tòng sự

phồn thể

Từ điển phổ thông

đảm trách, gánh vác, tiến hành công việc

Từ điển trích dẫn

1. Đảm trách, làm nghề, giữ việc. ◎ Như: "tòng sự nông canh" .
2. Làm việc, tiến hành công việc. ◎ Như: "cần miễn tòng sự" .
3. Để tâm lực vào, đem hết sức làm việc nào đó. ◇ Quốc ngữ : "Thì vũ kí chí (...) dĩ đán mộ tòng sự ư điền dã" (...) (Tề ngữ ) Mùa mưa đến (...) sáng chiều chuyên chú làm việc đồng áng.
4. Chỉ nhậm chức. ◇ Hàn Dũ : "Dũ thường tòng sự ư Biện, Từ nhị phủ, lũ đạo ư lưỡng châu gian" , (Trương Trung Thừa truyện hậu tự ).
5. Trừng phạt, xử trí. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cảm hữu trở đại nghị giả, dĩ quân pháp tòng sự" , (Đệ tứ hồi) Ai dám ngăn trở việc lớn này, thì ta sẽ lấy phép quân trị tội.
6. Tùy tùng, phụng sự. ◇ Ngưu Tăng Nhụ : "Hướng mộ tiên sanh cao trục, nguyện tòng sự tả hữu nhĩ" , (Huyền quái lục , Trương Tá ).
7. Hoành hành.
8. Tên chức quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo việc, làm việc.

Từ điển trích dẫn

1. Kết giao, giao hảo. ◇ Tôn Tử : "Bĩ địa vô xá, cù địa giao hợp" , (Cửu biến ) Chỗ đất đổ nát không nhà cửa, thì giao kết chư hầu cho bền vững.
2. Liền nhau, liên tiếp. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Lưỡng ngạn thạch phong giao hợp, thủy lưu hạp gian" , (Từ hà khách du kí ).
3. Giao cấu, giao phối, tính giao. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Đế hựu lệnh họa công hội họa sĩ nữ giao hợp chi đồ sổ thập bức, huyền ư các trung" , (Tùy Dương đế dật du triệu khiển ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Giao cấu .

Từ điển trích dẫn

1. Lầu quán biểu diễn hát múa. Cũng chỉ kĩ viện. ◇ Trịnh Cốc : "Loạn phiêu tăng xá trà yên thấp, Mật sái ca lâu tửu lực vi" , (Tuyết trung ngẫu đề ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà dành riêng cho việc ca hát vui chơi. Cung oán ngâm khúc có câu: » Thú ca lâu dế khóc canh dài «.

linh ngữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà tù

Từ điển trích dẫn

1. Nhà tù, ngục. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Chỉ hảo dũ tử linh ngữ chi trung hĩ" (Đệ thập nhất hồi) Chỉ có chết rục trong tù mà thôi.

linh ngự

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà tù. Chỗ giam người có tội.

Từ điển trích dẫn

1. Tức "Bồng Lai" . Theo truyền thuyết xưa là núi ngoài biển chỗ tiên ở. ◇ Vương Gia : "Tam Hồ tắc hải trung tam san dã. Nhất viết Phương Hồ, tắc Phương Trượng dã; nhị viết Bồng Hồ, tắc Bồng Lai dã; tam viết Doanh Hồ, tắc Doanh Châu dã. Hình như hồ khí" . , ; , ; , . (Thập di kí , Cao Tân ).

tả hữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, xấp xỉ, trên dưới, khoảng chừng

Từ điển trích dẫn

1. Phía trái và phía phải.
2. Vào khoảng. ◎ Như: "tảo thượng 7 thì 10 phân tả hữu" 710 lúc sớm vào khoảng 7 giờ 10 phút.
3. Gần bên, phụ cận.
4. Các phương diện.
5. Hầu cận, cận thần.
6. Tự khiêm xưng là "tả hữu" , ý nói mình là kẻ hầu cận.
7. Thường dùng trong thư từ để gọi người bên kia. ◇ Tư Mã Thiên : "Thị bộc chung dĩ bất đắc thư phẫn muộn dĩ hiểu tả hữu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Tôi rút cục đành chịu không sao bày giải nỗi buồn bực để cho ông (tức Nhậm Thiếu Khanh) hiểu rõ.
8. Phản bội, có lòng làm trái.
9. Giúp đỡ, phù trợ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dĩ công dụng kinh thuật tả hữu tiên đế ngũ niên, nhẫm văn kì đức" , (Đường cố trung thư thị lang bình chương sự vi công tập kỉ ).
10. Che chở, bảo hộ.
11. Chỉ huy, cầm đầu.
12. Dù thế nào, dù sao. ☆ Tương tự: "phản chánh" , "hoành thụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên trái và bên phải — Chỉ người thân cận đứng hầu sát hai bên.

Từ điển trích dẫn

1. Mịt mờ, khó biết đích xác. ◇ Vương Ngao : "Thế hữu hoảng hốt bất khả tri giả tam: quỷ thần dã, thần tiên dã, thiện ác chi báo ứng dã" : , , (Chấn trạch trường ngữ , Tiên thích ).
2. Hoang mang, tâm thần không yên ổn. ◇ Đông Quan Hán kí : "Lệnh vi cuồng tật, hoảng hốt bất tự tri sở ngôn" , (Chất Uẩn truyện ).
3. Thình lình, bỗng chợt, thúc hốt. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Đế hốt ngộ kì dĩ tử, sất chi (...) hoảng hốt bất kiến, đế ngột nhiên bất tự tri, kinh quý di thì" , (...), , (Tùy Dương đế dật du Triệu Khiển ).
4. Hình dung nhanh chóng, tật tốc. ◇ Lí Bạch : "Kê minh xoát Yến bô mạt Việt, Thần hành điện mại niếp hoảng hốt" , (Thiên mã ca ).
5. Phảng phất, gần như. ◇ Diệp Thích : "Kì thụ lâm nham thạch, u mậu thâm trở, hoảng hốt cách trần thế" , , (Tống cố trung tán đại phu... ).
6. Khinh hốt.

Từ điển trích dẫn

1. Xét xử lần thứ nhất. § Hai lần sau gọi là "trung thẩm" và "thượng thẩm" .
2. Xem xét thẩm hạch lần đầu.
3. Thẩm tra lần thứ nhất (văn cảo, thư cảo...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét xử lúc đầu.

hà trạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

một thành phố ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc

Từ điển trích dẫn

1. Giềng lưới và mắt lưới: chỉ phần chủ yếu ("đại cương" ) và các mục nhỏ ("tế mục" ).
2. Tên gọi loại sách biên soạn cho dễ tra cứu. ◎ Như: "Bổn thảo cương mục" của "Lí Thì Trân" .
3. Pháp võng, pháp độ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giềng lưới và mắt lưới, chỉ phần chủ yếu và các phần nhỏ trong phần chủ yếu đó — Một cách chép sử của Trung Hoa và Việt Nam thời xưa, chép theo các sự việc lớn ( cương ), bao gồm những sự việc nhỏ bên trong ( mục ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.