khiếu
jiào ㄐㄧㄠˋ

khiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kêu, gọi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kêu, hót, rống. ◎ Như: "đại khiếu nhất thanh" kêu to một tiếng. ◇ Nguyễn Du : "Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai" (Vọng quan âm miếu ) Khắp núi bóng chiều rơi, vượn kêu thương.
2. (Động) Gọi bảo, kêu lại. ◇ Thủy hử truyện : "Đương hạ nhật vãn vị hôn, Vương Tiến tiên khiếu Trương bài nhập lai" . (Đệ nhị hồi) Hôm đó lúc trời chưa tối, Vương Tiến trước hết gọi tên lính canh họ Trương vào.
3. (Động) Gọi là, tên là. ◇ Thủy hử truyện : "Tiểu đích khiếu Cao Cầu" (Đệ nhị hồi) Tiểu nhân tên Cao Cầu.
4. (Động) Bị, được (dùng trong thể thụ động). ◎ Như: "cổ thụ khiếu đại phong xuy đảo" cổ thụ bị gió lớn thổi ngã.

Từ điển Thiều Chửu

① Kêu, như đại khiếu nhất thanh kêu to một tiếng. Tục viết là là nhầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gọi: Bên ngoài có người gọi anh; Gọi lại đây;
② Kêu: Kêu to một tiếng; Đêm qua đứa trẻ cứ kêu đau bụng;
③ Kêu, gáy, hót, sủa, rống, gầm: Gà gáy; Chim hót; Chó sủa; Bò rống; Hổ gầm...;
④ Bảo: Mẹ bảo em đến tìm anh; Bảo sao làm vậy;
⑤ Là, gọi là: ? Tên anh là gì?;
⑥ Bị: Mái nhà bị bão cuốn mất rồi; Nó tự tiện phá hoại của công, bị mọi người phê bình cho một trận;
⑦ Thuê, mua và gọi mang đến (tận nơi): Thuê tắc xi; Gọi món ăn; Mua một xe than;
⑧ (đph) Đực, sống, trống: Gà trống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi — Kêu ca.

Từ ghép 13

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quê kệch, thô lậu. ◇ Hán Thư : "Biện nhi bất hoa, chất nhi bất lí" , (Tư Mã Thiên truyện ) Rành rẽ mà không màu mè, mộc mạc mà không quê mùa.
2. (Tính) Thông tục, lưu hành trong dân gian. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, hữu cổ ảo khiên hoàng khuyển cái thực kì gia, phách bản lí ca" , , (Chân Hậu ) Một hôm có bà lão mù dắt con chó vàng đi ăn xin trước cửa nhà, gõ phách mà hát bài dân ca.
3. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◇ Hán Thư : "Phù tì thiếp tiện nhân, cảm khái nhi tự sát, phi năng dũng dã, kì hoạch vô lí chi chí nhĩ" , , , (Quý Bố đẳng truyện ) Những tì thiếp người thấp kém, cảm khái mà tự tử, không phải là có dũng khí, chỉ vì không biết trông cậy (vào đâu) nên đến như thế mà thôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số thời xưa ở Trung Quốc, phân bố ở tỉnh Quảng Đông, ven biển vùng tây nam cho tới tỉnh Quảng Tây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ, cậy
2. quê kệch

Từ điển Thiều Chửu

① Nhờ, như vô lí cũng như nói vô liêu không nhờ cái gì cho khuây khõa được.
② Quê kệch, như lí ca câu hát quê kệch của người nhà quê hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tục, thô tục, thô kệch quê mùa;
② (văn) Nhờ: Không nhờ cái gì để khuây khỏa được;
③ Bản làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Rảnh rang nhàn rỗi không biết làm gì — Thấp hèn thô bỉ — Quê mùa vụng về — Bài hát ở nơi quê mùa. Cũng gọi là Lí ca .

Từ ghép 2

cụ
jù ㄐㄩˋ

cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có, có đủ. ◎ Như: "cụ bị" có sẵn đủ, "độc cụ tuệ nhãn" riêng có con mắt trí tuệ.
2. (Động) Bày đủ, sửa soạn, thiết trí. ◎ Như: "cụ thực" bày biện thức ăn. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Cố nhân cụ kê thử, Yêu ngã chí điền gia" , (Quá cố nhân trang ) Bạn cũ bày biện cơm gà, Mời ta đến chơi nhà ở nơi vườn ruộng.
3. (Động) Thuật, kể. ◇ Tống sử : "Mệnh điều cụ phong tục chi tệ" (Lương Khắc Gia truyện ) Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục.
4. (Động) Gọi là đủ số. ◎ Như: "cụ thần" gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, "cụ văn" gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì. ◇ Luận Ngữ : "Kim Do dữ Cầu dã, khả vị cụ thần hĩ" , (Tiên tiến ) Nay anh Do và anh Cầu chỉ có thể gọi là bề tôi cho đủ số (hạng bề tôi thường) thôi.
5. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "nông cụ" đồ làm ruộng, "ngọa cụ" đồ nằm, "công cụ" đồ để làm việc.
6. (Danh) Lượng từ: cái, chiếc. ◎ Như: "lưỡng cụ thi thể" hai xác chết, "quan tài nhất cụ" quan tài một cái, "tam cụ điện thoại" ba cái điện thoại.
7. (Danh) Tài năng, tài cán. ◇ Lí Lăng : "Bão tướng tướng chi cụ" (Đáp Tô Vũ thư ) Ôm giữ tài làm tướng văn, tướng võ.
8. (Danh) Thức ăn uống, đồ ăn. ◇ Chiến quốc sách : "Tả hữu dĩ Quân tiện chi dã, thực dĩ thảo cụ" , (Tề sách tứ, Tề nhân hữu Phùng Huyên giả) Kẻ tả hữu thấy (Mạnh Thường) Quân coi thường (Phùng Huyên), nên cho ăn rau cỏ.
9. (Danh) Họ "Cụ".
10. (Phó) Đều, cả, mọi. § Thông "câu" . ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy đủ, như cụ thực , bầy biện đủ các đồ ăn.
② Gọi là đủ số, như cụ thần gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, cụ văn gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì.
③ Ðủ, hoàn bị, đủ cả.
④ Ðồ, như nông cụ đồ làm ruộng, ngọa cụ đồ nằm, v.v.
⑤ Có tài năng cũng gọi là tài cụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ dùng: Đồ dùng văn phòng; Đồ dùng trong nhà; Đồ nằm; Đồ đi mưa;
② Cái, chiếc: Hai cái xác chết; Một cái đồng hồ báo trước; Một ngàn chiếc thảm lông (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
③ Có: Có quy mô bước đầu; Có tầm mắt sáng suốt hơn người;
④ Viết, kí: Viết tên, kí tên;
⑤ (văn) Làm, sửa soạn đủ, bày biện đủ, chuẩn bị đủ (thức ăn), cụ bị: Làm xong, xong; Xin sửa (một) lễ mọn; Bày biện đủ các thức ăn; Xin bảo với Ngụy Kì chuẩn bị sẵn thức ăn (Hán thư);
⑥ (văn) Đủ, đầy đủ, tất cả, toàn bộ: Hỏi từ đâu tới thì đều trả lời đầy đủ (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Trương Lương bèn vào, nói hết đầu đuôi cho Bái Công nghe (Sử kí);
⑦ (văn) Thuật, kể: Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục (Tống sử: Lương Khắc Gia truyện);
⑧ Gọi là cho đủ số (dùng với ý khiêm tốn): Gọi là dự vào cho đủ số bầy tôi (chứ chẳng tài cán gì); Gọi là cho đủ câu văn (chứ chẳng hay ho gì);
⑨ (văn) Tài năng: Tài cai trị (Tam quốc chí: Ngụy thư, Võ đế kỉ);
⑩ (văn) Thức ăn, đồ ăn: Ăn các thức rau cỏ đạm bạc (Chiến quốc sách: Tề sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ đồ đạc — Tài năng.

