冤 - oan
伸冤 thân oan

Từ điển trích dẫn

1. Bày tỏ điều oan ức để được tẩy oan.
2. Rửa sạch oan khuất. ◇ Chu Lập Ba : "Hữu oan đích thân oan, hữu cừu đích báo cừu" , (Bạo phong sậu vũ , Đệ nhất bộ thập nhị) Có oan khuất thì rửa sạch oan khuất, có thù thì báo thù.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho rõ điều ẩn ức.

▸ Từng từ:
冤仇 oan cừu

Từ điển trích dẫn

1. Giận ghét, thù hằn, cừu hận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận ghét thù hằn.

▸ Từng từ:
冤伏 oan phục

Từ điển trích dẫn

1. Khuất phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phải chịu đựng nỗi đau khổ không đúng lí.

▸ Từng từ:
冤債 oan trái

Từ điển trích dẫn

1. Nợ phải trả cho những việc làm sai trái trước, tạo tội nghiệt ắt có báo ứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nợ phải trả kiếp này, cho những việc làm không đúng lí của kiếp trước ( tiếng nhà Phật ). Đoạn trường tân thanh có câu: » Dễ dàng là thói hồng nhan, càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều « — Túc trái tiền oan : Nghĩa là nợ kiếp trước, oan kiếp trước, kiếp này phải trả. » Đã đành túc trái tiền oan « ( Kiều ).

▸ Từng từ:
冤刑 oan hình

Từ điển trích dẫn

1. Người chịu hình phạt một cách oan uổng. ◇ Hán Thư : "Phù tuyên minh giáo hóa, thông đạt u ẩn, sử ngục vô oan hình, ấp vô đạo tặc, quân chi chức dã" , , 使, , (Tuần lại truyện , Hoàng Bá ) Tuyên minh giáo hóa, thông đạt u ẩn, làm cho ngục không có người chịu tội oan, nước không có trộm cướp, đó là chức vụ của vua.
2. Chỉ oan án. ◇ Chu Biện : "Khởi thập cửu niên chi duệ đoán, hữu bát bách kiện chi oan hình" , (Khúc vị cựu văn , Quyển ngũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự trừng phạt không đúng, quá đáng, tội nhẹ mà phạt nặng, hoặc vô tội mà bị trừng phạt.

▸ Từng từ:
冤孽 oan nghiệt

Từ điển trích dẫn

1. Oan cừu nghiệp báo. ☆ Tương tự: "oan nghiệp" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cay độc đau khổ, hậu quả của những việc làm chồng chất từ những kiếp trước. Cũng tương tự như Oan nghiệp . Đoạn trường tân thanh có câu: » Thương ôi tài sắc bậc này, một dao oan nghiệt dứt dây phong trần «.

▸ Từng từ:
冤家 oan gia

Từ điển trích dẫn

1. Người thù, kẻ thù, cừu nhân. ◇ Sa Đinh : "Ngã tính Chương, tha tính Ổ, kí bất thị thân gia, dã bất thị oan gia" , , , (Khốn thú kí , Thập ngũ) Tôi họ Chương, bà ta họ Ổ, đã chẳng là thân thích, cũng không phải kẻ thù.
2. Tiếng gọi âu yếm đối với tình nhân. ◇ Tây sương kí 西: "Vọng đắc nhân nhãn dục xuyên, (...), đa quản thị oan gia bất tự tại" 穿, (...), (Đệ tứ bổn , Đệ nhất chiết) Ngóng trông người muốn mòn con mắt, (...), lòng oan gia chắc cũng bồn chồn.
3. Phiếm chỉ người mình yêu thương oan trái, chỉ đem lại khổ não cho mình mà không bỏ được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã giá lão oan gia thị na thế lí nghiệt chướng, thiên sanh ngộ kiến liễu giá ma lưỡng cá bất tỉnh sự đích tiểu oan gia, một hữu nhất thiên bất khiếu ngã thao tâm" , , (Đệ nhị thập cửu hồi) Già này chẳng hiểu vì oan nghiệt từ đời nào, để sinh ra hai đứa oan gia mê muội kia, không ngày nào là chúng không làm cho ta phải bận lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người thù. Kẻ thù — Gia đình có việc thù hằn lâu đời, nay gặp cảnh khổ, giống như bị trả thù. Đoạn trường tân thanh có câu: » Làm chi tội báo oan gia, thiệt mình mà hại đến ta hay gì «.

▸ Từng từ:
冤屈 oan khuất

oan khuất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nỗi oan không tỏ rõ được

Từ điển trích dẫn

1. Chịu ô nhục hoặc bách hại một cách oan uổng.
2. Buồn khổ, bất đắc chí. ◇ Khuất Nguyên : "Oan khuất nhi tự ức" (Cửu chương , Hoài sa ) Buồn khổ, bất đắc chí nhưng tự đè nén.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phải bóp lòng chịu đựng nỗi đau khổ không đúng lí.

▸ Từng từ:
冤憤 oan phẫn

Từ điển trích dẫn

1. Bị oan khuất mà phẫn hận. ◇ Bạch Cư Dị : "Duy công chi một, tao li họa loạn, oan phẫn thống khốc, thiên hạ sở tri" 歿, , , (Tế Lí tư đồ văn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ vì phải chịu nỗi đau khổ không đúng lí.

▸ Từng từ:
冤抑 oan ức

Từ điển trích dẫn

1. Oan khuất, chịu áp ức oan uổng mà không giãi bày được. ◇ Thẩm Kình : "Mộng hồn điên đảo, oan ức vô môn cáo" , (Song châu kí , Xử phân hậu sự ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bị đè nén mà phải chịu đựng nỗi đau khổ không đúng lí.

▸ Từng từ:
冤曲 oan khúc

Từ điển trích dẫn

1. Loan khúc, quanh co.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Oan khuất .

▸ Từng từ:
冤枉 oan uổng

Từ điển trích dẫn

1. Không có tội mà bị vu là có tội hoặc không có lỗi lầm mà bị chỉ trích.
2. Không có sự thật căn cứ, vu oan. ◇ Chu Nhi Phục : "Nhĩ biệt oan uổng hảo nhân" (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ tứ bát ) Mi chớ có vu oan cho người tốt.
3. Uổng phí, mất oan. ◇ Mao Thuẫn : "Giá tiền chân hoa đắc hữu điểm oan uổng" (Tiểu vu ) Món tiền tiêu này thật có phần uổng phí.
4. Không xứng, không đáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu đựng đau khổ không đúng lí mà không nói ra được — Cong vạy, không ngay thẳng, không đúng lí.

▸ Từng từ:
冤業 oan nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo thuật ngữ: Nghiệp oan khuất báo ứng do kiếp trước làm việc ác.
2. Kẻ thù, oan cừu.
3. Chỉ nhân duyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hậu quả đau khổ phải chịu trong cuộc sống, do thù hận chồng chất từ trước. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cũng là oan nghiệp chi đây, sa cơ mới đến thế này chẳng dưng «.

▸ Từng từ:
冤氣 oan khí

Từ điển trích dẫn

1. Khí bất bình uất kết trong lòng vì chịu phải oan khuất. ◇ Đãng khấu chí : "Nhĩ ngã đích oan khí hựu bất tri hà nhật xuất dã" (Đệ cửu bát hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái phần còn lại của người chết không đúng lí. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra «.

▸ Từng từ:
冤牽 oan khiên

Từ điển trích dẫn

1. Oan nghiệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối hận thù dằng dai, lôi kéo nhau. » Bây giờ người phải oan khiên « ( Tự Tình khúc ).

▸ Từng từ:
冤罪 oan tội

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm xấu không phải do mình làm ra mà mình phải chịu.

▸ Từng từ:
冤苦 oan khổ

Từ điển trích dẫn

1. Oan khuất thống khổ. ◇ Hán Thư : "Bần cùng cô nhược, oan khổ thất chức" , (Đổng Trọng Thư truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nỗi cực nhọc đau đớn không đúng lí. Phải chịu đựng nỗi cực nhọc đau đớn không đúng lí.

▸ Từng từ:
冤訴 oan tố

Từ điển trích dẫn

1. Kêu oan, vì bị oan khuất mà cáo lên bậc trên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói lên nỗi oan khổ không đúng lí mà mình phải chịu. Kêu oan.

▸ Từng từ:
冤酷 oan khốc

Từ điển trích dẫn

1. Tàn khốc vô đạo. ◇ Hàn Thi ngoại truyện : "Lục vô cô, lao dân lực, oan khốc chi lệnh" , , (Quyển ngũ ) Giết người vô tội, nhọc sức dân, mệnh lệnh tàn khốc vô đạo.
2. Không có tội mà bị hình phạt giết. ◇ Tam quốc chí : "Tích Tần dân liên Bạch Khởi chi vô tội, Ngô nhân thương Tử Tư chi oan khốc, giai vi lập từ" , , (Đặng Ngải truyện ) Xưa dân nước Tần xót Bạch Khởi vô tội, người nước Ngô thương Tử Tư bị giết oan, đều lập đền thờ cho họ.
3. Án kiện oan ức, sự ủy khuất, việc oan khuất. ◇ Chu Thư : "Nhược đắc nhất tuyết oan khốc, vạn tử vô hận" , (Văn Đế kỉ thượng ) Nếu được rửa sạch oan khuất thì có phải chết cũng không mang hận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Oan khổ . Đoạn trường tân thanh có câu: » Búa rìu bao quản thân tàn, nỡ đày đọa trẻ càng oan khốc già «.

▸ Từng từ:
冤魂 oan hồn

Từ điển trích dẫn

1. Hồn người bị oan khuất mà chết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hồn của người chết không đúng lí.

▸ Từng từ:
前冤 tiền oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều ngang trái đau khổ xảy ra từ kiếp trước, gây nên hậu quả xấu ở kiếp này. Đoạn trường tân thanh : » Đã đành túc trái tiền oan «.

▸ Từng từ:
含冤 hàm oan

Từ điển trích dẫn

1. Ngậm oan, bị oan ức mà chưa bày tỏ ra được. § Cũng viết là "hàm oan" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu đựng nhiều đau khổ không phải của mình.

▸ Từng từ:
洗冤 tẩy oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rửa sạch nỗi đau khổ phải chịu một cách không đúng lí. Đoạn trường tân thanh : » Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan «.

▸ Từng từ:
煩冤 phiền oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu uất ức không nói ra được.

▸ Từng từ:
解冤 giải oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cởi bỏ nỗi khổ không phải của mình mà mình phải chịu. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Giải oan chi mượn để đàn tràn «.

▸ Từng từ:
訴冤 tố oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ nỗi đau khổ không chánh đáng mà mình phải chịu. Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ: » Tờ tố oan tay ngỏ giữa trời «.

▸ Từng từ:
誣冤 vu oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt điều ra khiến người khác phải chịu khổ.

▸ Từng từ:
銜冤 hàm oan

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu nỗi đau khổ mà không nói ra được.

▸ Từng từ: