Từ điển trích dẫn

1. Lập ra từ thời nhà Đường, chuyên lo về chiếu của vua. Nhà Tống thiết đặt "Hàn Lâm Học Sĩ Viện" , giữ việc khởi thảo chiếu chỉ ở nội triều. Nhà Minh đổi thành "Hàn Lâm Viện" , nắm việc trứ tác trong nội các. Cũng gọi là "Mộc Thiên" , "Cấm Lâm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một cơ quan của triều đình Trung Hoa và Việt Nam thời xưa, quy tụ các văn thần, coi về việc biên soạn giấy tờ, trước tác sách vở các loại — Ngày nay dùng để chỉ cơ quan quốc gia, trông coi về văn học nghệ thuật ( lại một số quốc gia Tây phương ).

Từ điển trích dẫn

1. Triều đình, vương triều, quốc gia. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thần đẳng hữu công vương thất, vị mông tứ tước, cố bất cảm thối quân" , , 退 (Đệ thập hồi) Chúng tôi có công với triều đình, chưa được phong tước, cho nên chưa dám lui quân.
2. Nhà của vua, vương tộc, hoàng gia. ◇ Vương Triệt : "Như Lai lợi kiến Già Duy, thác sanh vương thất" , (Đầu đà tự bi văn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà vua ở — Dòng họ vua.

Từ điển trích dẫn

1. Vị tướng lo việc bên trong, chỉ người vợ.
2. Thái giám, hoạn quan.
3. Thời nhà Đường, tiếng tôn xưng "hàn lâm học sĩ" , giữ việc nội mệnh, tham dự nghị án ở triều đình.
4. § Ghi chú: Nhật Bổn gọi "nội tướng" là quan đại thần lo về nội vụ, tương đương với bộ trưởng "nội vụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị tướng lo việc bên trong, chỉ người vợ.

Từ điển trích dẫn

1. Lễ nghi, lễ pháp. ◇ Thẩm Quát : "Viễn phương sĩ giai vị tri triều đình nghi phạm" (Mộng khê bút đàm ) Những người từ phương xa đến đều chưa biết lễ nghi của triều đình.
2. Phong thái, nghi dong. ◇ Dữu Tín : "Nghi phạm thanh lãnh, phong thần hiên cử" , (Chu thượng trụ quốc tề vương hiến thần đạo bi ) Phong thái thanh khiết, thần trí cao xa.
3. Dùng làm mẫu mực, điển phạm.
4. Mẫu mực, điển phạm, quy củ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn mẫu để theo.

Từ điển trích dẫn

1. Trong cung. § Cũng viết là "nội đình" .
2. Nội triều. Đối lại với "ngoại đình" . § Đời Thanh, "nội đình" chỉ bên trong "Càn Thanh môn" , nơi hoàng đế triều kiến quần thần, làm việc triều chính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị quan to nắm giữ các việc trọng yếu trong triều đình.

ngoại giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngoại giao

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa nói kẻ bề tôi gặp riêng chư hầu là ngoại giao.
2. Ngày nay nói nước này với nước kia giao vãng, giao thiệp là ngoại giao.
3. Qua lại câu kết riêng tư với nước ngoài.
4. Chỉ nước ngoài để cùng giao vãng.
5. Cùng với triều thần giao vãng, câu kết. Cũng chỉ nương tựa vào một thế lực nào đó ở triều đình.
6. Giao tế với bạn bè, người ngoài.
7. Chỉ những hoạt động của một quốc gia về phương diện quan hệ quốc tế, như tham gia tổ chức quốc tế, hội nghị, cùng với một quốc gia khác giao phái sứ tiết, tiến hành đàm phán kí kết điều ước và hiệp định, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc đi lại tiếp xúc ở bên ngoài, hoặc với các nước ngoài.
miếu
miào ㄇㄧㄠˋ

miếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái miếu thờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốc xá để tế lễ tổ tiên. ◎ Như: "thái miếu" , "tổ miếu" , "gia miếu" .
2. (Danh) Đền thờ thần, Phật. ◎ Như: "văn miếu" đền thờ đức Khổng Tử , "thổ địa miếu" miếu thờ thần đất.
3. (Danh) Điện trước cung vua.
4. (Tính) Thuộc về vua, liên quan tới vua. ◎ Như: "miếu toán" mưu tính của nhà vua. ◇ Nguyễn Trãi : "Miếu toán tiên tri đại sự thành" (Hạ quy Lam Sơn ) Sự suy tính nơi triều đình đã biết trước việc lớn sẽ thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái miếu (để thờ cúng quỷ thần).
② Cái điện trước cung vua, vì thế nên mọi sự cử động của vua đều gọi là miếu. Như miếu toán mưu tính của nhà vua.
③ Chỗ làm việc ở trong nhà cũng gọi là miếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Miếu, đền thờ: Miếu thổ địa; Miếu long vương; Văn miếu, Khổng miếu; Trên đỉnh núi có một cái miếu rất to;
② Phiên chợ đình chùa;
③ Điện trước cung vua. (Ngb) (Thuộc về) nhà vua: Toan tính của nhà vua;
④ Chỗ làm việc trong nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên của vua — Ngôi nhà phía trước của vua — Chỉ triều đình — Ngôi nhà để thờ cúng. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Nghi ngút đầu ghềnh tỏ khói hương, miếu ai như miếu vợ chàng Trương «.

Từ ghép 21

Từ điển trích dẫn

1. Ở trong nhà, không ra khỏi nhà.
2. Chưa xuất giá, chưa lấy chồng. ◇ Cốc Lương truyện : "Phụ nhân tại gia, chế ư phụ; kí giá, chế ư phu; phu tử, tòng trưởng tử" , ; , ; , (Ẩn công nhị niên ).
3. Làm gia thần cho đại phu, quan khanh. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân. Tại bang vô oán, tại gia vô oán" , . , (Nhan Uyên ) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Làm việc ở nhà chư hầu, không ai oán mình; làm gia thần cho khanh đại phu, không ai oán mình.
4. Làm tăng, ni, đạo sĩ... mà không rời xa gia đình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở nhà. Không ra đến ngoài. Td: Tu tại gia ( xem thí dụ ở chữ Tại ) — Trong Bạch thoại có nghĩa là có mặt ở nhà, không đi vắng.

Từ điển trích dẫn

1. Trằn trọc không yên. ◇ Thi Kinh : "Du tai du tai, Triển chuyển phản trắc" , (Chu nam, Quan thư ) Tưởng nhớ xa xôi, tưởng nhớ xa xôi, Trằn trọc không yên.
2. Lật lọng, tráo trở, phản phúc vô thường. ◇ Thi Kinh : "Tác thử hảo ca, Dĩ cực phản trắc" , (Tiểu nhã , Hà nhân tư ) Ta làm bài ca tốt lành này, Để xét tới cùng lòng dạ tráo trở không tin cậy được của ngươi.
3. Không thuận phục, không an phận. ◇ Tuân Tử : "Độn đào phản trắc chi dân, chức nhi giáo chi, tu nhi đãi chi" , , (Vương chế ) Dân không an phận trốn tránh, chăm lo giáo hóa họ, tu sửa đãi ngộ họ.
4. Sợ hãi, lo lắng không yên. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Đôn mặc nhiên, bàng nhân vi chi phản trắc, Sung yến nhiên thần ý tự nhược" , , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Vương Đôn im lặng, người chung quanh lấy làm lo sợ cho ông, Hà Sung bình thản thần sắc như không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lọng, tráo trở. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Chẳng qua dân mắc nạn trời, hoài cựu chúa mang lời phản trắc «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.