Từ ghép 23

ngai, nhai
āi ㄚㄧ, ái ㄚㄧˊ

ngai

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (2).

nhai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chống cự

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chống cự, kháng cự.
2. (Động) Lần lữa, trì hoãn. § Thông "ai" .
3. (Động) Nương nhờ. § Thông "ai" . ◇ Khán tiền nô : "Khả liên kiến yêm vô nhai vô ỷ, vô chủ vô kháo" , (Đệ tam chiết ) Đáng thương thấy ta không (nơi) nương tựa, không có chủ, chẳng (ai) nhờ cậy.
4. (Động) Bị, chịu. § Thông "ai" . ◎ Như: "nhai đả" bị đánh đòn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân khởi lai, tiện giác thân thể phát trọng, đầu đông mục trướng, tứ chi hỏa nhiệt. Tiên thì hoàn tránh trát đích trụ, thứ hậu nhai bất trụ, chỉ yêu thụy trước" , 便, , . , , (Đệ thập cửu hồi) Tập Nhân dậy, thấy người khó chịu, đầu nhức, mắt húp, chân tay nóng bức. Lúc đầu còn cố gượng, sau không chịu nổi, chỉ muốn ngủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chống cự.
② Lần lữa, bị đánh đòn cũng gọi là nhai đả .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống cự lại — Kéo dài ra.
tức
xí ㄒㄧˊ

tức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con dâu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Con dâu (tiếng gọi vợ của con trai mình). ◎ Như: "tức phụ" con dâu. (2) Phiếm chỉ vợ của em hoặc của người bậc dưới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại khái điểm liễu nhất điểm sổ mục đan sách, vấn liễu Lai Thăng tức phụ kỉ cú thoại, tiện tọa xa hồi gia" , , 便 (Đệ thập tứ hồi) (Phượng Thư) kiểm điểm sơ qua sổ sách xong, hỏi vợ Lai Thăng mấy câu, rồi lên xe về nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Con dâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Con dâu, nàng dâu: Mẹ chồng nàng dâu sống hòa thuận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con dâu ( vợ của con trai ). Cũng gọi là Tức phụ.

Từ ghép 8

kĩ, kỹ
jì ㄐㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghề, tài nghệ, bản lĩnh chuyên môn. ◎ Như: "nhất kĩ chi trường" giỏi một nghề, "mạt kĩ" nghề mạt hạng.
2. (Danh) Thợ. ◇ Tuân Tử : "Cố bách kĩ sở thành, sở dĩ dưỡng nhất nhân dã" , (Phú quốc ) Cho nên cái mà trăm thợ làm ra, cũng để phụng dưỡng một người.

Từ ghép 15

kỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kỹ thuật
2. tài năng

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề, như tràng kĩ nghề tài, mạt kĩ nghề mạt hạng, v.v.
② Tài năng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Kĩ năng, kĩ xảo, tài năng, tài khéo, tài nghệ, năng lực chuyên môn, nghề: Giỏi một nghề; Nghề mạt hạng; Hết kế khả thi, mưu cùng kế tận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tài khéo — Nghề giỏi — Người thợ.

Từ ghép 6

qú ㄑㄩˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngã tư

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường lớn, thuận tiện thông thương các ngả. ◇ Nguyễn Du : "Cù hạng tứ khai mê cựu tích, Quản huyền nhất biến tạp tân thanh" , (Thăng Long ) Đường sá mở khắp bốn bề làm lạc hết dấu vết cũ, Đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
2. (Danh) Họ "Cù".

Từ điển Thiều Chửu

① Con đường thông bốn ngả, ngả tư. Con đường làm quan gọi là vân cù đường mây.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đại lộ, con đường lớn thông đi bốn ngả, ngã tư: Con đường lớn thông với các ngả; Đường mây, con đường làm quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ cành cây tẻ ra làm bốn cành nhỏ — Ngã tư đường. Cũng gọi là Cù đạo hoặc Cù lộ .

Từ ghép 5

dõng, dũng, thũng
tǒng ㄊㄨㄥˇ

dõng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái thùng

dũng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái thùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thùng gỗ hình tròn. ◎ Như: "thủy dũng" thùng nước. ◇ Thủy hử truyện : "Khai liễu dũng cái, chỉ cố yểu lãnh tửu khiết" , (Đệ tứ hồi) (Lỗ Trí Thâm) mở nắp thùng, cứ múc rượu lạnh mà uống.
2. (Danh) Lượng từ: thùng. ◎ Như: "lưỡng dũng khí du" hai thùng dầu xăng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thùng gỗ vuông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thùng: Thùng nước; Thùng xăng;
② Thùng (đơn vị đo dung tích, chừng 150 lít).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thùng hình tròn, làm bằng gỗ để gánh nước. Chẳng hạn Thủy dũng ( thùng nước, thùng gánh nước ).

