真 - chân
九真 cửu chân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quận của nước ta thời cổ, gồm phía Bắc phần và phía Bắc Trung phần ngày nay.

▸ Từng từ:
仿真 phỏng chân

phỏng chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

mô phỏng lại

▸ Từng từ: 仿
傳真 truyền chân

truyền chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

fax, bản fax, bản sao

Từ điển trích dẫn

1. Mô tả hình mạo. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Đan hoạch truyền chân vị đắc chân, Nả tri cân cốt dữ tinh thần" , (Bát tuấn đồ 駿) Phẩm đỏ mô tả hình mạo còn chưa đúng thật, Thì sao mà biết được gân cốt với tinh thần.
2. Dùng làn sóng điện truyền đi văn tự, hình ảnh.
3. Nói tắt của "truyền chân điện báo" , tức là phương thức thông tin dùng làn sóng điện truyền đi văn tự, hình ảnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẽ đúng sự thật — Đưa sự thật vào bức vẽ.

▸ Từng từ:
寫真 tả chân

tả chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

vẽ truyền thần

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẽ đúng theo mặt người. Vẽ chân dung — Theo đúng sự thật mà viết lại, mà bày tỏ ra.

▸ Từng từ:
果真 quả chân

quả chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

quả thực, quả thật, thật vậy, đúng thế

▸ Từng từ:
歸真 quy chân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở về với con người thật của mình — Tiếng nhà Phật, chỉ sự chết.

▸ Từng từ:
真人 chân nhân

chân nhân

phồn thể

Từ điển phổ thông

người tu đắc đạo

Từ điển trích dẫn

1. Người tu hành đạo gia đã đắc đạo.
2. Người có mạng làm vua (phụng mệnh trời giáng xuống thế gian để làm vua). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hoàng tinh hiện ư can tượng, chánh chiếu thử gian. Hậu ngũ thập niên, đương hữu chân nhân khởi ư Lương, Bái chi gian" , . , , (Đệ tam thập nhất hồi) Hoàng tinh hiện ở tượng trời, chiếu thẳng vào chỗ này. Năm mươi năm nữa, sẽ có một bậc chân nhân dấy lên ở vùng Lương, Bái.
3. Người tiền sử hình thái như vượn tiến hóa gần giống với loài người hiện đại, gọi là "chân nhân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người tu đạo đã thành tiên.

▸ Từng từ:
真修 chân tu

Từ điển trích dẫn

1. Tinh thành tu trì. ◇ Trần Nhữ Nguyên : "Nhưng tại kinh sư kí trụ, hoàn kì tịnh độ chân tu" , (Kim liên kí , Chứng quả ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo đạo để thành thật sửa mình chứ không phải vì mục đích nào khác.

▸ Từng từ:
真假 chân giả

Từ điển trích dẫn

1. Chân thật hoặc hư giả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim sự vị tri chân giả, cự nhĩ gia binh, nãi bức chi phản nhĩ" , , (Đệ cửu thập nhất hồi) Nay việc chưa biết thực hư, mà đã vội cất quân đi đánh, thế là ép buộc người ta làm phản vậy.

▸ Từng từ:
真偽 chân ngụy

Từ điển trích dẫn

1. Thật và giả. § Cũng như "chân giả" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lệnh bộ tốt hình mạo tương tự giả, giả ban Khương Duy công thành, nhân hỏa quang chi trung, bất biện chân ngụy" , , , (Đệ cửu thập tam hồi) (Khổng Minh) ra lệnh chọn lấy một người mặt mũi giống (Khương Duy), giả trang làm Khương Duy đánh vào thành, vì trong bóng lửa (mập mờ), không phân biệt được thật giả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật và giả. Cũng nói là Chân giả.

▸ Từng từ:
真君 chân quân

Từ điển trích dẫn

1. Chủ tể. ◇ Tô Thức : "Thiên vi chân quân, địa vi chân tể, Ngũ Nhạc giả, tam công chi tượng dã" , , , (Cáo Ngũ Nhạc văn ).
2. Tiếng đạo gia tôn xưng đối với bậc thần tiên. ◎ Như: "Thuần Dương chân quân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tôn xưng bậc thần tiên.

▸ Từng từ:
真如 chân như

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật giáo: Dịch nghĩa tiếng Phạn "Tathatā" hoặc "Bhūtatathatā". Chỉ thật thể, thật tính tồn tại vĩnh hằng. Tức là bổn thể của vạn hữu trong vũ trụ. Đồng nghĩa với thật tướng, pháp giới, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật chỉ cái đạo thật đời đời không đổi.

