Từ điển trích dẫn

1. Coi thường, khinh thị. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô biến quan chư tướng, vô nhân khả thụ. Độc nhữ khả truyền ngã thư, thiết vật khinh hốt" , . , (Đệ 104 hồi) Ta xem trong các tướng, không có ai đáng dạy, chỉ có ngươi xứng đáng truyền lại sách của ta, ngươi chớ coi làm thường.
2. Tiêu sái phiêu dật. ◇ Quán Hưu : "Cẩm y tiên hoa thủ kình cốt, Nhàn hành khí mạo đa khinh hốt. Giá sắc gian nan tổng bất tri, Ngũ đế tam hoàng thị hà vật" , . , (Thiếu niên hành ).
3. Sơ suất, cẩu thả, tùy tiện. ◇ Trịnh Chấn Đạc : "Tha yếu vi quốc gia tích thử thân. Tha yếu tố đích sự bỉ giá trọng yếu đắc đa. Tha bất nguyện tiện giá dạng khinh hốt đích hi sinh liễu" . . 便 (Quế Công Đường , Nhị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Coi thường mà bỏ qua, không để ý đến.

Từ điển trích dẫn

1. Thua chạy. ◇ Tam quốc chí : "Cổ nhân chi giao dã, thủ đa tri kì bất tham, bôn bắc tri kì bất khiếp, văn lưu ngôn nhi bất tín, cố khả chung dã" , , , , (Hồ Chất truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thua chạy.

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng nhiều xe chạy rầm rầm. ◇ Sử Kí : "Nhân dân chi chúng, xa mã chi đa, nhật dạ hành bất tuyệt, oanh oanh ân ân, nhược hữu tam quân chi chúng" , , , , (Tô Tần truyện ).

Từ điển trích dẫn

1. Thật giả không rõ rệt. ◇ Vương Sung : "Thượng cổ cửu viễn, kì sự ám muội, cố kinh bất tái nhi sư bất thuyết dã" , , (Luận hành , Tạ đoản ).
2. Sự việc che giấu, mờ ám. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim tuy phụng chiếu, trung gian đa hữu ám muội" , (Đệ tam hồi).
3. Ngu dốt. Cũng chỉ người ngu tối. ◇ Tam quốc chí bình thoại : "Lưu Chương ám muội, gian thần lộng quyền" , (Quyển hạ).
4. U ám, không sáng sủa. ◇ Tào Thực : "Tam thần ám muội, đại hành quang chi" , (Văn Đế lụy ) Mặt trời, mặt trăng và các sao u ám, thì làm việc lớn soi sáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ tối tăm — Ngầm, lén lút, không cho người khác biết.
khoái
kuài ㄎㄨㄞˋ

khoái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây đũa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đũa. ◎ Như: "khoái nhi" đôi đũa. ◇ Thủy hử truyện : "Một đa thì, trang khách xuyết trương trác tử, phóng hạ nhất bàn ngưu nhục, tam tứ dạng thái sơ, nhất song khoái" , , , , (Đệ ngũ hồi) Được một lúc, trang khách bày bàn, đặt ra một đĩa thịt bò, ba bốn món rau, một đôi đũa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðũa. Tục hay gọi là khoái nhi đôi đũa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đũa: Chén đũa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chiếc đũa ( dùng để gắp đồ ăn ). Trong Bạch thoại cũng gọi là Khoái tử .

Từ ghép 1

thao luyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

thao luyện, luyện tập

Từ điển trích dẫn

1. Huấn luyện, tập luyện. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thử thì Khổng Minh bệnh hảo đa thì, mỗi nhật thao luyện nhân mã, tập học bát trận chi pháp, tận giai tinh thục" , , , (Đệ cửu thập cửu hồi) Bấy giờ Khổng Minh bệnh khỏe đã lâu, hằng ngày luyện tập quân mã, dạy phép bát trận, đều đã tinh thục cả.
2. Học tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tập tành nhiều lần cho giỏi về võ nghệ.
tề
qí ㄑㄧˊ

tề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rốn, cuống rốn
2. yếm con cua

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rốn. ◎ Như: "tề đái" cuống rốn.
2. (Danh) Chỗ lũm xuống của vật thể. ◎ Như: "qua tề" núm dưa.
3. (Danh) Yếm cua. Cũng phiếm chỉ cua. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đa nã kỉ cá đoàn tề đích" (Đệ tam thập cửu hồi) Cho thêm mấy con cua cái nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Rốn, lúc đứa trẻ mới sinh còn có cuống nhau dính vào trong bụng gọi là tề đái cuống rốn.
② Vật gì lũm xuống đều gọi là tề. Như qua tề núm dưa.
③ Yếm cua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rốn. 【】 tề đái [qídài] Cuống rốn (rún);
② Yếm cua: Yếm nhọn; Yếm tròn;
③ Núm lũm xuống (của vật gì): Núm dưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái rốn — Còn chỉ cái yếm ở bụng con cua.

Từ ghép 1

dục
yù ㄩˋ

dục

phồn thể

Từ điển phổ thông

ham muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng ham muốn. § Thông "dục" . ◎ Như: bởi sự ham muốn làm chướng ngại đường tu gọi là "dục chướng" .
2. (Danh) Nhu cầu, xung động sinh lí giữa hai giống đực và cái, nam và nữ. ◎ Như: "tình dục" tình ham muốn giữa trai gái.

Từ điển Thiều Chửu

① Ham muốn. Bởi sự ham muốn làm chướng đường tu gọi là dục chướng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Lòng ham muốn: Sự chướng ngại đường tu do lòng ham muốn gây ra. Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dục vọng, ham muốn: Lòmg ham học; Lòng ham muốn của con người là không có bờ bến;
② Mong muốn: Phát biểu thoải mái;
③ Tình dục;
④ Sắp, muốn: Lung lay sắp đổ;
⑤ (văn) Mềm mỏng, nhún nhường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng ham muốn.

Từ ghép 15

Từ điển trích dẫn

1. Yêu quý, coi trọng.
2. Bảo trọng. § Sáo ngữ thường dùng khi chia tay. ◇ Tô Mạn Thù : "Nãi tựu dư ác biệt viết: Chu ư chánh ngọ khải huyền, nhụ tử trân trọng" : , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Rồi cầm tay tôi từ biệt, bảo: Tàu nhổ neo vào giữa lúc ngọ, cậu hãy lên đường xuôi buồm theo gió.
3. Cám ơn, đa tạ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Tận nhật tiêu diêu tị phiền thử, Tái tam trân trọng chủ nhân ông" , (Lưu phò mã thủy đình tị thử ).
4. May mà. § Cũng như nói "hạnh khuy" . ◇ Phạm Thành Đại : "Trân trọng tây phong khư thử, Khinh sam tảo khiếp tân lương" 西, (Thiên dong vân ý tả thu quang từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Coi là nặng xem là quý. Quý trọng. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Để chàng trân trọng dấu người tương thân «.

cứu viện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cứu viện, trợ giúp

Từ điển trích dẫn

1. Cứu giúp, viện trợ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô kim mệnh nhược huyền ti, chuyên vọng cứu viện, cánh bất đa chúc" , , (Đệ tam thập lục hồi) Tính mạng mẹ lúc này chẳng khác nghìn cân treo sợi tóc, chỉ mong chờ cứu viện. Thư chẳng hết lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ khỏi lúc nguy hiểm — Đem quân tới giúp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.