隱 - ấn, ẩn
大隱 đại ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ẩn một cách cao quý.

▸ Từng từ:
容隱 dung ẩn

Từ điển trích dẫn

1. Bao bọc, che chở. ☆ Tương tự: "bao tí" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao bọc, che chở cho kẻ làm đều xấu.

▸ Từng từ:
屏隱 bính ẩn

Từ điển trích dẫn

1. Vứt bỏ việc đời, lui về ở ẩn.

▸ Từng từ:
幽隱 u ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu kín trong lòng, không bày tỏ ra được. Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Tình u ẩn khắp bày trên thị thính «.

▸ Từng từ:
惻隱 trắc ẩn

Từ điển trích dẫn

1. Lấy làm bất nhẫn, thương xót (khi thấy người khác gặp điều bất hạnh). ◇ Mạnh Tử : "Kim nhân sạ kiến nhụ tử tương nhập ư tỉnh, giai hữu truật dịch trắc ẩn chi tâm" , (Công Tôn Sửu thượng ).
2. Đau thương, bi thống. ◇ Lưu Hướng : "Ngoại bàng hoàng nhi du lãm hề, nội trắc ẩn nhi hàm ai" , (Ưu khổ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Niềm thương xót không dằn được trong lòng khi đứng trước cảnh buồn khổ của người khác.

▸ Từng từ:
朝隱 triều ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đã là quan mà cáo quan lui về.

▸ Từng từ:
民隱 dân ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nỗi đau thầm kín của người trong nước, nhà cầm quyền không biết tới, mà dân thì không dám nói.

▸ Từng từ:
潛隱 tiềm ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấu kín bên trong.

▸ Từng từ:
索隱 sách ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm tòi những điều kín đáo, khó hiểu.

▸ Từng từ:
豹隱 báo ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống trong rừng núi, như con báo dấu mình. Chỉ sự sống nhàn ở ẩn.

▸ Từng từ:
隱伏 ẩn phục

Từ điển trích dẫn

1. Nấp kín, tiềm phục. ◇ Khuất Nguyên : "Tằng hư hi chi ta ta hề, Độc ẩn phục nhi tư lự" , (Cửu chương , Bi hồi phong ) Đã có lần thở than xót xa hề, Một mình ẩn náu mà nghĩ ngợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Núp kín. Cũng như mai phục — Giấu kín.

▸ Từng từ:
隱修 ẩn tu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người sống nơi kín đáo để tu hành.

▸ Từng từ:
隱匿 ẩn nặc

Từ điển trích dẫn

1. Che dấu sự xấu xa.
2. Điều xấu xa kín đáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu sự xấu xa — Điều xấu xa kín đáo.

▸ Từng từ:
隱名 ẩn danh

Từ điển trích dẫn

1. Dấu tên, không cho người ta biết, ý nói ở ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấu tên, ý nói ở ẩn.

▸ Từng từ:
隱囊 ẩn nang

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gối xếp, để tựa hoặc tì tay.

▸ Từng từ:
隱地 ẩn địa

Từ điển trích dẫn

1. Đất che giấu.
2. Đất có nhiều bóng râm che ánh mặt trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất kín đáo, tức nơi ở ẩn.

▸ Từng từ:
隱士 ẩn sĩ

Từ điển trích dẫn

1. Người có học vấn hữu danh mà ở ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có tài đức mà ở ẩn.

▸ Từng từ:
隱宮 ẩn cung

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

hình phạt thời xưa, giam vào cung sâu.

▸ Từng từ:
隱密 ẩn mật

Từ điển trích dẫn

1. Dấu kín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu kín đáo.

▸ Từng từ:
隱居 ẩn cư

Từ điển trích dẫn

1. Ở ẩn, lui về nơi sơn dã, không bận việc đời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhị nhân giai hữu kinh thiên vĩ địa chi tài, nhân tị loạn ẩn cư ư thử" , (Đệ thập ngũ hồi) Hai người ấy đều có tài ngang trời dọc đất; nhân tránh loạn đến náu mình ở đấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống kín đáo, tức ở ẩn, không ra làm quan.

▸ Từng từ:
隱屈 ẩn khuất

Từ điển trích dẫn

1. Che lấp khó thấy, kín đáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo, che lấp.

▸ Từng từ:
隱嶙 ẩn lân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thế cao ngất hiểm trở của núi.

