liêu, liệu
liāo ㄌㄧㄠ, liáo ㄌㄧㄠˊ, liào ㄌㄧㄠˋ

liêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nâng lên, nhấc lên, vén lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vén, nâng, xốc lên. ◎ Như: "liêu khai liêm tử" vén tấm rèm lên, "bả đầu phát liêu thượng khứ" vén tóc lên. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không liêu y thướng tiền" (Đệ tam hồi) (Tôn) Ngộ Không sắn áo bước lên.
2. (Động) Vảy nước. ◎ Như: "tiên liêu ta thủy nhiên hậu tái đả tảo" vảy chút nước xong rồi hãy quét.
3. (Động) Vơ lấy.
4. (Động) Khiêu chọc, khích, gợi. ◎ Như: "liêu chiến" khiêu chiến. ◇ Thủy hử truyện : "Hà Cửu Thúc kiến tha bất tố thanh, đảo niết lưỡng bả hãn, khước bả ta thoại lai liêu tha" , . (Đệ nhị thập lục hồi) Hà Cửu Thúc thấy y (Võ Tòng) không nói, lại càng mướt mồ hôi, lựa lời gợi chuyện với y. ◇ Lục Du : "Mai hoa cách thủy hương liêu khách, Dã điểu xuyên lâm ngữ hoán nhân" , 穿 (Nhị nguyệt tam nhật xuân sắc ) Mùi thơm hoa mai cách nước nao lòng khách, Tiếng chim đồng xuyên qua rừng gọi người.
5. (Tính) Rối loạn. ◎ Như: "liêu loạn" rối tung. ◇ Tây sương kí 西: "Chỉ giáo nhân nhãn hoa liêu loạn khẩu nan ngôn, hồn linh nhi phi tại bán thiên" , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Chỉ làm mắt hoa, lòng rối reng, miệng khó nói, thần hồn bay bổng tận lưng trời. § Nhượng Tống dịch thơ: "Mắt hoa, miệng những nghẹn lời, Thần hồn tơi tả lưng trời bay xa".
6. § Ghi chú: Cũng đọc là "liệu".

Từ điển Thiều Chửu

① Vơ lấy.
② Khêu chọc, như liêu chiến khêu chiến, cũng đọc là chữ liệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chọc (ghẹo), trêu (chọc): Cảnh xuân trêu người. Xem [liao], [liào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vén: Vén tấm rèm lên; Vén mớ tóc lên;
② Vảy: Vảy xong nước rồi sẽ quét;
③ (văn) Vơ lấy. Xem [liáo], [liào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt cho yên — Lấy. Giữ lấy cho mình — Khuấy động lên.

Từ ghép 1

liệu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vén, nâng, xốc lên. ◎ Như: "liêu khai liêm tử" vén tấm rèm lên, "bả đầu phát liêu thượng khứ" vén tóc lên. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không liêu y thướng tiền" (Đệ tam hồi) (Tôn) Ngộ Không sắn áo bước lên.
2. (Động) Vảy nước. ◎ Như: "tiên liêu ta thủy nhiên hậu tái đả tảo" vảy chút nước xong rồi hãy quét.
3. (Động) Vơ lấy.
4. (Động) Khiêu chọc, khích, gợi. ◎ Như: "liêu chiến" khiêu chiến. ◇ Thủy hử truyện : "Hà Cửu Thúc kiến tha bất tố thanh, đảo niết lưỡng bả hãn, khước bả ta thoại lai liêu tha" , . (Đệ nhị thập lục hồi) Hà Cửu Thúc thấy y (Võ Tòng) không nói, lại càng mướt mồ hôi, lựa lời gợi chuyện với y. ◇ Lục Du : "Mai hoa cách thủy hương liêu khách, Dã điểu xuyên lâm ngữ hoán nhân" , 穿 (Nhị nguyệt tam nhật xuân sắc ) Mùi thơm hoa mai cách nước nao lòng khách, Tiếng chim đồng xuyên qua rừng gọi người.
5. (Tính) Rối loạn. ◎ Như: "liêu loạn" rối tung. ◇ Tây sương kí 西: "Chỉ giáo nhân nhãn hoa liêu loạn khẩu nan ngôn, hồn linh nhi phi tại bán thiên" , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Chỉ làm mắt hoa, lòng rối reng, miệng khó nói, thần hồn bay bổng tận lưng trời. § Nhượng Tống dịch thơ: "Mắt hoa, miệng những nghẹn lời, Thần hồn tơi tả lưng trời bay xa".
6. § Ghi chú: Cũng đọc là "liệu".

Từ điển Thiều Chửu

① Vơ lấy.
② Khêu chọc, như liêu chiến khêu chiến, cũng đọc là chữ liệu.
thị
shì ㄕˋ

thị

giản thể

Từ điển phổ thông

nguyên tố ceri, Ce

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Cerium (nguyên tố kim loại, kí hiệu Ce).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
hại, hạt
hài ㄏㄞˋ, hé ㄏㄜˊ

hại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hãm hại
2. hại, có hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa, họa hoạn. ◎ Như: "di hại vô cùng" để hại không cùng.
2. (Danh) Chỗ hỏng, khuyết điểm.
3. (Danh) Nơi trọng yếu. ◎ Như: "yếu hại" đất hiểm yếu.
4. (Động) Làm hỏng, gây họa. ◎ Như: "hại quần chi mã" con ngựa làm hại bầy, con sâu làm rầu nồi canh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất dĩ từ hại ý" (Đệ tứ thập bát hồi) Không lấy lời làm hại ý.
5. (Động) Ghen ghét, đố kị. ◎ Như: "tâm hại kì năng" lòng ghen ghét tài năng.
6. (Động) Giết, tổn thương. ◎ Như: "sát hại" giết chết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại mục thị tả hữu, hữu tương hại chi ý" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Liền liếc mắt cho tả hữu, có ý muốn giết chết (Quan Vân Trường).
7. (Động) Mắc phải, bị. ◎ Như: "hại bệnh" mắc bệnh.
8. (Động) Cảm thấy, sinh ra. ◎ Như: "hại tu" xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha tuy hại táo, ngã tế tế đích cáo tố liễu tha, tha tự nhiên bất ngôn ngữ, tựu thỏa liễu" , , , (Đệ tứ thập lục hồi) Dù nó xấu hổ, ta sẽ rạch ròi bảo cho nó biết, nó tự nhiên không nói gì tức là yên chuyện.
9. (Tính) Có hại. ◎ Như: "hại trùng" sâu bọ có hại.
10. Một âm là "hạt". (Đại) Nào, sao. ◎ Như: "hạt cán hạt phủ" cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Thiều Chửu

① Hại, như di hại vô cùng để hại không cùng.
② Làm hại, như hại thời nghĩa là làm hại mùa làm ruộng.
③ Ghen ghét, như tâm hại kì năng lòng ghen ghét người tài, như mưu hại mưu toan làm hại, hãm hại hãm hại người ta vào nơi túng cực, v.v.
④ Chỗ đất trọng yếu gọi là nơi yếu hại nghĩa là giữ một chỗ ấy là chẹn hết lối sống của người.
⑤ Một âm là hạt. Nào, sao. Như hạt can hạt phủ cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có hại, hại cho: Nuông con tức là hại con; Di hại (để lại mối hại);
② Tai hại, tai họa: Trừ tai hại (họa) cho dân;
③ Hại: Sâu hại;
④ Làm hại, giết hại: Làm hại người ta cũng làm hại bản thân mình; Bị giết hại; Bị Đào Khiêm giết hại (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Ghen ghét: Lòng ghen ghét người tài;
⑥ Trọng yếu, lợi hại: Chỗ đất trọng yếu;
⑥ Mắc (bệnh): Mắc bệnh thương hàn;
⑥ Xấu (hổ). 【】hại tu [hàixiu] Xấu hổ, thẹn, thẹn thùng, thẹn thò, bẽn lẽn, hổ thẹn: Tôi lấy làm hổ thẹn vì sự lạc hậu của mình; Cô gái này hay thẹn lắm. Xem [hé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiệt thòi hao tổn — Gây thiệt thòi hao tổn — Quan trọng. Chẳng hạn Yếu hại. Một âm là Hạt. Xem Hạt.

Từ ghép 37

hạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa, họa hoạn. ◎ Như: "di hại vô cùng" để hại không cùng.
2. (Danh) Chỗ hỏng, khuyết điểm.
3. (Danh) Nơi trọng yếu. ◎ Như: "yếu hại" đất hiểm yếu.
4. (Động) Làm hỏng, gây họa. ◎ Như: "hại quần chi mã" con ngựa làm hại bầy, con sâu làm rầu nồi canh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất dĩ từ hại ý" (Đệ tứ thập bát hồi) Không lấy lời làm hại ý.
5. (Động) Ghen ghét, đố kị. ◎ Như: "tâm hại kì năng" lòng ghen ghét tài năng.
6. (Động) Giết, tổn thương. ◎ Như: "sát hại" giết chết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại mục thị tả hữu, hữu tương hại chi ý" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Liền liếc mắt cho tả hữu, có ý muốn giết chết (Quan Vân Trường).
7. (Động) Mắc phải, bị. ◎ Như: "hại bệnh" mắc bệnh.
8. (Động) Cảm thấy, sinh ra. ◎ Như: "hại tu" xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha tuy hại táo, ngã tế tế đích cáo tố liễu tha, tha tự nhiên bất ngôn ngữ, tựu thỏa liễu" , , , (Đệ tứ thập lục hồi) Dù nó xấu hổ, ta sẽ rạch ròi bảo cho nó biết, nó tự nhiên không nói gì tức là yên chuyện.
9. (Tính) Có hại. ◎ Như: "hại trùng" sâu bọ có hại.
10. Một âm là "hạt". (Đại) Nào, sao. ◎ Như: "hạt cán hạt phủ" cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Thiều Chửu

① Hại, như di hại vô cùng để hại không cùng.
② Làm hại, như hại thời nghĩa là làm hại mùa làm ruộng.
③ Ghen ghét, như tâm hại kì năng lòng ghen ghét người tài, như mưu hại mưu toan làm hại, hãm hại hãm hại người ta vào nơi túng cực, v.v.
④ Chỗ đất trọng yếu gọi là nơi yếu hại nghĩa là giữ một chỗ ấy là chẹn hết lối sống của người.
⑤ Một âm là hạt. Nào, sao. Như hạt can hạt phủ cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cái nào (dùng như , bộ ): ? Cái nào giặt cái nào không? (Thi Kinh: Chu Nam, Cát đàm). Xem [hài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao chẳng, sao không? — Một âm là Hại. Xem Hại.
tiêu, tiều
jiāo ㄐㄧㄠ, qiáo ㄑㄧㄠˊ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cháy
2. nỏ, giòn
3. bỏng rát

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bị cháy, bị sém lửa. ◎ Như: "tiêu hắc" đen thui (bị cháy), "tiêu thổ" đất cháy sém.
2. (Tính) Vàng gần như đen (màu sắc). ◇ Đào Hoằng Cảnh : "Tâm bi tắc diện tiêu, não diệt tắc phát tố" , (Chân cáo , Quyển nhị).
3. (Tính) Khô, giòn. ◇ Đỗ Phủ : "Thần tiêu khẩu táo hô bất đắc, Quy lai ỷ trượng tự thán tức" , (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Môi khô miệng rát, kêu mà không được, Quay về, chống gậy, thở than.
4. (Tính) Cong queo, nhăn nheo. ◇ Chiến quốc sách : "Y tiêu bất thân, đầu trần bất khứ" , (Ngụy sách tứ ).
5. (Động) Cháy khét, cháy đen. ◎ Như: "thiêu tiêu" cháy đen.
6. (Động) Lo buồn, khổ não. ◎ Như: "tâm tiêu" nóng ruột, phiền não. ◇ Nguyễn Tịch : "Chung thân lí bạc băng, Thùy tri ngã tâm tiêu" , (Vịnh hoài ) Suốt đời giẫm trên băng giá mỏng, Ai biết lòng ta buồn khổ?
7. (Danh) Cơm cháy.
8. (Danh) Bộ vị trong thân thể người ta (Trung y). § Xem "tam tiêu" .
9. (Danh) Tên nước thời cổ, nay ở vào khoảng tỉnh "Hà Nam" .
10. (Danh) § Thông .
11. (Danh) Họ "Tiêu".
12. Một âm là "tiều". § Thông: , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy bỏng, cháy sém.
② Tam tiêu ba mạng mỡ dính liền với các tạng phủ.
③ Ðoàn tiêu cái lều tranh.
④ Lo buồn khổ não gọi là tâm tiêu .
⑤ Khét, mùi lửa.
⑥ Một âm là chữ tiều. Cùng nghĩa với chữ tiều .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cháy: Cơm cháy đen cả rồi;
② Giòn: Bánh chiên giòn quá;
③ Nỏ: Củi phơi nỏ rồi;
④ Sốt ruột: Sốt ruột, nóng ruột; Sốt ruột vô cùng;
⑤ Than luyện, than cốc: Than cốc; Luyện cốc;
⑥ [Jiao] (Họ) Tiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phỏng lửa — Nám đen lại.

Từ ghép 8

tiều

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bị cháy, bị sém lửa. ◎ Như: "tiêu hắc" đen thui (bị cháy), "tiêu thổ" đất cháy sém.
2. (Tính) Vàng gần như đen (màu sắc). ◇ Đào Hoằng Cảnh : "Tâm bi tắc diện tiêu, não diệt tắc phát tố" , (Chân cáo , Quyển nhị).
3. (Tính) Khô, giòn. ◇ Đỗ Phủ : "Thần tiêu khẩu táo hô bất đắc, Quy lai ỷ trượng tự thán tức" , (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Môi khô miệng rát, kêu mà không được, Quay về, chống gậy, thở than.
4. (Tính) Cong queo, nhăn nheo. ◇ Chiến quốc sách : "Y tiêu bất thân, đầu trần bất khứ" , (Ngụy sách tứ ).
5. (Động) Cháy khét, cháy đen. ◎ Như: "thiêu tiêu" cháy đen.
6. (Động) Lo buồn, khổ não. ◎ Như: "tâm tiêu" nóng ruột, phiền não. ◇ Nguyễn Tịch : "Chung thân lí bạc băng, Thùy tri ngã tâm tiêu" , (Vịnh hoài ) Suốt đời giẫm trên băng giá mỏng, Ai biết lòng ta buồn khổ?
7. (Danh) Cơm cháy.
8. (Danh) Bộ vị trong thân thể người ta (Trung y). § Xem "tam tiêu" .
9. (Danh) Tên nước thời cổ, nay ở vào khoảng tỉnh "Hà Nam" .
10. (Danh) § Thông .
11. (Danh) Họ "Tiêu".
12. Một âm là "tiều". § Thông: , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy bỏng, cháy sém.
② Tam tiêu ba mạng mỡ dính liền với các tạng phủ.
③ Ðoàn tiêu cái lều tranh.
④ Lo buồn khổ não gọi là tâm tiêu .
⑤ Khét, mùi lửa.
⑥ Một âm là chữ tiều. Cùng nghĩa với chữ tiều .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).
thị
shì ㄕˋ

thị

phồn thể

Từ điển phổ thông

nguyên tố ceri, Ce

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Cerium (nguyên tố kim loại, kí hiệu Ce).
nãi
nǎi ㄋㄞˇ

nãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nguyên tố neon, khí neon, Ne

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nguyên tố hóa học (neon, Ne).

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Nê-ông (Neon, kí hiệu Ne).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên chỉ chất Neon ( dùng trong Bạch thoại ).

Từ ghép 1

sao, siếu, tiêu
shāo ㄕㄠ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lướt qua, phẩy qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phất, phẩy qua, lướt qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Diên sao nhũ yến nhất sào phúc, Ô trác mẫu kê song nhãn khô" , (Tần cát liễu ) Diều hâu lướt qua én non một tổ lật, Quạ mổ gà mẹ hai mắt khô.
2. (Động) Trừ sạch, dứt.
3. (Động) Mưa tạt.
4. (Động) Lui lại phía sau.
5. Một âm là "siếu". (Động) Nhân tiện nhờ người mang đồ vật gửi đi. ◎ Như: "siếu tín" nhờ mang thư hộ. ◇ Thủy hử truyện : "Tiên phụ lâm chung chi nhật, lưu hạ giá ta đông tây, giáo kí dữ ca ca tố di niệm. Vi nhân vô tâm phúc chi nhân, bất tằng siếu lai" , 西, . , (Đệ ngũ thập lục hồi) Ngày thân phụ lâm chung, có để lại chút vật này, dặn cho đại ca làm kỉ niệm. Vì không có người tâm phúc, nên chưa mang lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Lướt qua, phẩy qua.
② Trừ sạch.
③ Một âm là siếu. Gửi đồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mang hộ: Mang hộ một lá thư;
② (văn) Lướt qua;
③ (văn) Trừ sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chọn lựa — Cướp bóc — Giết đi.

Từ ghép 1

siếu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phất, phẩy qua, lướt qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Diên sao nhũ yến nhất sào phúc, Ô trác mẫu kê song nhãn khô" , (Tần cát liễu ) Diều hâu lướt qua én non một tổ lật, Quạ mổ gà mẹ hai mắt khô.
2. (Động) Trừ sạch, dứt.
3. (Động) Mưa tạt.
4. (Động) Lui lại phía sau.
5. Một âm là "siếu". (Động) Nhân tiện nhờ người mang đồ vật gửi đi. ◎ Như: "siếu tín" nhờ mang thư hộ. ◇ Thủy hử truyện : "Tiên phụ lâm chung chi nhật, lưu hạ giá ta đông tây, giáo kí dữ ca ca tố di niệm. Vi nhân vô tâm phúc chi nhân, bất tằng siếu lai" , 西, . , (Đệ ngũ thập lục hồi) Ngày thân phụ lâm chung, có để lại chút vật này, dặn cho đại ca làm kỉ niệm. Vì không có người tâm phúc, nên chưa mang lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Lướt qua, phẩy qua.
② Trừ sạch.
③ Một âm là siếu. Gửi đồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhẹ. Vỗ nhẹ — Đem vật gì tới tặng biếu người nào — Các âm khác là Sao, Tiêu. Xem các âm này.

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trừ bỏ đi — Một âm là Sao. Xem Sao.
bằng, phanh
pēng ㄆㄥ, péng ㄆㄥˊ

bằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

boron, B

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nguyên tố hóa học (boron, B). ◎ Như: "bằng sa" hàn the, dùng làm thuốc, chế tạo thủy tinh, đồ sứ, v.v.

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng sa (boron, B) một chất lấy ở mỏ, ta thường gọi là hàn the, dùng làm thuốc được. Dùng hóa học chế cho thật sạch gọi là bằng tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Bo (Borum, kí hiệu B).

phanh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ đá.
thực, tự
shí ㄕˊ, sì ㄙˋ, yì ㄧˋ

thực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn
2. đồ ăn
3. lộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn. ◎ Như: "nhục thực" món ăn thịt, "tố thực" thức ăn chay.
2. (Danh) Lộc, bổng lộc. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
3. (Danh) "Thực chỉ" ngón tay trỏ. Cũng dùng để đếm số người ăn. ◎ Như: "thực chỉ phồn đa" số người ăn nhiều, đông miệng ăn.
4. (Động) Ăn. ◎ Như: "thực phạn" ăn cơm, "thực ngôn" nuốt lời, không giữ chữ tín.
5. (Động) Mòn, khuyết, vơi. § Thông "thực" . ◎ Như: "nhật thực" mặt trời bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse solaire), "nguyệt thực" mặt trăng bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse lunaire).
6. Một âm là "tự". (Động) Cùng nghĩa với chữ "tự" cho ăn. ◎ Như: "ấm chi tự chi" cho uống cho ăn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
7. (Động) Chăn nuôi. ◎ Như: "tự ngưu" chăn bò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ để ăn. Các loài thóc gạo để ăn cho sống người gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái có thể ăn cho no bụng được đều gọi là thực.
② Ăn. Như thực phạn ăn cơm.
③ Lộc. Như sách Luận ngữ nói quân tử mưu đạo bất mưu thực (Vệ Linh Công ) người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
④ Mòn, khuyết, cùng nghĩa với chữ thực . Như nhật thực mặt trời phải ăn, nguyệt thực mặt trăng phải ăn, v.v.
⑤ Thực ngôn ăn lời, đã nói ra mà lại lật lại gọi là thực ngôn.
⑥ Thực chỉ ngón tay trỏ, có khi dùng để đếm số người ăn. Như thực chỉ phồn đa số người đợi mình kiếm ăn nhiều.
⑦ Một âm là tự, cùng nghĩa với chữ tự cho ăn. Như ẩm chi tự chi cho uống cho ăn. Có nghĩa là chăn nuôi. Như tự ngưu chăn trâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn: Ăn cơm; Ăn no mặc ấm; Ăn lời, nuốt lời;
② Thức ăn, thực phẩm, món ăn: Thức ăn chính (chỉ lương thực); Thức ăn phụ, thực phẩm; Món ăn thịt; Thức ăn chay, ăn chay;
③ (văn) Bổng lộc: Người quân tử lo đạo chứ không lo (ăn) bổng lộc (Luận ngữ);
④ Thực, mòn khuyết (dùng như , bộ ): Nguyệt thực; Nhật thực;
⑤【】thực chỉ [shízhê] a. Ngón tay trỏ; b. (văn) Số người ăn: Số người ăn nhiều, đông miệng ăn. Xem [sì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn vào miệng. Tục ngữ: » Có thực mới vực được đạo « — Một âm là Tự. Xem Tự.

Từ ghép 56

ác thực 惡食ác y ác thực 惡衣惡食ẩm thực 飲食ẩm thực liệu dưỡng 飲食療養ẩm thực liệu dưỡng 饮食疗养ẩm thực nam nữ 飲食男女bộ thực 捕食cẩm y ngọc thực 錦衣玉食chung minh đỉnh thực 鐘鳴鼎食du thực 媮食du thực 游食du y cam thực 褕衣甘食đẩu thực 斗食đình thực 停食hải thực 海食hàn thực 寒食hỏa thực 火食hoắc thực 藿食khất thực 乞食kí thực 寄食lẫm thực 廩食linh thực 零食lương thực 糧食mịch thực 覓食ngưỡng thực 仰食nhĩ thực 耳食nhục thực thú 肉食獸phong y túc thực 豐衣足食phục thực 服食quân thực 軍食quỹ thực 饋食sảo thực 稍食sóc thực 朔食súc y tiết thực 蓄衣節食tàm thực 蠶食tắc thực 稷食tẩm thực 寑食thác thực 託食thoái thực kí văn 退食記文thôn thực 吞食thực bất sung trường 食不充腸thực đơn 食單thực khách 食客thực phẩm 食品thực quản 食管thực thù du 食茱萸thực vật 食物tiểu thực 小食tọa thực 坐食trúng thực 中食tuyệt thực 絶食xâm thực 侵食y thực 衣食yên hỏa thực 煙火食yến thực 晏食yến thực 燕食

tự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn. ◎ Như: "nhục thực" món ăn thịt, "tố thực" thức ăn chay.
2. (Danh) Lộc, bổng lộc. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
3. (Danh) "Thực chỉ" ngón tay trỏ. Cũng dùng để đếm số người ăn. ◎ Như: "thực chỉ phồn đa" số người ăn nhiều, đông miệng ăn.
4. (Động) Ăn. ◎ Như: "thực phạn" ăn cơm, "thực ngôn" nuốt lời, không giữ chữ tín.
5. (Động) Mòn, khuyết, vơi. § Thông "thực" . ◎ Như: "nhật thực" mặt trời bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse solaire), "nguyệt thực" mặt trăng bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse lunaire).
6. Một âm là "tự". (Động) Cùng nghĩa với chữ "tự" cho ăn. ◎ Như: "ấm chi tự chi" cho uống cho ăn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
7. (Động) Chăn nuôi. ◎ Như: "tự ngưu" chăn bò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ để ăn. Các loài thóc gạo để ăn cho sống người gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái có thể ăn cho no bụng được đều gọi là thực.
② Ăn. Như thực phạn ăn cơm.
③ Lộc. Như sách Luận ngữ nói quân tử mưu đạo bất mưu thực (Vệ Linh Công ) người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
④ Mòn, khuyết, cùng nghĩa với chữ thực . Như nhật thực mặt trời phải ăn, nguyệt thực mặt trăng phải ăn, v.v.
⑤ Thực ngôn ăn lời, đã nói ra mà lại lật lại gọi là thực ngôn.
⑥ Thực chỉ ngón tay trỏ, có khi dùng để đếm số người ăn. Như thực chỉ phồn đa số người đợi mình kiếm ăn nhiều.
⑦ Một âm là tự, cùng nghĩa với chữ tự cho ăn. Như ẩm chi tự chi cho uống cho ăn. Có nghĩa là chăn nuôi. Như tự ngưu chăn trâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Đem thức ăn) cho người khác ăn, cho ăn, cung dưỡng (dùng như ): Cho uống cho ăn; Cung dưỡng cha mẹ;
② Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu. Xem [shí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem đồ ăn cho người khác ăn — Âm khác là Thực.

Từ ghép 2

bối
bèi ㄅㄟˋ

bối

phồn thể

Từ điển phổ thông

nguyên tố bari, Ba

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nguyên tố hóa học (barium, Ba).

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Bari (Bariyum, kí hiệu Ba).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.