hốt
hū ㄏㄨ

hốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỗng nhiên, bất chợt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chểnh mảng, lơ là, sao nhãng. ◎ Như: "sơ hốt" sao nhãng, "hốt lược" nhãng qua.
2. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Lí Bạch : "Bất phú quý nhi kiêu chi, hàn tiện nhi hốt chi" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Chớ lấy giàu sang mà kiêu căng, nghèo hèn mà coi thường.
3. (Phó) Chợt, thình lình. ◎ Như: "thúc hốt" chợt thoáng, nói sự nhanh chóng, xuất ư bất ý, "hốt nhiên" chợt vậy. ◇ Đỗ Phủ : "Tích biệt quân vị hôn, Nhi nữ hốt thành hàng" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Khi chia tay lúc trước, bạn chưa kết hôn, (Ngày nay) con cái chợt đứng thành hàng.
4. (Danh) Đơn vị đo lường ngày xưa. Phép đo có thước, tấc, phân, li, hào, ti, hốt. Phép cân có lạng, đồng, phân, li, hào, ti, hốt.
5. (Danh) Họ "Hốt".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhãng, như sơ hốt sao nhãng, hốt lược nhãng qua, v.v.
② Chợt, như thúc hốt chợt thoáng, nói sự nhanh chóng, xuất ư bất ý, nói gọn chỉ nói là hốt, như hốt nhiên chợt vậy.
③ Số hốt, phép đo có thước, tất, phân, li, hào, ti, hốt. Phép cân có lạng, đồng, phân, li, hào, ti, hốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lơ là, chểnh mảng: Lơ đễnh, chểnh mảng;
② Bỗng, chợt, thình lình, đột nhiên. 【】hốt địa [hudì] Bỗng nhiên, đột nhiên, bỗng, chợt, (bất) thình lình: Ngọn đèn chợt tắt; Đột nhiên mưa; (Bất) thình lình có người đến; 【】hốt nhi [hu'ér] Đột nhiên, thình lình, bỗng chốc: Chốc cao, chốc thấp; 【】hốt nhiên [hurán] Bỗng, bỗng nhiên, đột nhiên, đột ngột, thình lình, bất thình lình: Thình lình nổi gió lớn;
③ Quên;
④ (cũ) Hốt (đơn vị đo lường bằng một phần triệu lạng);
⑤ [Hu] (Họ) Hốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quên mất, không nhớ nữa — Khinh thường — Mau lẹ — Chỉ sự rất nhỏ.

Từ ghép 16

phu
fū ㄈㄨ

phu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. da ngoài
2. ở ngoài vào
3. to lớn
4. thịt lợn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da. ◎ Như: "thiết phu chi thống" đau như cắt (vào da).
2. (Danh) Lượng từ: vốc bốn ngón tay lại gọi là "phu". Một cách đong lường của đời xưa, cũng như ta xúc vào tay khum bốn ngón tay lại gọi là một lẻ..
3. (Danh) Thịt heo.
4. (Danh) Thịt thái thành miếng.
5. (Tính) Bên ngoài, ở ngoài vào, nông cạn. ◎ Như: "phu thụ chi tố" sự cáo mách ở ngoài (trong không có tội thực), "mạt học phu thụ" học thuật không tinh, hiểu biết không sâu, "phu thiển" nông cạn, "phu phiếm" nông nổi. ◇ Luận Ngữ : "Tẩm nhuận chi trấm, phu thụ chi tố, bất hành yên, khả vị minh dã hĩ" , , , (Nhan Uyên ) Những lời gièm pha thấm nhuần, những lời vu cáo ngoài da, (những lời đó) nếu không tác động gì đến ta, thì có thể gọi là sáng suốt.
6. (Tính) To lớn. ◎ Như: "phu công" công lớn. ◇ Thi Kinh : "Bạc phạt Hiểm Duẫn, tấu phu công" , (Tiểu Nhã , Lục nguyệt ) Hãy đi đánh rợ Hiểm Duẫn, Để dâng lên công lao to lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Da ngoài. Sự tai hại đến thân gọi là thiết phu chi thống đau như cắt da.
② Ở ngoài vào. Như phu thụ chi tố sự cáo mạch ở ngoài, không phải trong có tội thực. Luận ngữ : Tẩm nhuận chi trấm, phu phụ chi tố, bất hành yên, khả vị minh dã những lời gièm pha thấm nhuần, những lời vu cáo như đâm vào da thịt, (những lời đó) nếu không tác động gì đến ta, thì có thể gọi là sáng suốt. Học thuật không tinh gọi là mạt học phu thụ ý nói chỉ biết lờ mờ, hiểu không được thâm. Văn chương nông nổi gọi là phu thiển hay phu phiếm , v.v.
③ Lớn. Như phu công công lớn.
④ Vốc bốn ngón tay lại gọi là phu. Một cách đong lường của đời xưa, cũng như ta xúc vào tay khum bốn ngón tay lại gọi là một lẻ. Nên nói về bề mặt hẹp nhỏ thì gọi là phu thốn .
⑤ Thịt lợn.
⑥ Thịt thái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Da, da dẻ: Đau như cắt (vào da), đau điếng người;
② (văn) Phần ngoài, từ ngoài vào: Sự cáo mách ở ngoài (trong không có tội thật); Sự học lơ mơ bề ngoài;
③ Lớn: Công lớn;
④ (văn) Vốc bốn ngón tay (để đong lường);
⑤ (văn) Thịt heo;
⑥ (văn) Thịt thái nhỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da. Lớp da bao ngoài thân thể. Td: Bì Phu — To lớn. Xem Phu công — Thịt lợn ( heo ) — Thái thịt, lạng thịt ra — Mỏng. Hời hợt ngoài mặt. Xem Phu thiển.

Từ ghép 6

án
àn ㄚㄋˋ

án

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bàn dài
2. bản án

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái mâm gỗ ngày xưa, có chân ngắn, dùng để đựng thức ăn. ◇ Hậu Hán Thư : "Mỗi quy, thê vi cụ thực, bất cảm ư Hồng tiền ngưỡng thị, cử án tề mi" , , , (Lương Hồng truyện ) Mỗi khi về, vợ làm sẵn cơm, không dám ngẩng nhìn Lương Hồng, dâng mâm ngang mày.
2. (Danh) Cái bàn dài. ◎ Như: "phục án" cúi đầu trên bàn, chỉ sự chăm học, "án thư" bàn để sách, để đọc sách.
3. (Danh) Sự kiện liên hệ tới pháp luật hoặc chính trị. ◎ Như: "ngũ tam thảm án" vụ thảm sát ngày 3 tháng 5.
4. (Danh) Văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong. ◎ Như: "công án" , "án bản" .
5. (Danh) Hồ sơ. ◎ Như: "đề án" hồ sơ đề nghị kế hoạch, "thảo án" hồ sơ dự thảo kế hoạch.
6. (Động) Đè lên. § Thông "án" . ◇ Sử Kí : "Tịch Phúc khởi vi tạ, án Quán Phu hạng, lệnh tạ" , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Tịch Phúc đứng dậy xin lỗi, đè lên gáy Quán Phu, bắt tạ tội. § Ghi chú: Tịch Phúc ép buộc Quán Phu phải tạ tội với Vũ An Hầu.
7. (Động) Khảo xét, khảo tra. § Thông "án" . ◇ Chiến quốc sách : "Thần thiết thiên hạ địa đồ án chi, chư hầu chi địa, ngũ bội ư Tần" , , (Triệu sách nhị ) Thần trộm đem địa đồ trong thiên hạ ra xét, đất của chư hầu rộng gấp năm lần Tần.
8. (Động) Chiếu theo, y chiếu. § Thông "án" . ◇ Hàn Phi Tử : "Án pháp nhi trị quan" (Cô phẫn ) Theo phép tắc mà cai trị.
9. (Động) Cầm vững. § Thông "án" . ◎ Như: "án kiếm" cầm vững gươm.
10. (Liên) Bèn, nhân đó. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng" , 使 (Vinh nhục ) Cho nên các vua trước bèn chia ra phép tắc lễ nghĩa, khiến cho có bậc sang hoặc hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bàn.
② Cái mâm.
③ Khảo xét, làm sách tự phát biểu ý kiến mình ra cũng gọi là án.
④ Các bản thể lệ nhà nước định lại lệ cũ hay các bản kiện tụng đã quyết rồi đều gọi là án, như công án , án bản , v.v.
⑤ Cầm vững, như án kiếm cầm vững gươm.
⑥ Lần lượt, như án đổ như cố vẫn lần lượt yên như cũ, từ nghĩa thứ ba trở xuống cùng một nghĩa như chữ án .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Án, cái bàn dài;
② Hồ sơ: Lập hồ sơ; Có hồ sơ để tra cứu;
③ Án, vụ, vụ án: Đề án, dự thảo nghị quyết; (sử) Vụ thảm sát ngày 30 tháng 5 (Trung Quốc, năm 1925);
④ (cũ) Khay;
⑤ Như [àn] nghĩa ⑤.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại bàn cao — Xem xét. Cũng như chữ Án .

Từ ghép 40

tùy tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tùy tiện

Từ điển trích dẫn

1. Tùy nghi. ◇ Giả Tư Hiệp : "Nhược trị xảo nhân, tùy tiện thải dụng, tắc vô sự bất thành" , 便, (Tề dân yếu thuật , Viên li ).
2. Tự tiện, nhậm ý, không câu thúc. ◎ Như: "tha công tác đích thái độ ngận tùy tiện, nhất điểm dã bất nghiêm cẩn" 便, .
3. Bất cứ, bất kể. § Cũng như "nhậm hà" , "vô luận" . ◇ Tào Ngu : "Giá cá thì hậu, tùy tiện nhất cá tiêu tức khả tạo thành phong ba, nhĩ yếu tiểu tâm" , 便, (Nhật xuất , Đệ nhị mạc).
4. Giản tiện, giản đơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứ theo sự dễ dàng thuận lợi mà làm.
bặc, bốc
bó ㄅㄛˊ, bo , bǔ ㄅㄨˇ

bặc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đốt mai rùa để bói xấu tốt. ◇ Thư Kinh : "Mai bốc công thần, duy cát chi tòng" , (Đại Vũ mô ) Nhất nhất bói xem các bầy tôi, ai là tốt hơn mà theo. § Đời sau dùng quan tể tướng gọi là "mai bốc" là theo nghĩa ấy.
2. (Động) Dự liệu, đoán trước. ◎ Như: "định bốc" đoán định, "vị bốc" chưa đoán biết. ◇ Sử Kí: "Thí diên công chúa, Khởi hữu lưu tâm tắc tất thụ chi, vô lưu tâm tắc tất từ hĩ. thử bốc chi" , , . (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Xin thử (ướm lời) gả công chúa cho, nếu (Ngô) Khởi muốn ở lại thì sẽ nhận, bằng không thì tất từ chối. Do đó mà đoán được (ý ông ta).
3. (Động) Tuyển chọn. ◎ Như: "bốc cư" chọn đường cư xử, "bốc lân" chọn láng giềng.
4. (Danh) Họ "Bốc".
5. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Dạng giản thể của chữ (bộ ). Xem [luóbo]. Xem [bư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem ;
② Như .

bốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bói xem tốt xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đốt mai rùa để bói xấu tốt. ◇ Thư Kinh : "Mai bốc công thần, duy cát chi tòng" , (Đại Vũ mô ) Nhất nhất bói xem các bầy tôi, ai là tốt hơn mà theo. § Đời sau dùng quan tể tướng gọi là "mai bốc" là theo nghĩa ấy.
2. (Động) Dự liệu, đoán trước. ◎ Như: "định bốc" đoán định, "vị bốc" chưa đoán biết. ◇ Sử Kí: "Thí diên công chúa, Khởi hữu lưu tâm tắc tất thụ chi, vô lưu tâm tắc tất từ hĩ. thử bốc chi" , , . (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Xin thử (ướm lời) gả công chúa cho, nếu (Ngô) Khởi muốn ở lại thì sẽ nhận, bằng không thì tất từ chối. Do đó mà đoán được (ý ông ta).
3. (Động) Tuyển chọn. ◎ Như: "bốc cư" chọn đường cư xử, "bốc lân" chọn láng giềng.
4. (Danh) Họ "Bốc".
5. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Bói rùa. Ðốt mai rùa để xem xấu tốt gọi là bốc. Như mai bốc công thần, duy cát chi tòng bói xem các bầy tôi ai là tốt hơn. Ðời sau dùng quan tể tướng gọi là mai bốc là theo nghĩa ấy.
② Bói thử, như xem chim sâu kêu mà đoán xem mưa nắng gọi là bốc. Bây giờ gọi sự đã dự kì () là định bốc , gọi sự chưa biết () là vị bốc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bói: Chưa bói đã biết trước; Bói đường cư xử;
② Dự đoán, biết trước: Đoán trước, biết trước; Chưa biết trước;
③ [Bư] (Họ) Bốc. Xem [bo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bói toán để biết việc tương lai — Lựa chọn — Tên trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 13

