cực kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cực kỳ, rất, cùng

Từ điển trích dẫn

1. Hình phạt nghiêm khốc. ◇ Tư Mã Thiên : "Tích kì bất thành, dĩ tựu cực hình, nhi uấn sắc" , , (Báo Nhiệm An thư ).
2. Chỉ tử hình. ◇ Tiết Điều 調: "Thượng thư thụ ngụy mệnh quan, dữ phu nhân giai xử cực hình" , ( Song truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự trừng phạt đau khổ.

Từ điển trích dẫn

1. Tính tình quái dị, hành vi không hợp thường tình người ta. ★ Tương phản: "thông tình đạt lí" . ◇ Trang Tử : "Ngô văn ngôn ư Tiếp Dư, đại nhi đương, vãng nhi bất phản. Ngô kinh phố kì ngôn, do Hà Hán nhi cực dã. Đại hữu kính đình, bất cận nhân tình yên" 輿, , . , . , (Tiêu dao du ) Tôi nghe lời nói của Tiếp Dư, lớn mà không đúng, đi mà không về. Tôi kinh khiếp lời nói của ông ta, cũng như sông Hà Hán mênh mông cùng. Đây và đó khác biệt nhau rất xa, không gần với thường tình người ta.

cực đoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cực đoan, quá nghiêng về một phía

Từ điển trích dẫn

1. Hai đầu tận cùng của vật thể.
2. Quá khích, quá mức bình thường.
3. cùng, hết sức, cực độ. ◎ Như: "tha cá tính hoạt bát, thả thị cá cực đoan nhiệt thành đích nhân" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng, chỉ sự quá đáng.
khoác, khuếch
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoác

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

khuếch

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn, rộng. ◎ Như: "độ lượng khôi khuếch" độ lượng lớn lao. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Dư độc Tư Mã binh pháp, hoành khuếch thâm viễn" : , (Tư Mã Nhương Tư truyện ) Thái Sử Công nói: Ta đọc binh pháp của Tư Mã (Nhương Tư), bao la sâu xa.
2. (Tính) Rỗng không. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử đại khuếch chi vũ, du cực chi dã" , (Tinh thần ) Khiến cho không gian trống rỗng, rong chơi ở cõi cùng.
3. (Danh) Vành ngoài, chu vi. ◎ Như: "luân khuếch" vành bánh xe, "nhĩ khuếch" vành tai.
4. (Động) Mở rộng. ◎ Như: "khuếch sung" mở rộng ra, "khai khuếch" mở mang, "khuếch đại" mở lớn.
5. (Động) Trừ sạch. ◎ Như: "khuếch thanh lậu tập" trừ khử những tập quán xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, như độ lượng khôi khuếch độ lượng lớn lao. Làm việc không thiết thực gọi là khuếch lạc , với đời không hợp cũng gọi là khuếch lạc.
② Mở, như khuếch sung mở rộng ra. Ðang nhỏ mà mở mang cho to lớn thêm gọi là khuếch sung.
③ Bỗng không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớn, lớn rộng, mênh mông, bao la: Bầu trời bao la; Độ lượng lớn lao;
② Khuôn, vành, phạm vi: Vành tai;
③ (văn) Mở: Mở rộng ra;
④ (văn) Rỗng không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Trống trải. Dọn cho trống đi.
sọa, sỏa, xọa
shǎ ㄕㄚˇ

sọa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu xuẩn, không thông tuệ. ◎ Như: "sọa thoại" lời ngu xuẩn.
2. (Tính) Ngớ ngẩn, khờ khạo. ◎ Như: "sọa khí" ngốc ngếch. ◇ Tây sương kí 西: "Thế thượng hữu giá đẳng sọa giác" (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Ở đời lại có hạng người ngốc đến như thế.
3. (Phó) Cứ một mực (chỉ làm gì đó, không biết nghĩ tới chuyện khác). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ dã học ta phục thị, biệt nhất vị sọa ngoạn sọa thụy" , (Đệ ngũ thập bát hồi) Mày cũng tập hầu hạ đi chứ, đừng có một mực cứ chơi với ngủ thôi à.
4. (Phó) Rất, lắm, cực. ◇ danh thị : "Bát cửu tằng giáp sọa trọng đích, khả chẩm ma phi?" , ? (Xạ liễu chủy hoàn , Đệ tam chiệp) Tám chín lớp dày thế này nặng lắm, làm sao mà mặc vào được?
5. (Phó) Ngẩn ra, ngây cả người. ◎ Như: "khán sọa liễu" nhìn ngẩn ra, "hách sọa liễu" sợ ngẩn cả người. ◇ Lão Xá : "Lão Vương hồi lai dã sọa liễu" (Liễu gia đại viện ).

Từ ghép 1

sỏa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngốc, dại khờ: Nói chuyện ngây ngô buồn cười; Sợ quá, ngớ ngẩn cả người ra; Tôi dại quá;
② Quần quật, ngang ngạnh, cứng đầu: Không thể cứ làm quần quật thế mãi, mà phải nghiên cứu cách làm; Những việc tốt như vậy mày đều không làm, thật cũng là ngang ngạnh.

xọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khờ dại, ngớ ngẩn
2. cứng đầu, ngang ngạnh

Từ điển Thiều Chửu

① Láu lỉnh, u mê không biết cái gì cũng gọi là xọa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngốc, dại khờ: Nói chuyện ngây ngô buồn cười; Sợ quá, ngớ ngẩn cả người ra; Tôi dại quá;
② Quần quật, ngang ngạnh, cứng đầu: Không thể cứ làm quần quật thế mãi, mà phải nghiên cứu cách làm; Những việc tốt như vậy mày đều không làm, thật cũng là ngang ngạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngu ngốc, chậm hiểu.
luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

Từ điển trích dẫn

1. Vượt đến cõi giải thoát, cứu độ được người khác. Phiên âm tiếng Phạn "pāramitā". Còn được phiên âm là "Ba-la-mật-đa" và "Ba-la-nhĩ-đa" , Hán dịch là "đáo bỉ ngạn" qua đến bờ bên kia, "độ cực" đến nơi không giới hạn, "độ" vượt qua, "sự cứu cánh" viên mãn rốt ráo sự việc. Thuật ngữ đề cập đến pháp tu tập nền tảng Tính không của hàng Bồ Tát Đại thừa để đưa chúng sinh đến bờ giải thoát. Phật giáo Đại thừa có dạy pháp tu Lục Ba-la-mật và Thập Ba-la-mật để được đến bờ giải thoát.
2. Cây mít, trái mít. § Cũng gọi là "ba la mật" , "bà na sa" .

Từ điển trích dẫn

1. Vùng đất ở biên giới. § Cũng như "biên cảnh" .
2. Biên tế, giới hạn. ◇ Tư Mã Quang : "Ma mạch cực vọng biên cương" (Họa phạm cảnh nhân tây kì dã lão 西) Rừng cây gai đồng lúa mạch nhìn mút mắt không giới hạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Biên cảnh .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có tội gì. Cũng như: tội. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu: » Bầy cửu lưu cứ giữ nghề xưa, thầm tủi cô chịu cực «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.