nghễ
nì ㄋㄧˋ

nghễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nghé trông, liếc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghé trông, liếc. ◇ Liêu trai chí dị : "Văn bộ lí thanh, nghễ chi, kiến nhị nữ tự phòng trung xuất" , , (Tiểu Tạ ) Nghe tiếng giày bước, liếc mắt, thấy hai cô gái từ trong phòng đi ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghé trông, liếc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nghé trông, liếc mắt, liếc nhìn. Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xéo, nhìn nghiêng. Hiếng mắt mà nhìn.

Từ ghép 2

diểu, liểu, yểu
yǎo ㄧㄠˇ

diểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ ghép 1

liểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

yểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn ra xa, viễn vọng.
2. (Tính) Sâu xa, sâu thẳm.
3. (Tính) "Yểu nhiên" : (1) Trướng nhiên, bâng khuâng, buồn bã. ◇ Trang Tử : "Yểu nhiên táng kì thiên hạ yên" (Tiêu dao du ) (Vua Nghiêu) bâng khuâng quên mất thiên hạ của mình. (2) Sâu xa.
4. (Phó) U tĩnh, trầm tịch. ◇ Lí Bạch : "Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ, Biệt hữu thiên địa phi nhân gian" , (San trung vấn đáp ) Hoa đào theo dòng nước âm thầm lặng lẽ trôi đi mất, Chẳng còn trời đất với nhân gian.

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu thẳm.
② Yểu nhiên trướng nhiên, bâng khuâng, buồn bã. Trang Tử : Yểu nhiên táng kì thiên hạ yên (Tiêu dao du ) (vua Nghiêu) bâng khuâng quên mất thiên hạ của mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sâu xa, bí ẩn;
② Buồn bã, buồn rầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt sâu vào — Chỉ sự buồn rầu thất vọng — Sâu xa.

Từ ghép 3

khiếp
qiè ㄑㄧㄝˋ

khiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

e sợ, khiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ, nhát sợ. ◇ Sử Kí : "Ngã cố tri Tề quân khiếp, nhập ngô địa tam nhật, sĩ tốt vong giả quá bán hĩ" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ta biết chắc rằng quân Tề nhát sợ, vào đất ta mới ba ngày, sĩ tốt đã bỏ trốn quá nửa.
2. (Tính) E thẹn, mắc cỡ. ◎ Như: "kiều khiếp" e thẹn, xấu hổ.
3. (Tính) Yếu đuối. ◎ Như: "khiếp nhược" yếu đuối, bạc nhược.
4. (Tính) Hèn yếu, nhút nhát.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ khiếp (nhát). Tục gọi người hay ốm là khiếp nhược , tả cái vẻ con gái lướt mướt gọi là kiều khiếp .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sợ, nhát, khiếp đảm: Nhát gan, sợ sệt, khiếp sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Nhút nhát. Nhát gan.

Từ ghép 6

toán
suàn ㄙㄨㄢˋ

toán

phồn thể

Từ điển phổ thông

tính toán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ tre thời xưa dùng để đếm số.
2. (Danh) Mưu lược.
3. (Động) Tính, đếm. § Cũng như "toán" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ toán .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Toán
yêu
yāo ㄧㄠ

yêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lưng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Eo, lưng. ◇ Nguyễn Du : "Lục ấn triền yêu minh đắc ý" (Tô Tần đình ) Ấn tướng quốc sáu nước giắt lưng reo đắc ý.
2. (Danh) Tục gọi quả cật (trái thận) là "yêu tử" .
3. (Danh) Phần ở lưng chừng của sự vật: eo, sườn, v.v. ◎ Như: "hải yêu" eo bể, "san yêu" lưng chừng núi, sườn núi, "lang yêu" eo hành lang.
4. (Danh) Lượng từ: ngày xưa đơn vị dây lưng gọi là "yêu" . ◎ Như: "đái nhất yêu" mang một dây lưng.
5. (Động) Đeo trên lưng. ◇ Liêu trai chí dị : "Yêu cung thỉ tương ma kiết" (Kim hòa thượng ) Cung tên đeo lưng, va chạm lách cách.

Từ điển Thiều Chửu

① Lưng. Tục gọi quả cật là yêu tử .
② Eo. Chỗ đất nào hai đầu phình giữa thắt lại gọi là yêu, như hải yêu eo bể.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưng: Khom lưng;
② Sườn (núi), eo: Sườn núi; Eo biển;
③ [Yao] (Họ) Yêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưng — Chỗ địa thế thắt lại như cái lưng. Chỗ hiểm trở, quan trọng.

