân lớn tiếng mắng: Ô kìa! Cái mụ già này! Sao không đi nhanh lên.
3. (Thán) Biểu thị thương xót. ◇ Hán Thư : "Đốt! Thiếu Khanh lương khổ" (Lí Quảng truyện ) Ôi! Thiếu Khanh khổ thật.
4. (Thán) Biểu thị kinh sợ. ◎ Như: "đốt đốt" ối chao! ◇ Nguyễn Trãi : "Sầu lai đốt đốt mạn thư không" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Sầu đến, viết mấy chữ "đốt đốt" lên không. § Ghi chú: Ân Hạo nhà Tấn bị cách chức, ngày ngày giơ tay viết lên không mấy chữ "đốt đốt quái sự" , như người mất trí, biểu hiệu nỗi kinh hãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt đốt ối chao! tiếng kinh sợ.
② Một âm là đoát. Tiếng quát tháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rõ khỉ, ôi chao, thôi đi!;
② (văn) (thanh) Tiếng quát tháo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kêu to. La lớn — Tiếng la hét.
ích
yì ㄧˋ

ích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thêm nhiều lên
2. ích lợi
3. châu Ích (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thêm lên, tăng gia. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiểu giảm, tắc dĩ khê thủy quán ích chi" , (Phiên Phiên ) (Nếu bình) cạn đi một chút, thì lấy nước suối đổ thêm vô.
2. (Động) Giúp. ◎ Như: "trợ ích" giúp đỡ.
3. (Tính) Giàu có.
4. (Tính) Có lợi. ◎ Như: "ích hữu" bạn có ích cho ta.
5. (Phó) Càng. ◇ Mạnh Tử : "Như thủy ích thâm" (Lương Huệ Vương hạ ) Như nước càng sâu.
6. (Danh) Châu "Ích" (tên đất).
7. (Danh) Họ "Ích".

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm lên, phàm cái gì có tiến bộ hơn đều gọi là ích.
② Châu Ích (tên đất).
③ Giàu có.
④ Lợi ích.
⑤ Giúp.
⑥ Càng, như như thủy ích thâm (Mạnh Tử ) như nước càng sâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tăng, thêm, tăng thêm: Thêm tuổi thọ; Theo con đường học thì ngày một tăng thêm, theo con đường đạo thì ngày một giảm bớt đi (Lão tử);
② Ích, lợi ích: Lợi ích, bổ ích; Bổ ích thêm;
③ (văn) Giàu có;
④ (văn) Giúp;
⑤ Càng: Già nên càng thêm mạnh (Vương Bột: Đằng vương các tự); Sĩ khí nhờ đó càng thêm tăng (Bình Ngô đại cáo);
⑥ [Yì] Tên đất;
⑦ [Yì] (Họ) Ích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Phong phú — Có lợi — Tăng thêm — Giúp đỡ — Càng thêm — Tên một đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 24 lạng ta — Tên một quẻ bói, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Tốn.

Từ ghép 29

Từ điển trích dẫn

1. Cõi đời, cõi người ta. ◇ Liêu trai chí dị : "Thử nhi phúc tướng, phóng giáo nhập trần hoàn, vô ưu chí đài các" , , (Phiên Phiên ) Thằng bé này có phúc tướng, cứ thả cho nó vào cõi trần, chả lo gì không làm nên quan lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Trần gian , Trần giới .
bại
bài ㄅㄞˋ

bại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hỏng, đổ nát
2. thua, thất bại
3. phá
4. ôi, thối, úa, héo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thua trận. ◇ Sử Kí : "Chí Bành Thành, Hán binh bại tán nhi hoàn" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đến Bành Thành, quân của Hán bị đánh bại, tan tác trở về.
2. (Động) Chiến thắng. ◇ Sử Kí : "Ngô bại Việt vương Câu Tiễn Cối Kê" (Khổng Tử thế gia ) Nước Ngô đánh bại vua Việt là Câu Tiễn ở Cối Kê.
3. (Động) Suy sụp. ◎ Như: "gia bại nhân vong" gia đình suy lạc người mất.
4. (Động) Hư, thối, rữa, nát. ◇ Luận Ngữ : "Ngư nỗi nhi nhục bại bất thực" (Hương đảng ) Cá ươn, thịt thối chẳng ăn.
5. (Động) Giải trừ, tiêu trừ. ◎ Như: "bại độc" tiêu độc, "bại hỏa" giải nhiệt.
6. (Tính) Tàn, rụng. ◎ Như: "khô chi bại diệp" cành khô lá rụng.
7. (Tính) Nghiêng đổ, hư hỏng. ◎ Như: "bại bích" vách đổ.
8. (Danh) Việc không thành. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.

Từ điển Thiều Chửu

① Hỏng, đổ nát, như vong quốc bại gia làm mất nước nát nhà. Ðứa con làm hỏng nhà gọi là bại tử , nhục bại thịt đã thiu thối, bại diệp lá rụng, v.v.
② Nghiêng đổ, như bại bích vách đổ.
③ Thua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thua, bại: Thua liểng xiểng;
② Đánh thắng, đánh bại: Đánh bại quân xâm lược;
③ Hỏng, đổ nát: Thất bại; Việc này có thể hỏng trong tay anh ta; Thân bại danh liệt; Nước mất nhà tan;
④ Tàn, rụng: Hoa tàn; Lá rụng;
⑤ (văn) Nghiêng đổ: Vách đổ;
⑥ Giải, tiêu, tống, trừ, hạ: Tiêu độc, tống độc; Giải nhiệt, hạ nhiệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thua. Thua trận — Hư hỏng, không dùng được.

Từ ghép 46

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.