Từ ghép 3

thũng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hộc để đong gạo thóc thời xưa — Cái thùng gỗ.
lương
liáng ㄌㄧㄤˊ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước Lương
2. đời nhà Lương của Trung Quốc
3. cầu
4. xà nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu. ◎ Như: "ngư lương" chỗ đắp bờ để dơm cá. ◇ Đỗ Phủ : "Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.
2. (Danh) Xà nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương" 滿 (Mộng Lí Bạch ) Trăng xuống chiếu khắp xà nhà.
3. (Danh) Chỗ gồ lên của một vật: sống, đỉnh, ... ◎ Như: "tị lương" sống mũi, "tích lương" xương sống.
4. (Danh) Nhà "Lương". "Lương Vũ Đế" được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Lương" (502-507). "Lương Thái Tổ" được nhà Đường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Hậu Lương" (907-923).
5. (Danh) Đất cổ, ấp của nhà Chu thời Xuân Thu, nay thuộc Hà Nam.
6. (Danh) Nước "Lương".
7. (Danh) Châu "Lương", một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.
8. (Danh) Họ "Lương".
9. (Danh) § Thông "lương" . ◇ Tố Vấn : "Phì quý nhân tắc cao lương chi tật dã" (Thông bình hư thật luận ) Béo mập là bệnh của người phú quý (lắm) thức ăn ngon.
10. (Tính) Tin thực, thành tín. § Thông "lượng"
11. (Động) § Thông "lược" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật gì gọi là tân lương nghĩa là như cái cầu mọi người đều phải nhờ đó mà qua vậy. Chỗ đắp bờ để đơm cá gọi là ngư lương .
② Cái xà nhà.
③ Chỗ gồ ghề của một vật gì cũng gọi là lương, như tị lương sống mũi, tích lương xương sống, đồ gì có chuôi để cầm xách cho tiện đều gọi là lương cả.
④ Lục lương chạy tán loạn, nay gọi giặc cỏ là tiểu xú khiêu lương .
⑤ Cường lương quật cường, hùng hổ.
⑥ Nhà Lương. Lương Vũ Ðế được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Lương (502-507). Lương Thái Tổ được nhà Ðường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Hậu Lương (907-923).
⑦ Nước Lương.
⑧ Châu Lương, một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (ktrúc) Xà, rầm: Xà nhà; Xà đòn dông; Xà nhì; 殿 Điện không xà;
② Cầu: Cầu, nhịp cầu;
③ Sống, đỉnh: Sống mũi; Đỉnh núi;
④ [Liáng] Nhà Lương (thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, năm 502-557);
⑤ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầu bắc ngang sông. Cũng gọi là Hà lương. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Hà lương chia rẽ đường nầy, bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi « — Cái rường nhà, sà nhà — Tên một trong chín châu thời cổ Trung Hoa, tức Lương châu, đất cũ nay thuộc tỉnh Thiểm Tây — Họ người, Hoa Tiên có câu: » Cõi Tô châu giải Ngô giang, khí thiêng đúc lại họ Lương một nhà «. » Băn khoăn đến trước đình Ba, Lương không yến đỗ, song tà nhện trăng « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 8

hâm
xīn ㄒㄧㄣ

hâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hâm mộ, rung động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hưởng, khi được cúng tế quỷ thần hưởng lấy hơi gọi là "hâm". ◇ Lí Hạ : "Hô tinh triệu quỷ hâm bôi bàn" (Thần Huyền ) Gọi yêu tinh, kêu ma quỷ về hưởng thức ăn thức uống trong chén trên mâm.
2. (Động) Cảm động, rung động. ◎ Như: "hâm động nhất thời" làm rung động cả một thời.
3. (Động) Phục tòng, vui mà tuân theo. ◇ Quốc ngữ : "Dân hâm nhi đức chi" (Chu ngữ hạ ) Dân vui lòng phục tòng mà đức được thi hành.
4. (Động) Hâm mộ. ◇ Thi Kinh : "Vô nhiên hâm tiện" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Chớ mà ham thích như thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Hưởng, quỷ thần hưởng lấy hơi gọi là hâm.
② Hâm mộ, rung động, như hâm động nhất thời làm rung động cả một đời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hưởng;
② Hâm mộ, rung động: Làm rung động cả một thời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận thưởng ( nói về thần linh nhận hưởng sự cúng tế ) — Ham thích. Yêu mến và kính phục.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.