lung, lộng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ

lung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái lồng
2. lồng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lồng đan bằng tre để đựng hay đậy đồ vật. ◎ Như: "trà lung" lồng ấm trà, "chưng lung" cái xửng, "đăng lung" lồng đèn.
2. (Danh) Bu, cũi, lồng (để nhốt chim, thú hay người). ◎ Như: "điểu lung" lồng chim, "thố lung" cũi thỏ, "lao lung" lao tù, "tù lung" nhà tù, "cáp tử lung" 鴿 chuồng bồ câu.
3. (Động) Bỏ vào trong lồng (chim, bọ...).
4. (Động) Bao chứa, bao gồm. ◇ Sử Kí : "Tận lung thiên hạ chi hóa vật, quý tức mại chi, tiện tắc mãi chi" , (Bình chuẩn thư ) Chứa hết hóa vật trong thiên hạ, giá cao thì bán ra, giá rẻ thì mua vào.
5. (Động) Bao trùm, bao phủ. ◎ Như: "lung tráo" bao phủ. ◇ Đỗ Mục : "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa, Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia" , (Bạc Tần Hoài ) Khói bao trùm sông lạnh, ánh trăng tràn ngập bãi cát, Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài gần quán rượu.
6. (Động) Quấn, bó, ràng rịt, mang theo.
7. (Động) Dẫn, dắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chánh thuyết thoại thì, đính đầu kiến Lại Đại tiến lai, Bảo Ngọc mang lung trụ mã, ý dục hạ lai" , , , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Vừa lúc đang nói chuyện, ngẩng đầu lên, thấy Lại Đại đi đến, Bảo Ngọc vội ghìm ngựa định xuống.
8. (Động) Nắm giữ, ngự trị, khống chế (bằng quyền hành, thủ đoạn). ◇ Liệt Tử : "Thánh nhân trí lung quần ngu, diệc do thư công chi trí lung chúng thư dã" , Thánh nhân dùng trí ngự trị đám ngu, cũng như người chăn nuôi khỉ vượn dùng trí canh giữ bầy khỉ vượn vậy.
9. (Động) Đốt cháy. ◇ Lão tàn du kí : "Khiếu điếm gia lung liễu nhất bồn hỏa lai" (Đệ lục hồi) Kêu nhà trọ đốt một lò lửa.
10. Một âm là "lộng". (Danh) Cái hòm đan bằng tre. § Hòm đáy nông gọi là "tương" , đáy sâu gọi là "lộng" . ◎ Như: "dược lộng" hòm thuốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lồng đan bằng tre để đựng đồ hay đậy đồ.
② Cái bu, để nhốt chim gà. Bắt người giam lại gọi là tù lung .
③ Một âm là lộng. Cái hòm đan bằng tre.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lồng, cũi, giỏ, chuồng: Lồng tre; Cũi gỗ; Chuồng gà;
② Xửng: Cái xửng; Bánh bao xửng nhỏ. Xem [lông].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 lung thông [lóngcong] (Cỏ cây) sum sê, xanh tươi, tốt tươi. Cg. hoặc [conglóng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao phủ, che, tỏa, lồng: Khói tỏa sương che; Khói lồng nước lạnh trăng lồng cát (Đỗ Mục: Bạc Tần Hoài);
② Lồng, cũi: Lồng chim; Nhốt trong cũi. Xem [lóng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái sọt để gánh đất — Chỉ chung các vật đan bằng tre để đựng đồ — Cái lồng tre để nhốt chim, gà… Td: Lung điểu ( con chim trong lồng, chỉ sự tù túng, gò bó ).