▸ Từng từ:
隱形 ẩn hình

Từ điển trích dẫn

1. Che giấu hình thể. ◇ Tấn Thư : "Thiện ca vũ, hựu năng ẩn hình nặc ảnh" , (Ẩn dật truyện , Hạ Thống truyện ).

▸ Từng từ:
隱微 ẩn vi

Từ điển trích dẫn

1. U tối không hiện rõ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo nhỏ nhặt.

▸ Từng từ:
隱忍 ẩn nhẫn

Từ điển trích dẫn

1. Giấu kín lòng riêng của mình mà gắng nhịn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấu kín lòng riêng của mình mà gắng nhịn.

▸ Từng từ:
隱情 ẩn tình

Từ điển trích dẫn

1. Che giấu tình huống. ◇ Đông Quan Hán kí : "Bất gia tiên chủy, bất cảm ẩn tình, cung nhân hàm xưng thần minh" , , (Hòa Hi Đặng hậu truyện ).
2. Sự tình khó thể nói ra. ◇ Băng Tâm : "Tạo vật giả minh minh tại thượng, khán xuất liễu ngã đích ẩn tình" , (Kí tiểu độc giả , Thập tứ).
3. Thẩm độ xem xét tình thế. ◇ Lễ Kí : "Quân lữ tư hiểm, ẩn tình dĩ ngu" , (Thiếu nghi ) Việc quân phải biết suy nghĩ về sự hiểm nguy, xem xét tình thế mà lường tính.

▸ Từng từ:
隱惻 ẩn trắc

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một nỗi đau xót ngầm kín trong lòng.

▸ Từng từ:
隱憂 ẩn ưu

Từ điển trích dẫn

1. Mối lo riêng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối lo lắng thầm kín riêng tư.

▸ Từng từ:
隱括 ẩn quát

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ để uốn gỗ cho thẳng, thợ mộc thường dùng — Uốn nắn lại cho ngay thẳng, cho đúng.

▸ Từng từ:
隱掩 ẩn yểm

Từ điển trích dẫn

1. Che đậy.

▸ Từng từ:
隱曲 ẩn khúc

Từ điển trích dẫn

1. Sâu kín quanh co, chỉ nỗi lòng thầm kín. ☆ Tương tự: "ẩn khuất".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sâu kín quanh co, chỉ nỗi lòng thầm kín.

▸ Từng từ:
隱栝 ẩn quát

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng như Ẩn quát .

▸ Từng từ:
隱比 ẩn tỉ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lói nói khó hiểu, cứa đựng sự so sánh, để hiểu ra được điều muốn nói ( metaphor ).

▸ Từng từ:
隱沒 ẩn một

Từ điển trích dẫn

1. Mất đi không thấy nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi, không thấy nữa.

▸ Từng từ:
隱淪 ẩn luân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sự tối tăm chìm đắm.

▸ Từng từ:
隱現 ẩn hiện

Từ điển trích dẫn

1. Dấu kín và lộ rõ.
2. Lúc thấy lúc không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che khuất đi và hiện rõ ra. Cũng chỉ lúc thấy lúc không.

▸ Từng từ:
隱疾 ẩn tật

Từ điển trích dẫn

1. Bệnh kín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh kín, người ngoài khó biết.

▸ Từng từ:
隱相 ẩn tướng

Từ điển trích dẫn

1. Nét đặc biệt trên thân thể, ở chỗ kín đáo, người ngoài không thấy được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nét đặc biệt trên thân thể, nhưng ở chỗ kín đáo, người ngoài không thấy được.

▸ Từng từ:
隱秘 ẩn bí

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "ẩn bí" .
2. Che kín, không hiển lộ.
3. Sự tình bí mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo, dấu kín.

▸ Từng từ:
隱約 ẩn ước

Từ điển trích dẫn

1. Không rõ rệt.
2. Như có như không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không rõ rệt.

▸ Từng từ:
隱者 ẩn giả

Từ điển trích dẫn

1. Người ở ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ẩn, xa lánh công danh.

▸ Từng từ:
隱藏 ẩn tàng

Từ điển trích dẫn

1. Dấu cất.
2. Ngầm chứa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấu diếm — Ngầm chứa, chứa đựng.

▸ Từng từ:
隱語 ẩn ngữ

Từ điển trích dẫn

1. Đàm thoại bí mật. ◇ Hàn Phi Tử : "Tần chi tướng dã (...) tạc huyệt ư vương chi sở thường ẩn ngữ giả" (...) (Ngoại trữ thuyết hữu thượng ).
2. Câu đố. § Phải suy đoán mới hiểu ra ý nghĩa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thử ẩn ngữ nhĩ. Hoàng quyên nãi nhan sắc chi ti dã, sắc bàng gia ti, thị tuyệt tự" . , , (Đệ thất nhất hồi) Đó là câu đố: "Hoàng quyên" nghĩa là sợi tơ có sắc vàng, chữ "sắc" chắp với chữ "ti" thì thành chữ "tuyệt" .
3. Lời nói lóng. § Tức "hắc thoại" : Vốn chỉ ám ngữ, ám hiệu của các nhân vật giang hồ trong tiểu thuyết ngày xưa. Sau lưu hành trong các bang hội hoặc trong giới nghề nghiệp đặc thù. Người ngoài cuộc khó mà hiểu được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói kín đáo, chứa đựng ý nghĩa riêng, người ngoài khó biết — Câu đố.

▸ Từng từ:
隱身 ẩn thân

Từ điển trích dẫn

1. Dấu mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu mình, cũng như ẩn cư.

▸ Từng từ:
隱轔 ẩn lân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng mấp mô không bằng phẳng.

▸ Từng từ:
隱逸 ẩn dật

ẩn dật

phồn thể

Từ điển phổ thông

ẩn dật, xa lánh đời thường

Từ điển trích dẫn

1. Vui thú ở ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống kín đáo, nhàn hạ, tức ở ẩn. Cũng như ẩn cư.

▸ Từng từ:
隱遁 ẩn độn

Từ điển trích dẫn

1. Ẩn náu. ☆ Tương tự: "ẩn dật".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống kín đáo, trốn đời, tức ở ẩn. Như ẩn cư.

▸ Từng từ:
隱陋 ẩn lậu

Từ điển trích dẫn

1. Kín đáo nhỏ hẹp, chỉ nơi ẩn dật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo nhỏ hẹp, chỉ nơi ẩn dật.

▸ Từng từ:
隱隱 ẩn ẩn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nhiều, thịnh — Tiếng ồn ào, tiếng xe chạy — Vẻ lo lắng không yên.

▸ Từng từ:
隱鵠 ẩn hộc

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chim dấu mình, chỉ người có tài mà sống ẩn dật.

▸ Từng từ:
隱鼠 ẩn thử

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ con chuột chù.

▸ Từng từ:
高隱 cao ẩn

Từ điển trích dẫn

1. Giấu mình nơi cao. Chỉ sự ẩn dật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấu mình nơi cao. Chỉ sự ẩn dật.

▸ Từng từ:
隱君子 ẩn quân tử

Từ điển trích dẫn

1. Người hiền ở ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có đức mà ở ẩn. Như Ẩn sĩ.

▸ Từng từ:
大隱朝市 đại ẩn triều thị

Từ điển trích dẫn

1. Người ở ẩn chân chính, dù ở tại triều đình hay nơi chợ búa cũng không thay đổi chí hướng. ◇ Vương Khang Cừ : "Tiểu ẩn ẩn lăng tẩu, đại ẩn ẩn triều thị" , (Phản chiêu ẩn ) Người ở ẩn bình thường ẩn nơi khâu gò hương dã, bậc đại ẩn ở ẩn ngay tại triều đình hoặc nơi chợ búa.

▸ Từng từ:
樵隱詩集 tiều ẩn thi tập

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tập thơ của người ở ẩn sống bằng nghề kiếm củi, tức tập thơ của Trần Quang Khải, danh tướng đời Trần, con của Trần Thái Tông.

▸ Từng từ:
言隱詩集 ngôn ẩn thi tập

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Hữu Chỉnh, danh sĩ thời Lê mạt, làm trong lúc còn hàn vi, nói lên những điều sâu kín trong lòng. Xem tiểu truyện tác giả ở vần Chỉnh.

▸ Từng từ:
隱惡揚善 ẩn ác dương thiện

Từ điển trích dẫn

1. Che xấu phô tốt.

▸ Từng từ:
隱惡楊善 ẩn ác dương thiện

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu điều xấu của người mà nêu cao điều tốt của người. Chỉ lòng dạ quảng đại của bậc quân tử.

▸ Từng từ:
隱花植物 ẩn hoa thực vật

Từ điển trích dẫn

1. Thứ cây không có nở hoa kết quả, chỉ nhờ bào tử truyền giống. Như các loài rong, rêu, nấm chẳng hạn. § Còn gọi là "hạ đẳng thực vật" .

▸ Từng từ: