cẩn
jǐn ㄐㄧㄣˇ

cẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cẩn thận, không sơ suất

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cẩn thận, thận trọng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
2. (Phó) Kính, xin. ◎ Như: "cẩn bạch" kính bạch, "cẩn trí tạ ý" xin nhận sự cám ơn chân thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẩn thận, cẩn trọng, nghĩa là làm việc để ý kĩ lưỡng không dám coi thường.
② Kính. Như cẩn bạch kính bạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩn thận, thận trọng, chú ý: Chú ý đề phòng kẻ cắp;
② Xin, kính: Tôi xin thay mặt...; Kính bạch; Xin nhận sự cám ơn chân thành của tôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thận trọng giữ gìn — Kính trọng — Nghiêm cấm.

Từ ghép 9

kiết
jiá ㄐㄧㄚˊ

kiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quên bẵng đi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không lo buồn.
2. (Tính) Không để ý. ◎ Như: "kiết trí" không quan tâm, mặc kệ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quên bẵng, coi thường, gặp sự buồn cũng coi thường không lấy làm buồn gọi là kiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lơ là, quên bẵng, trong lòng không có gì bận bịu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lơ đãng, không để ý — Không thèm để ý tới.

Từ điển trích dẫn

1. Một thứ giải thích khác. ◇ Lịch Đạo Nguyên : "Tư nãi "Huyền" chi biệt trí, khủng quai Thượng Thư nhân "Hoàn" chi nghĩa" , (Thủy kinh chú , Hoàn thủy ).
2. Ý vị, thú vị riêng. ◇ Ngọc Kiều Lê : "Thử thi bất đãn mẫn tiệp dị thường, thả tự tự thanh tân tuấn dật, nhiêu hữu biệt trí" , , (Đệ nhất hồi).
3. Mới lạ, tân kì, không giống thông thường. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quái đạo nhân tán nhĩ đích thủ xảo, giá ngoan ý nhi khước dã biệt trí" , (Đệ ngũ thập cửu hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mới lạ, khác hẳn sự thông thường.
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
hưng, hứng
xīng ㄒㄧㄥ, xìng ㄒㄧㄥˋ

hưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thức dậy
2. hưng thịnh
3. dấy lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấy lên, nổi lên, khởi sự, phát động, hưng khởi: Hưng binh, dấy quân; Trăm việc phế bỏ đều hưng khởi; Nổi lên làm nhiều việc xây đắp nhà cửa; Dấy lên nhiều lời gièm pha;
② Dậy, thức dậy: Thức khuya dậy sớm;
③ Hưng vượng, hưng thịnh, thịnh hành: Mới hưng thịnh, mới trỗi dậy;
④ (đph) Cho phép, được (thường dùng để phủ định): Không được nói bậy;
⑤ (đph) Có lẽ: Anh ấy có lẽ đến cũng có lẽ không đến;
⑥ [Xing] (Họ) Hưng. Xem [xìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khởi lên. Nổi dậy — Khởi phát. Bắt đầu vào công việc — Thịnh vượng. Tốt đẹp hơn lên — Một âm là Hứng.

Từ ghép 18

hứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hứng thú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng thú, hứng, vui: Giúp vui; Mất vui, cụt hứng;
② Thể hứng (trong thơ ca).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Nổi dậy trong lòng — Một âm là Hưng.

Từ ghép 12

thù, trù
chóu ㄔㄡˊ

thù

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bạn, đồng bạn: Người cùng bọn, bạn đời.

trù

phồn thể

Từ điển phổ thông

lũ, bọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bạn bè, bạn lữ. ◇ Hàn Dũ : "Tử phạn nhất vu, tử xuyết nhất thương, huề bằng khiết trù, khử cố tựu tân" , , , (Tống cùng văn ).
2. (Danh) Đồng loại, đồng bọn. ◎ Như: "mao giác chi trù" loài có lông có sừng. ◇ Vương Phù : "Thử đẳng chi trù, tuy kiến quý ư thì quân, nhiên thượng bất thuận thiên tâm, hạ bất đắc dân ý" , , , (Tiềm phu luận , Trung quý ).
3. (Động) Sánh, so với. ◇ Sử Kí : "Thích thú chi chúng, phi trù ư cửu quốc chi sư dã" , (Trần Thiệp thế gia ) Những người đi thú đông không bằng quân của chín nước.
4. (Đại) Cái gì, ai. ◇ Dương Hùng : "Công Nghi Tử, Đổng Trọng Thư chi tài chi thiệu dã, sử kiến thiện bất minh, dụng tâm bất cương, trù khắc nhĩ?" , , 使, , ? (Pháp ngôn , Tu thân ). § Ý nói: không phải hai bậc trí dũng tài giỏi này thì còn ai cao thượng hơn thế nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Lũ, như trù lữ người cùng bọn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người bạn. Đồng bọn — Ai ( tiếng dùng để hỏi ).

Từ điển trích dẫn

1. Quên ăn mất ngủ. Ý nói hết sức chuyên tâm, bận trí vào một việc gì. ◇ Tây sương kí 西: "Bất tư lương trà phạn, phạ đãi động đạn, hiểu dạ tương giai kì phán, phế tẩm vong xan" , , , (Đệ tam bổn, Đệ nhị chiết) Không buồn nghĩ tới ăn uống, sợ chẳng cử động, đêm ngày mong đợi gặp người đẹp, bỏ ngủ quên ăn. § Nhượng Tống dịch thơ: Ngồi lên nằm xuống lao đao, Nước không muốn uống, cơm nào tưởng ăn, Tin lành ngóng đợi đêm ngày, Quên ăn mất ngủ, những ngây vì tình.
2. ☆ Tương tự: "tiêu y cán thực" , "chuyên tâm trí chí" , "tư tư bất quyện" , "dạ dĩ kế nhật" .
3. ★ Tương phản: "bão thực chung nhật" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất trí, rồ dại — Hùng hổ làm theo ý mình, không cần biết suy nghĩ gì nữa.

Từ điển trích dẫn

1. Không có tài năng.
2. Chỉ người không có tài năng.
3. Không thành tài.
4. Không vẻ vang, không danh giá. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như thử khán lai, đảo phạ tương lai nan miễn bất tài chi sự, linh nhân khả kinh khả úy" , , (Đệ tam thập nhị hồi) Xem thế thì sau này e xảy việc không hay, làm cho người ta đáng ghê, đáng sợ.
5. Chẳng giỏi, ý nói mình kém cỏi (tiếng tự khiêm). ☆ Tương tự: "bỉ nhân" , "tại hạ" . ◇ Lão tàn du kí : "Bất tài vãng thường kiến nhân độc Phật kinh, thập ma "sắc tức thị không, không tức thị sắc", giá chủng vô lí chi khẩu đầu thiền, thường giác đắc đầu hôn não muộn" , ", ", , (Đệ thập hồi) Kẻ hèn này thường nghe người ta đọc kinh Phật, cái gì mà "sắc tức thị không, không tức thị sắc", thứ câu nói vô lí ấy ở cửa miệng nhà thiền, thường cảm thấy ù đầu khổ trí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẳng giỏi, ý nói kém cỏi.

trí tuệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trí tuệ, sự hiểu biết, sự thông thái

Từ điển trích dẫn

1. Năng lực phân tích, phán đoán, sáng tạo, tư tưởng. ◇ Mạnh Tử : "Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế" , (Công Tôn Sửu thượng ).
2. Thông minh tài trí.
3. (Phật giáo dụng ngữ) Trí lực chứng ngộ, đạt tới chân lí. § Dịch ý tiếng Phạn "bát-nhã" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.