Từ ghép 4

lộng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lồng đan bằng tre để đựng hay đậy đồ vật. ◎ Như: "trà lung" lồng ấm trà, "chưng lung" cái xửng, "đăng lung" lồng đèn.
2. (Danh) Bu, cũi, lồng (để nhốt chim, thú hay người). ◎ Như: "điểu lung" lồng chim, "thố lung" cũi thỏ, "lao lung" lao tù, "tù lung" nhà tù, "cáp tử lung" 鴿 chuồng bồ câu.
3. (Động) Bỏ vào trong lồng (chim, bọ...).
4. (Động) Bao chứa, bao gồm. ◇ Sử Kí : "Tận lung thiên hạ chi hóa vật, quý tức mại chi, tiện tắc mãi chi" , (Bình chuẩn thư ) Chứa hết hóa vật trong thiên hạ, giá cao thì bán ra, giá rẻ thì mua vào.
5. (Động) Bao trùm, bao phủ. ◎ Như: "lung tráo" bao phủ. ◇ Đỗ Mục : "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa, Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia" , (Bạc Tần Hoài ) Khói bao trùm sông lạnh, ánh trăng tràn ngập bãi cát, Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài gần quán rượu.
6. (Động) Quấn, bó, ràng rịt, mang theo.
7. (Động) Dẫn, dắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chánh thuyết thoại thì, đính đầu kiến Lại Đại tiến lai, Bảo Ngọc mang lung trụ mã, ý dục hạ lai" , , , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Vừa lúc đang nói chuyện, ngẩng đầu lên, thấy Lại Đại đi đến, Bảo Ngọc vội ghìm ngựa định xuống.
8. (Động) Nắm giữ, ngự trị, khống chế (bằng quyền hành, thủ đoạn). ◇ Liệt Tử : "Thánh nhân trí lung quần ngu, diệc do thư công chi trí lung chúng thư dã" , Thánh nhân dùng trí ngự trị đám ngu, cũng như người chăn nuôi khỉ vượn dùng trí canh giữ bầy khỉ vượn vậy.
9. (Động) Đốt cháy. ◇ Lão tàn du kí : "Khiếu điếm gia lung liễu nhất bồn hỏa lai" (Đệ lục hồi) Kêu nhà trọ đốt một lò lửa.
10. Một âm là "lộng". (Danh) Cái hòm đan bằng tre. § Hòm đáy nông gọi là "tương" , đáy sâu gọi là "lộng" . ◎ Như: "dược lộng" hòm thuốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lồng đan bằng tre để đựng đồ hay đậy đồ.
② Cái bu, để nhốt chim gà. Bắt người giam lại gọi là tù lung .
③ Một âm là lộng. Cái hòm đan bằng tre.

thị uy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thị uy, ra oai

Từ điển trích dẫn

1. Cho thấy uy lực, sức mạnh của mình. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Túc viết: Lưỡng quốc tương tranh, bất trảm lai sứ. Du viết: Trảm sứ thị uy. Toại trảm sứ giả" : , 使. : 使. 使 (Đệ tứ thập ngũ hồi) Lỗ Túc nói: Hai nước đánh nhau, không nên chém sứ giả. Chu Du nói: Chém sứ giả để thị oai. Rồi Chu Du sai chém luôn sứ giả.
2. Để biểu thị một ý nguyện nào đó, kết hợp quần chúng biểu hiện uy thế hành động. ◎ Như: "thị uy du hành" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phô bày oai quyền của mình cho người khác sợ.

phóng tâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tĩnh tâm, thư giãn

Từ điển trích dẫn

1. Cái lòng phóng túng, buông thả. ◇ Tư Mã Quang : "Triêu tịch xuất nhập khởi cư, vị thường bất tại lễ nhạc chi gian, thu kì phóng tâm, kiểm kì mạn chí, thử lễ nhạc chi sở vi dụng dã" , , , , (Đáp cảnh nhân luận dưỡng sanh cập nhạc thư ).
2. Mở rộng, buông thả cõi lòng. ◇ Vương Duy : "Huề thủ truy lương phong, Phóng tâm vọng càn khôn" , (Qua viên thi ).
3. Tâm tình yên ổn, không có điều lo nghĩ. ◇ Anh liệt truyện : "Bán nguyệt chi nội, cứu binh tất đáo, nhĩ bối giai nghi phóng tâm" , , (Đệ nhị nhị hồi).
4. Quyết tâm. ◇ Vô danh thị : "Yêm khu mã li Tân Dã, thành tâm yết Khổng Minh, kim niên hựu bất ngộ, phóng tâm thiêu đích thảo am bình" , , , (Bác vọng thiêu truân , Đệ nhất chiệp).
5. Nhân tâm li tán. ◇ Mặc Tử : "Thị cố thưởng bất đương hiền, phạt bất đương bạo, kì sở thưởng giả vô cố hĩ, kì sở phạt giả diệc vô tội, thị sử bách tính giai phóng tâm giải thể" , , , , 使 (Thượng hiền hạ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Phóng hoài — Cũng chỉ sự không lo nghĩ, để ý gì.

tiết lộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiết lộ, lộ ra, nói ra

Từ điển trích dẫn

1. Đem tin tức hoặc bí mật cho người ngoài cuộc biết. ◇ Lão Xá : "Tha bất phạ bệnh, nhi phạ bệnh trung tiết lộ liễu tâm lí đích bí mật" , (Li hôn , Đệ thập nhất).
2. Bộc lộ, hiển lộ, ló ra. ◇ Bắc sử : "Ngô một hậu, liệm thì phục, tế vô lao hí, quan túc chu thi, ế bất tiết lộ nhi " , , , , (Thôi Quýnh truyện ) Ta không có con cháu nối dõi, lúc liệm xác dùng quần áo thông thường, cúng tế không phải có thịt gia súc, áo quan đủ che khắp thi thể, chôn khỏi ló ra ngoài là được rồi.
3. (Vô ý) để cho thấy, lưu lộ. ◇ Ba Kim : "Tha mẫu thân cảm khái tự địa thuyết, nhãn quang tùy trước nữ nhi di đáo quỹ thai, thanh âm lí tiết lộ xuất mẫu thân đích từ ái" , , (Hoàn hồn thảo ).

Từ điển trích dẫn

1. Chí thú và khí lượng. ◇ Tam quốc chí : "Hoàng Quyền hoằng nhã tư lượng, Lí Khôi công lượng chí nghiệp (...) hàm sở trường, hiển danh phát tích" , (...), (Thục chí , Hoàng Quyền truyện bình ).
2. Suy nghĩ, đắn đo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Dung xuất liễu Vinh Quốc Phủ hồi gia, nhất lộ tư lượng, tưởng xuất nhất cá chủ ý lai" , , (Đệ nhị tứ hồi).
3. Thương lượng. ◇ Tây du kí 西: "(Chư hầu) hựu bất cảm đả củng, hựu bất cảm hỗn tạp, chúng nhân tư lượng, phục tại địa thượng, hựu tẩu bất động" (), , , , (Đệ thất hồi).
4. Nhớ nghĩ, tương tư. ◇ Tống Huy Tông : "Tri tha cố cung hà xứ? Chẩm bất tư lượng, trừ mộng lí hữu thì tằng khứ" ? , (Yến san đình , Từ ).
5. Tâm tư. ◇ Trần Đại Thanh : "Chánh cận trước thu ngâm lục song, tả u tình phí tận liễu tư lượng" , (Phấn điệp nhi , Thưởng quế hoa ).
6. Lo ngại, ưu tư (phương ngôn). ◇ Lương Bân : "Thoại cương thổ xuất, hựu tưởng đáo: Chí Hòa tẩu liễu, gia lí chỉ thặng tha nhất cá nhân, tựu hựu phạm liễu tư lượng" , : , , (Bá hỏa kí , Tam nhất ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.