Từ ghép 19

thanh
jīng ㄐㄧㄥ, qīng ㄑㄧㄥ

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xanh, màu xanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Màu xanh lục. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thảo sắc nhập liêm thanh" (Lậu thất minh ) Màu cỏ hợp với rèm xanh. (2) Màu lam. ◇ Tuân Tử : "Thanh thủ chi ư lam, nhi thanh ư lam" , (Khuyến học ) Màu xanh lấy từ cỏ lam mà đậm hơn cỏ lam (con hơn cha, trò hơn thầy, hậu sinh khả úy). (3) Màu đen. ◎ Như: "huyền thanh" màu đen đậm.
2. (Danh) Cỏ xanh, hoa màu chưa chín. ◎ Như: "đạp thanh" đạp lên cỏ xanh (lễ hội mùa xuân), "thanh hoàng bất tiếp" mạ xanh chưa lớn mà lúa chín vàng đã hết (ý nói thiếu thốn khó khăn, cái cũ dùng đã hết mà chưa có cái mới).
3. (Danh) Vỏ tre. ◎ Như: "hãn thanh" thẻ tre để viết chữ (người xưa lấy cái thẻ bằng tre dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc chữ).
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Thanh Hải" .
5. (Danh) Châu "Thanh", thuộc vùng Sơn Đông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.
6. (Tính) Xanh lục. ◎ Như: "thanh san lục thủy" non xanh nước biếc.
7. (Tính) Xanh lam. ◎ Như: "thanh thiên bạch nhật" trời xanh mặt trời rạng (rõ ràng, giữa ban ngày ban mặt).
8. (Tính) Đen. ◎ Như: "thanh bố" vải đen, "thanh y" áo đen (cũng chỉ vai nữ trong tuồng, vì những người này thường mặc áo đen). ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
9. (Tính) Tuổi trẻ, trẻ. ◎ Như: "thanh niên" tuổi trẻ, "thanh xuân" tuổi trẻ (xuân xanh).

Từ điển Thiều Chửu

① Màu xanh, một trong năm màu, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
② Người đời xưa cho xanh là cái sắc phương đông, thái tử ở cung phía đông, nên cũng gọi thái tử là thanh cung .
③ Người xưa lấy cái thẻ bằng tre để viết chữ gọi là sát thanh , có khi dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc cho dễ gọi là hãn thanh . Xanh là cái màu cật tre, các quan thái sử ngày xưa dùng cật tre để ghi chép các việc, cho nên sử sách gọi là thanh sử sử xanh.
④ Thanh niên tuổi trẻ, cũng gọi là thanh xuân .
⑤ Thanh nhãn coi trọng, Nguyễn Tịch nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh hay thanh lãm đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy.
⑥ Châu Thanh, thuộc vùng Sơn Ðông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xanh: Nước biếc non xanh;
② Cỏ hoặc hoa màu còn xanh: Đạp lên cỏ xanh, đạp thanh (đi tảo mộ trong tiết thanh minh); Lúa còn non; Trông lúa, trông đồng;
③ Sống (chưa chín): Quýt hãy còn sống (còn xanh, chưa chín);
④ Thanh niên, tuổi trẻ, trẻ: Đoàn thanh niên cộng sản; Trẻ, trẻ tuổi;
⑤ (văn) Vỏ tre, thẻ tre (thời xưa dùng để khắc chữ): Thẻ tre để viết chữ; Vỏ tre đã hơ lửa cho tươm mồ hôi và khô đi (để dễ khắc chữ); Sử xanh, sử sách (thời xưa khắc vào thẻ tre xanh);
⑥ Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng;
⑦ [Qing] Tỉnh Thanh Hải hoặc Thanh Đảo (gọi tắt);
⑧ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh — Cũng chỉ cỏ xanh. Đoạn trường tân thanh : » Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thanh.

Từ ghép 28

lộ
lù ㄌㄨˋ

lộ

giản thể

Từ điển phổ thông

con cò

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(động) Con cò: Cò trắng; Cò cũng là một trong những loài có lông vũ (Nguyễn Công Trứ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

ngoạt, nguyệt
yuè ㄩㄝˋ

ngoạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hình phạt chặt chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình phạt chặt đứt hai chân (đời xưa).
2. (Động) Chặt đứt hai chân.

Từ điển Thiều Chửu

① Chặt cẳng. Một thừ hình phép đời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chặt đứt — Chặt chân, một hình phạt thời xưa.

nguyệt

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Chặt chân (một loại hình phạt tàn khốc thời xưa).
nhâm
rén ㄖㄣˊ, rèn ㄖㄣˋ

nhâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

dệt vải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dệt. ◇ Chiến quốc sách : "Quy chí gia, thê bất hạ nhâm, tẩu bất vi xuy, phụ mẫu bất dữ ngôn" , , , (Tần sách nhị , Tô Tần ) Về tới nhà, vợ không ngừng dệt, chị dâu không nấu cơm cho ăn, cha mẹ không hỏi han tới (không nói chuyện với Tần).

Từ điển Thiều Chửu

① Dệt, dệt lụa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dệt, dệt lụa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa trắng.
hi, hy, hý
xī ㄒㄧ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Than thở, đau thương mà không khóc. § Thông "hi" . ◎ Như: "hi hư" thút thít, sụt sùi. § Cũng viết là "hi hu" .
2. (Trạng thanh) Ha hả (tiếng cười). ◇ Tây du kí 西: "Tứ cá kiện tướng, lĩnh chúng khấu nghênh na đại thánh, ngạnh ngạnh yết yết đại khốc tam thanh, hựu hi hi ha ha đại tiếu tam thanh" , , , (Đệ ngũ hồi) Bốn kiện tướng dẫn mọi người ra đón Đại Thánh, nức nở khóc to ba tiếng, rồi lại ha hả cười to ba tiếng.
3. (Trạng thanh) Tiếng vật thể tuột rơi va chạm mặt đất.

hy

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Sụt sịt, thương mà không khóc gọi là hí.
② Một âm là hi, cùng nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thở than, thở dài. Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cười. Tiếng cười vui vẻ sung sướng. Td: Tiếu hi hi ( cười hì hì ) — Tiếng kêu đau đớn.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sụt sịt, sùi sụt, khóc không thành tiếng

Từ điển Thiều Chửu

① Sụt sịt, thương mà không khóc gọi là hí.
② Một âm là hi, cùng nghĩa như chữ .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.