Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người bạn học cùng thầy với mình — Tiếng gọi người thầy tu đã tu trước mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Dạy đem pháp bảo sang hầu sư huynh «.
biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ranh giới, chỗ hai nước hoặc hai khu đất tiếp cận nhau. ◎ Như: "thủ biên" phòng vệ biên giới, "thú biên" đóng giữ ở vùng biên giới, "khẩn biên" khai khẩn đất ở biên giới.
2. (Danh) Bên, ven. ◎ Như: "giang biên" ven sông, "lộ biên" bên đường.
3. (Danh) Chung quanh, chu vi. ◎ Như: "trác biên" bốn cạnh bàn, "sàng biên" chung quanh giường.
4. (Danh) Giới hạn, tận cùng. ◎ Như: "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" , biển khổ không cùng, quay đầu là bờ. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
5. (Danh) Phía, đằng, phương hướng. ◎ Như: "tả biên" phía trái, "tiền biên" đằng trước, "đông biên" phía đông, "ngoại biên" phía ngoài.
6. (Danh) Đầu mối.
7. (Danh) Cạnh (từ dùng trong môn hình học). ◎ Như: "đẳng biên tam giác hình" hình tam giác đều (ba cạnh dài bằng nhau).
8. (Danh) Đường viền (trang sức). ◎ Như: "kim biên" đường viền vàng.
9. (Danh) Lượng từ: cạnh. ◎ Như: "ngũ biên hình" hình năm cạnh.
10. (Danh) Họ "Biên".
11. (Tính) Lệch, không ngay.
12. (Tính) Biểu thị vị trí. Tương đương với "lí" , "nội" , "trung" . ◇ Cao Thích : "Đại mạc phong sa lí, Trường thành vũ tuyết biên" , (Tín An Vương mạc phủ ) Trong gió cát sa mạc, Trong tuyết mưa trường thành.
13. (Phó) Một mặt ..., vừa ... vừa. ◎ Như: "biên tố biên học" một mặt làm việc, một mặt học hành, "biên cật phạn biên khán điện thị" vừa ăn cơm vừa xem truyền hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven bờ. Như giang biên ven bờ sông.
② Bên cõi, chỗ địa phận nước này giáp nước kia. Như biên phòng sự phòng bị ngoài biên.
③ Bên. Như lưỡng biên hai bên. Một mặt gọi là nhất biên .
④ Ðường viền, đính vào bên mép áo cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
② Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ nước — Bên cạnh, một vùng, một phương — Gần, liền với — Chỗ giáp ranh.

Từ ghép 32

Từ điển trích dẫn

1. Tám nhà văn học nổi tiếng nhất Trung Hoa gồm "Hàn Dũ" , "Liễu Tông Nguyên" (đời Đường), "Âu Dương Tu" , "Tô Tuân" , "Tô Thức" , "Tô Triệt" , "Vương An Thạch" và "Tăng Củng" (đời Tống).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tám nhà văn học nổi tiếng nhất Trung Hoa gồm Hàn Dũ , Liễu Tông Nguyên ( đời Đường ), Âu Dương Tu , Tô Tuân , Tô Thức , Tô Triệt , Vương An Thạch và Tăng Củng ( đời Tống ). Cũng gọi rõ là Đường Tống Bát đại gia.
ta, tá
sā ㄙㄚ, suò ㄙㄨㄛˋ, xiē ㄒㄧㄝ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ít ỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: một ít. ◇ Thủy hử truyện : "Lão nhi hòa giá tiểu tư thượng nhai lai mãi liễu ta tiên ngư, nộn kê" , (Đệ tứ hồi) Ồng già và đứa ở ra phố mua một ít cá tươi, gà giò.
2. (Phó) Ít, chút xíu. ◎ Như: "ta vi" chút ít. ◇ Thủy hử truyện : "Thành lí, tịnh vô ta động tĩnh" , (Đệ tứ thập nhất hồi) Trong thành, không có chút động tĩnh gì cả.
3. (Phó) Dùng sau hình dung từ, biểu thị so sánh, hơn kém. ◎ Như: "đa ta" nhiều hơn chút, "dung dị ta" dung dị hơn.
4. Một âm là "tá". (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị thương cảm. ◇ Khuất Nguyên : "Bàng dương vô sở ỷ, Quảng đại vô sở cực tá!" , (Chiêu hồn ) Quanh co không biết nương tựa vào đâu, Rộng bao la không biết đâu là cùng!

Từ điển Thiều Chửu

① Ít, như nhất ta một ít.
② Một âm là tá, dùng làm trợ ngữ, dùng ở cuối câu thơ thương cảm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một số, một vài, phần nào, ít nhiều, chút ít: Đi mua một số sách; Còn một vài người chưa đến; Đã có ảnh hưởng phần nào;
② Đặt sau chữ "", biểu thị ý rất nhiều: Chế tạo được rất nhiều xe hơi;
③ Đặt sau tính từ, chỉ mức độ so sánh tương đối: Bệnh có phần nhẹ hơn; , Học kĩ hơn, sẽ hiểu sâu hơn;
④ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn, đồng thời có tác dụng thư hoãn ngữ khí: Bứng chín ngàn cây đấy (Khuất Nguyên: Chiêu hồn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chút ít. Một chút — Một âm là Tá. Xem Tá.

Từ ghép 9

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: một ít. ◇ Thủy hử truyện : "Lão nhi hòa giá tiểu tư thượng nhai lai mãi liễu ta tiên ngư, nộn kê" , (Đệ tứ hồi) Ồng già và đứa ở ra phố mua một ít cá tươi, gà giò.
2. (Phó) Ít, chút xíu. ◎ Như: "ta vi" chút ít. ◇ Thủy hử truyện : "Thành lí, tịnh vô ta động tĩnh" , (Đệ tứ thập nhất hồi) Trong thành, không có chút động tĩnh gì cả.
3. (Phó) Dùng sau hình dung từ, biểu thị so sánh, hơn kém. ◎ Như: "đa ta" nhiều hơn chút, "dung dị ta" dung dị hơn.
4. Một âm là "tá". (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị thương cảm. ◇ Khuất Nguyên : "Bàng dương vô sở ỷ, Quảng đại vô sở cực tá!" , (Chiêu hồn ) Quanh co không biết nương tựa vào đâu, Rộng bao la không biết đâu là cùng!

Từ điển Thiều Chửu

① Ít, như nhất ta một ít.
② Một âm là tá, dùng làm trợ ngữ, dùng ở cuối câu thơ thương cảm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một số, một vài, phần nào, ít nhiều, chút ít: Đi mua một số sách; Còn một vài người chưa đến; Đã có ảnh hưởng phần nào;
② Đặt sau chữ "", biểu thị ý rất nhiều: Chế tạo được rất nhiều xe hơi;
③ Đặt sau tính từ, chỉ mức độ so sánh tương đối: Bệnh có phần nhẹ hơn; , Học kĩ hơn, sẽ hiểu sâu hơn;
④ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn, đồng thời có tác dụng thư hoãn ngữ khí: Bứng chín ngàn cây đấy (Khuất Nguyên: Chiêu hồn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ dùng cuối câu hỏi. Cung oán ngâm khúc có câu: » Hẳn túc trái làm sao đấy tá « — Một âm là Ta. Xem Ta.
ngạn
àn ㄚㄋˋ

ngạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bờ, biên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bờ. ◎ Như: "đê ngạn" bờ đê, "đáo bỉ ngạn" đến bờ bên kia (thuật ngữ Phật giáo: giác ngộ, giải thoát).
2. (Danh) § Xem "ngạn ngục" .
3. (Tính) Cao. ◇ Hán Thư : "Sung vi nhân khôi ngạn" (Giang Sung truyện ) Sung là người khôi vĩ cao lớn.
4. (Tính) Cao ngạo, trang nghiêm. ◎ Như: "ngạn nhiên đạo mạo" trang trọng nghiêm túc.

Từ điển Thiều Chửu

① Bờ, như đê ngạn bờ đê.
Tu đạo chứng chỗ cùng cực gọi là đạo ngạn nghĩa là người hư nhờ có công tu học biết tới cõi hay, cũng như đắm đuối nhờ người cứu vớt vào tới bờ vậy. Trong kinh Phật nói tu chứng đến cõi chính giác là đáo bỉ ngạn , đăng giác ngạn đều là cái nghĩa ấy cả.
③ Cao ngất, ngạn nhiên đạo mạo dáng đạo cao cả. Thể phách khỏe mạnh gọi là khôi ngạn . Tính không cùng hòa với mọi vật gọi là nhai ngạn cũng cùng một ý cao cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, bến: Bờ sông; Tàu (thuyền) đã cặp bến; Lòng muốn của con người vô cùng tận, chỉ lúc quay đầu lại mới thấy bến bờ;
② Tự cao: Tự cao tự đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ sông. Td: Tả ngạn, Hữa ngạn — Bờ đất cao — Để lộ ra, không che đậy gì — Để đầu trần.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Về học thuật hoặc các sự hạng khác, tùy theo tính chất sự vật chia thành loại mục. ◇ Đinh Linh : "Học đường lí khoa mục thị ngận đa đích, quốc văn, tu thân, địa lí, lịch sử, tổng hữu thập kỉ môn" , , , , , (Mẫu thân ).
2. Chỉ phân khoa tuyển bạt quan lại (kể từ đời Đường trở đi). ◇ Minh sử : "Minh chế, khoa mục vi thịnh, khanh tướng giai do thử xuất, học hiệu tắc trữ tài dĩ ứng khoa mục giả dã" , , , (Tuyển cử chí nhất ).
3. Chỉ nhờ qua khoa cử đạt được công danh.
4. Chỉ người khoa mục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự liệt kê các kì thi và những người thi đậu — Chỉ người thi đậu. » Khoa mục triều đình mở rộng thay « ( Thơ cổ ).
giảng
jiǎng ㄐㄧㄤˇ

giảng

phồn thể

Từ điển phổ thông

giảng giải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa giải, thương nghị. ◎ Như: "giảng hòa" giải hòa, "giảng giá" trả giá, mặc cả. ◇ Chiến quốc sách : "Tam quốc chi binh thâm hĩ, quả nhân dục cát Hà Đông nhi giảng" , (Tần sách tứ, Tam quốc công Tần ) Quân ba nước tiến sâu quá rồi, quả nhân muốn cắt đất Hà Đông để giảng hòa.
2. (Động) Dùng lời nói cho hiểu rõ nghĩa, thuyết minh. ◎ Như: "giảng thư" giảng sách, "giảng kinh" . ◇ Trần Nhân Tông : "Trai đường giảng hậu tăng quy viện" (Thiên Trường phủ ) Ở nhà trai giảng xong, sư về viện.
3. (Động) Nói, bàn, kể, trình bày. ◎ Như: "giảng Anh ngữ" nói tiếng Anh, "giảng cố sự" kể chuyện. ◇ Thủy hử truyện : "Khán khán ai bộ thậm khẩn, các xứ thôn phường giảng động liễu" , (Đệ thập nhất hồi) Tình hình lùng bắt ráo riết, các xóm phường đều bàn tán xôn xao.
4. (Động) Chú ý, chú trọng. ◎ Như: "giảng hiệu suất" chú trọng đến năng suất. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
5. (Động) Xét, so sánh cao thấp. ◎ Như: "giá thứ cạnh kĩ thị giảng văn đích hoàn thị giảng vũ đích?" lần tranh tài này là xét về văn hay là xét về võ?
6. (Động) Mưu toan. ◇ Tả truyện : "Giảng sự bất lệnh" (Tương Công ngũ niên ) Mưu tính việc không tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòa giải, lấy lời nói bảo cho hai bên hiểu ý tứ nhau mà hòa với nhau không tranh giành nhau nữa gọi là giảng. Như giảng hòa .
② Giảng giải, lấy lời nói mà nói cho người ta hiểu rõ nghĩa gọi là giảng. Như giảng thư giảng sách, giảng kinh , v.v.
③ Bàn nói.
④ Tập, xét.
⑤ Mưu toan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói: Anh ấy biết nói tiếng Việt; Vừa rồi anh ấy nói gì?;
② Kể: Kể những chuyện đã qua;
③ Giảng, giảng giải, giải thích: Giảng bài; Bài thơ cổ này khó giảng lắm;
④ Chú ý: Công tác phải chú ý đến năng suất;
⑤ (văn) Tập, xét;
⑥ (văn) Mưu toan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói chuyện. Nói. Chẳng hạn Giảng Hoa ngữ ( nói tiếng Trung Hoa ) — Nói rõ ý nghĩa — Dạy học cũng nói là Giảng học — Làm cho hai bên được hòa thuận êm đẹp. Chẳng hạn Giảng hòa.

Từ ghép 16

đức
dé ㄉㄜˊ

đức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đạo đức, thiện
2. ơn, ân
3. nước Đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
2. (Danh) Phẩm hạnh, tác phong. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển" , . (Nhan Uyên ) Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống.
3. (Danh) Ơn, ân huệ, ân trạch. ◎ Như: "dĩ oán báo đức" lấy oán trả ơn. ◇ Luận Ngữ : "Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức" : , ? : ? , (Hiến vấn ) Có người hỏi: Lấy đức báo oán, nên không? Khổng Tử đáp: Thế gì lấy gì báo đức? Cứ chính trực mà báo oán, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.
4. (Danh) Ý, lòng tin, tâm ý. ◎ Như: "nhất tâm nhất đức" một lòng một ý, quyết tâm không đổi, "li tâm li đức" chia lòng rẽ ý (không đồng tâm hợp tác).
5. (Danh) Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. ◎ Như: mùa xuân gọi là "thịnh đức tại mộc" , mùa hè gọi là "thịnh đức tại hỏa" .
6. (Danh) Tên nước "Đức-ý-chí" thường gọi tắt là nước "Đức" (tiếng Anh: Federal Republic of Germany).
7. (Danh) Họ "Đức".
8. (Động) Cảm ơn, cảm kích. ◇ Liêu trai chí dị : "Chủ nhân văn nhi đức chi, tặng kim ngũ lạng, úy chi sử quy" , , 使 (Vương Thành ) Người chủ quán nghe thế rất biết ơn (Vương Thành), tặng cho năm lạng vàng, an ủi bảo về.
9. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "đức chính" chính trị tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðạo đức. Cái đạo để lập thân gọi là đức. Như đức hạnh , đức tính , v.v.
② Thiện. Làm thiện cảm hóa tới người gọi là đức chính , đức hóa .
③ Ơn. Như túy tửu bão đức ơn cho no say rồi, vì thế nên cảm ơn cũng gọi là đức.
④ Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. Như mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc , mùa hè gọi là thịnh đức tại hỏa , v.v. Tên nước Ðức-ý-chí thường gọi tắt là nước Ðức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đức hạnh, đức tính, đạo đức: Đạo đức; Đức tính chung;
② Lòng: Một lòng một dạ;
③ Ân huệ, ơn đức: Mang ơn huệ; Lấy oán trả ơn, ăn mật trả gừng, ăn sung trả ngái;
④ [Dé] (Họ) Đức;
⑤ [Dé] Nước Đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng tính tình — Ơn huệ — Điều may mắn được hưởng. Chẳng hạn Phúc đức — Tên nước ở Âu châu, tức nước Đức ( germany ) — Tên người, tức Trịnh Hoài Đức, Công thần thời Nguyễn sơ, sinh 1765, mất 1825, hiệu là Cấn Trai, Tổ tiên là người Phúc Kiến Trung Hoa di cư tới vùng Trấn Biên ( Biên Hòa ), thi đậu năm 1788, theo giúp Nguyễn Ánh có công, trải thờ hai triều Gia Long và Minh Mệnh, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, năm 1802 có đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm có Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi tập. Ông còn là một trong Gia định Tam gia thi — Tên người, tức Nguyễn Quý Đức sinh 1648, mất 1730, người xã Tây mỗ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông Bắc phần Việt Nam đậu Bảng nhãn năm 1676, tức Vĩnh Trị nguyên niên đời Lê Hi Tông, làm quan tới Binh bộ Thượng thư, tước Liêm Quận Công, có đi sứ Trung Hoa năm 1690. Ông từng phụng mệnh vua, cùng với Lê Hi, soạn bộ Đại Việt sử kí tục biên.

Từ ghép 36

thánh
shèng ㄕㄥˋ

thánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

thần thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thánh, người có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí. ◎ Như: "siêu phàm nhập thánh" vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào bậc thánh. ◇ Luận Ngữ : "Cố thiên túng chi tương thánh, hựu đa năng dã" , (Tử Hãn ) Ấy, nhờ trời buông rộng cho ngài làm thánh, ngài lại còn có nhiều tài.
2. (Danh) Người có học thức hoặc tài nghệ đã đạt tới mức cao thâm. ◎ Như: "thi thánh" thánh thơ, "thảo thánh" người viết chữ thảo siêu tuyệt.
3. (Tính) Sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt. ◎ Như: "thánh nhân" , "thần thánh" .
4. (Tính) Tiếng tôn xưng vua, chúa. ◎ Như: "thánh dụ" lời dụ của vua, "thánh huấn" lời ban bảo của vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Thánh, tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực gọi là thánh, như siêu phàm nhập thánh vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào cõi thánh. Phàm cái gì mà tới tột bực đều gọi là thánh, như thi thánh thánh thơ.
③ Lời nói tôn kính nhất, như lời dụ của vua gọi là thánh dụ , thánh huấn , v.v.
④ Sáng suốt, cái gì cũng biết tỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thánh (người có đạo đức và tài cao học rộng, thông suốt lẽ đời): Bậc thánh, thánh nhân; Thánh hiền;
② Tên đẹp tỏ ý sùng bái: Đất thánh; 使 Sứ mệnh thần thánh;
Từ để tôn xưng nhà vua (thời xưa): Thánh thượng, nhà vua; Lời dụ của vua;
④ (văn) Người giỏi giang tinh thông về một lãnh vực hay một nghề: Thi thánh (người làm thơ cực giỏi); Người viết chữ thảo siêu tuyệt;
⑤ Tín đồ tôn giáo tôn xưng người hoặc sự vật liên quan đến tôn giáo của mình: Kinh thánh; Ngày sinh của đức giáo chủ (tùy theo đạo);
⑥ (văn) Rượu trong;
⑦ (văn) Sáng suốt, anh minh, thông suốt lẽ đời: Cho nên bậc thánh càng thêm sáng suốt, kẻ ngu càng thêm ngu muội (Hàn Dũ: Sư thuyết).

Từ ghép 29

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mừng việc vui mừng — Pháp danh của một vị tăng văn học đời Lí, họ Nguyễn, không rõ tục danh, người làng Cổ Giao huyện Long Biên tỉnh Hà Đông - Bắc phần, tu tại chùa Từ Liêm huyện Vĩnh Khang tỉnh Nam Định, sinh 1067, mất 1142. Tác phẩm chữ Hán để lại có Ngộ Đạo Thi Tập.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.