▸ Từng từ:
真容 chân dung

Từ điển trích dẫn

1. Dong mạo thật. Cũng chỉ hình mặt người nặn tượng, chụp ảnh hoặc vẽ ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nét mặt thật, chỉ tấm ảnh hoặc bức tranh, chụp hoặc đúng mặt mũi một người ( portrait ).

▸ Từng từ:
真實 chân thật

Từ điển trích dẫn

1. Không giả, phù hợp với sự thật khách quan. ◇ Ngô Vĩ Nghiệp : "Thế pháp mộng huyễn, duy xuất thế đại sự, nãi vi chân thật" , , (Tặng Nguyện Vân sư ).
2. Chân tâm thật ý. ◇ Tô Thức : "Huyền Đức tương tử chi ngôn, nãi chân thật ngữ dã" , (Đông Pha chí lâm , Bại hải bổn , Quyển thập).
3. Chính xác, rõ ràng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hậu diện ngôn ngữ pha đê, thính bất chân thật" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Những câu sau vì nói nhỏ quá nên nghe không rõ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không giả dối.

▸ Từng từ:
真心 chân tâm

Từ điển trích dẫn

1. Lòng trong sạch tốt lành. ◇ Dương Cảnh Hiền : "Nhĩ bổn thị Đường triều cung quyến, bỉnh chân tâm bất nhiễm trần duyên" , (Lưu hành thủ , Đệ tứ chiệp).
2. Thành tâm thật ý. ◇ Tào Ngu : "Giá thị nhĩ đích chân tâm thoại, một hữu nhất điểm ý khí tác dụng ma?" , ? (Nhật xuất , Đệ nhất mạc).
3. Thuật ngữ Phật giáo: Tâm chân thật, không phải tâm sai trái gây ra cái tâm phân biệt. ◇ Khế Tung : "Tâm hữu chân tâm, hữu vọng tâm, giai sở dĩ biệt kì chánh tâm dã" , , (Đàn kinh , Tán ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng thành thật.

▸ Từng từ:
真性 chân tính

Từ điển trích dẫn

1. Bổn tính tự nhiên.
2. Hồn vía. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chân tính bất tri na khứ liễu" (Ngũ thập lục hồi) Hồn vía không biết đi đâu rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính chất tự nhiên bẩm sinh của loài người, loài vật.

▸ Từng từ:
真情 chân tình

Từ điển trích dẫn

1. Cảm tình chân thật. ◇ Lục Du : "Chỉ đạo chân tình dị tả, Na tri oán cú nan công" , (Lâm giang tiên ).
2. Tình hình thật tế. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kháp tài mộng trung chi ngôn, dĩ kiến chân tình, hạnh vật tương man" , , (Đệ nhị thập tam hồi) Vừa rồi nghe lời nói trong mộng, biết rõ tình hình thật, xin đừng giấu giếm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng thành thật.

▸ Từng từ:
真方 chân phương

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật thà vuông vức — Chỉ một lối viết chữ Trung Hoa rõ ràng ngay ngắn.

▸ Từng từ:
真正 chân chánh

Từ điển trích dẫn

1. Chân thật, danh và thật phù hợp nhau. ◇ Bắc sử : "Vọng ngữ giả đa, chân chánh giả thiểu" , (Thôi Hạo truyện ).
2. Thành thật, ngay thẳng, thuần chánh. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào Cung Tổ ngoại mộ thanh danh, nội phi chân chánh" , (Hứa Thiệu truyện ).
3. Người có bụng dạ ngay thẳng. ◇ Cát Hồng : "San hủy chân chánh" (Bão phác tử , Thích kiêu ) Hủy báng người ngay thẳng.
4. Đúng, xác thật. ◇ Triệu Thụ Lí : "Đẳng tha đáo cục lí lai liễu chi hậu, ngã tài chân chánh nhận thức liễu tha đích tì khí" , (Trương Lai Hưng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật, ngay thẳng.

▸ Từng từ:
真牙 chân nha

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi cái răng cùng, răng khôn.

▸ Từng từ:
真珠 chân châu

Từ điển trích dẫn

1. Ngọc trai. § Cũng như "trân châu" .
2. Rèm ngọc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt trai thứ thật.

▸ Từng từ:
真理 chân lí

chân lí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí chân thật không biến đổi. Phật giáo đồ thường dùng để chỉ Phật pháp. ◇ Phương Can : "Văn tăng thuyết chân lí, Phiền não tự nhiên khinh" , (Du Trúc Lâm tự ).
2. Danh từ triết học: Chỉ phản ánh chính xác của sự vật khách quan cũng như những quy luật của chúng tại ý thức người ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẽ thật của sự vật — Sự thật.

▸ Từng từ:
真的 chân đích

Từ điển trích dẫn

1. Đúng thật, xác thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng thật, không giả, không lầm lộn.

▸ Từng từ:
真皮 chân bì

Từ điển trích dẫn

1. Lớp da ở trong biểu bì. § Cũng gọi là "hạ bì" .

▸ Từng từ:
真相 chân tướng

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật giáo: Bổn tướng, thật tướng. Sau chỉ bổn lai diện mục hoặc tình huống thật của sự vật.
2. Thật nhậm chức tể tướng.
3. Chỉ bảo tướng. Tức hình tượng Phật (vẽ hoặc đắp nặn thành). ◇ Huệ Năng : "Quá sổ nhật tố tựu, chân tướng khả cao thất thốn, khúc tận kì diệu" , , (Lục Tổ đàn kinh , Cơ duyên phẩm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sự thành thật tuyệt đối.

▸ Từng từ:
真真 chân chân

Từ điển trích dẫn

1. Tương truyền thời Đường là tên người đẹp trong tranh, nghe gọi tên một trăm ngày liền bước ra thành người thật (Xem "Đỗ Tuân Hạc" , "Tùng song tạp kí" ). Sau phiếm chỉ người đẹp.
2. Thật là, đích xác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đề khởi giá ta thoại lai, chân chân Bảo cô nương giáo nhân kính trọng" , (Đệ tam thập nhị hồi) Nhắc đến chuyện này, người ta thật là phải kính phục cô Bảo.
3. Rành rành, rõ mồn một, minh bạch. ◇ Lão Xá : "Lâu hạ mẫu nữ thuyết thoại đích thanh âm, tha thính đắc chân chân đích" , (Nhị mã , Đệ nhị đoạn lục).

▸ Từng từ:
真確 chân xác

Từ điển trích dẫn

1. Chân thật và chính xác. ◇ Tưởng Quang Từ : "Tha tuy nhiên bất nguyện ý chân xác địa đối ngã thuyết, đãn ngã tổng cảm giác tha hữu thương tâm đích sự tình" , (Áp lục giang thượng ).

▸ Từng từ:
真空 chân không

Từ điển trích dẫn

1. Khoảng không, trống rỗng hoàn toàn không có gì hết.
2. Tỉ dụ nơi chốn hoàn toàn không có người nào, sự vật nào, quyền lực nào hết cả hoặc hiện tượng mọi hoạt động đều ngừng lại. ◎ Như: "chân không trạng thái" .
3. Thuật ngữ Phật giáo: Mọi hiện tượng đều cho khái niệm tạo thành, không có thật thể. ◇ Đại trí độ luận : "Phục thứ tất cánh không thị vi chân không" (Quyển tam thập nhất ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ vật lí học, chỉ khoảng không có gì, không có cả không khí ( vacuum ) — Tiếng nhà Phật, chỉ trạng thái được giải thoát, thật sự không còn dính dấp gì với thế tục.

▸ Từng từ:
真經 chân kinh

Từ điển trích dẫn

1. Kinh sách của đạo gia. § "Đường Huyền Tông" gọi các trứ tác của "Trang Tử" , "Liệt Tử" và "Canh Tang Tử" là "chân kinh" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi loại sách của các đạo gia thời xưa — Loại kinh sách thứ thật, không phải giả tạo.

▸ Từng từ:
真義 chân nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Ý nghĩa thật. ◎ Như: "giá thiên văn chương tất tu thục độc, tài năng liệu giải kì trung đích chân nghĩa" , .

▸ Từng từ:
真臘 chân lạp

Từ điển trích dẫn

1. Tên một nước thời cổ (từ thế kỉ thứ bảy tới thế kỉ thứ mười bảy), nay thuộc về nước Cam Bốt. Đời Hán gọi là "Phù Nam" , tới đời Đường mới gọi là "Chân Lạp" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một nước thời cổ, ở phía nam tỉnh Bình Thuận của nước ta gồm hai phần, một là Thủy Chân Lạp, đã bị diệt, đất cũ là Nam phần ngày nay, một là Lục Châu Lạp, tức là Cộng Hòa Khmer ngày nay.

▸ Từng từ:
真言 chân ngôn

Từ điển trích dẫn

1. Lời nói chân thật. ◎ Như: "tửu hậu thổ chân ngôn" .
2. Chỉ kinh điển trứ tác của các tổ sư đạo gia. ◇ Trương Thuyết : "Thánh mô cửu đức, chân ngôn ngũ thiên" , (Đường hưởng thái miếu nhạc chương , Văn vũ ).
3. Về mặt tôn giáo chỉ từ ngữ hoặc câu nói có một sức mạnh đặc thù. § Cũng gọi là "chú ngữ" . ◇ Tây du kí 西: "Như Lai tức từ liễu Ngọc Đế chúng thần dữ nhị tôn giả xuất thiên môn chi ngoại, hựu phát nhất cá từ bi tâm, niệm động chân ngôn chú ngữ" , , (Đệ thất hồi).
4. Mượn chỉ khẩu quyết, yếu quyết... ◇ Âu Dương San : "Tha truyền thụ liễu nhất sáo du kích chiến pháp, hữu thập lục cá tự đích chân ngôn, năng đả thối Nhật Bổn" , , 退 (Kim ngưu hòa tiếu ngữ ).

▸ Từng từ:
真誠 chân thành

chân thành

phồn thể

Từ điển phổ thông

chân thực, thành khẩn, thật lòng

▸ Từng từ:
真諦 chân đế

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật Giáo: Chân lí tuyệt đối. § Còn gọi là "đệ nhất nghĩa đế" , cùng với "thế tục đế" gọi chung là "nhị đế" .
2. Phiếm chỉ ý nghĩa chân thật tuyệt đối hoặc đạo lí.
3. "Chân Ðế" (499-569), cao tăng người Ấn Ðộ, chuyên dịch kinh Phật ra tiếng Hán.

▸ Từng từ:
真诚 chân thành

chân thành

giản thể

Từ điển phổ thông

chân thực, thành khẩn, thật lòng

▸ Từng từ:
真跡 chân tích

Từ điển trích dẫn

1. Thủ bút, nét chữ viết hoặc vẽ thật tự tay của một người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nét chữ thật của một người, không phải giả.

▸ Từng từ:
真身 chân thân

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật giáo: Chỉ sắc thân hiện ở thế gian (của Phật, Bồ-tát, La-hán, v.v.) để cứu độ chúng sinh. ◇ Tần Mục : "Lục thập niên đại, Nam Hoa tự hoàn hữu tha đích "chân thân" hòa "y bát"" , (Huệ Năng hòa thượng đích kệ ngữ ).

▸ Từng từ:
認真 nhận chân

Từ điển trích dẫn

1. Làm việc cẩn thận, không cẩu thả, không tùy tiện. ☆ Tương tự: "mại lực" "phụ trách" , "khắc ý" , "hữu kính" , "dụng tâm" . ★ Tương phản: "mã hổ" , "phu diễn" , "lao thảo" , "thảo suất" , "tùy tiện" 便.
2. Thật là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tam nhật lưỡng đầu nhi đả liễu can đích đả thân đích, hoàn thị mãi lộng nhĩ nữ nhi đa, hoàn thị nhận chân bất tri vương pháp?" , , ? (Đệ ngũ thập cửu hồi) Ba ngày nay bà đánh hết con nuôi đến con đẻ, có phải bà định khoe nhiều con đấy không? Hóa ra thật là bà không biết gì đến phép tắc hay sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phân biệt để biết rõ sự thật, không lầm lẫn.

▸ Từng từ:
真言宗 chân ngôn tông

Từ điển trích dẫn

1. Một tông phái Phật giáo, từ thế kỉ thứ bảy, lưu hành ở Trung Quốc (đời Đường), Tây Tạng, Nhật Bổn, v.v. § Còn gọi là "Bí mật giáo" , "Mật giáo" , "Kim cương thừa" .

▸ Từng từ:
真面目 chân diện mục

Từ điển trích dẫn

1. Hình thái, mặt mày vốn có xưa nay. ◇ Tô Thức : "Bất thức Lư San chân diện mục, Chỉ duyên thân tại thử san trung" , (Đề Tây Lâm bích 西) (Tại sao) không biết được hình trạng thật xưa nay của núi Lư, Chỉ là vì thân mình ở ngay trong dãy núi ấy (tức là bị hạn hẹp từ góc cạnh nhìn của mình).

▸ Từng từ:
衣鉢真傳 y bát chân truyền

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo cà sa và cái bát đi xin ăn của nhà sư, khi chết đi thì trao lại cho đồ đệ. Y bát chân truyền ý nói người học trò học được hết cái sở học chân chính của thầy.

▸ Từng từ: