tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
mật, mịch
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn thể

Từ điển phổ thông

yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên lặng, an ổn. § Cũng đọc là "mịch". ◎ Như: "tĩnh mịch" yên lặng.
2. (Động) Giữ yên, tĩnh chỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên lặng. Cũng đọc là mịch. Như tĩnh mịch .

Từ điển Trần Văn Chánh

Yên lặng. Xem [anmì], [jìngmì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng — Thận trọng.

Từ ghép 1

mịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên lặng, an ổn. § Cũng đọc là "mịch". ◎ Như: "tĩnh mịch" yên lặng.
2. (Động) Giữ yên, tĩnh chỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên lặng. Cũng đọc là mịch. Như tĩnh mịch .
khuých
qù ㄑㄩˋ

khuých

phồn thể

Từ điển phổ thông

vắng vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên lặng, tĩnh mịch. ◎ Như: "khuých nhiên vô thanh" yên ả tĩnh mịch.

Từ điển Thiều Chửu

① Vắng teo, không có người nào. Khuých nhiên vô thanh vắng vẻ tĩnh mịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vắng vẻ, vắng teo, lặng lẽ: Vắng vẻ không bóng người; Lặng lẽ tĩnh mịch, lặng như tờ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng.
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "tĩnh" . ◇ Nguyễn Du : "Sài môn trú tĩnh sơn vân bế" (Sơn cư mạn hứng ) Ngày yên tĩnh, mây núi che kín cửa sài (cửa bằng củi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

tịnh

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
mịch
mò ㄇㄛˋ

mịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đơn độc
2. yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lặng, yên tĩnh. ◇ Đỗ Phủ : "Ngư long tịch mịch thu giang lãnh, Cố quốc bình cư hữu sở tư" , (Thu hứng ) Sông thu vắng vẻ, không thấy tăm hơi loài cá và thuồng luồng, Ta chạnh nghĩ đến nước cũ trong buổi thái bình. § Quách Tấn dịch thơ: Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh, Thong thả lòng thêm nhớ cố hương.

Từ điển Thiều Chửu

① Tịch mịch yên lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Yên lặng, tịch mịch: Yên lặng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có một tiếng động. Td: Tịch mịch.

Từ ghép 2

liêu
liáo ㄌㄧㄠˊ

liêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỗ hư không

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vắng vẻ, tịch mịch. ◇ Trần Nhân Tông : "Lục ám hồng hi bội tịch liêu" (Thiên Trường phủ ) Rậm lục thưa hồng thêm quạnh hiu.
2. (Tính) Thưa thớt, lác đác. ◎ Như: "liêu lạc" lẻ tẻ.
3. (Tính) Cao xa, mênh mông. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất vọng liêu khoát, tiến thối nan dĩ tự chủ" , 退 (Thành tiên ) Nhìn ra xa thăm thẳm, không biết nên tiến hay lui.
4. (Danh) Họ "Liêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ hư không, như tịch liêu lặng lẽ mênh mông. Liêu lạc lẻ tẻ, vắng vẻ. Phàm vật gì ít ỏi đều gọi là liêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lác đác, lơ thơ, lưa thưa, thưa thớt.【】liêu lạc [liáoluò] Lác đác, lơ thơ, thưa thớt, lạnh lẽo: Sao thưa lác đác; Chốn hành cung cũ thưa thớt vắng vẻ (Nguyên Chẩn: Cố hành cung);
② Tịch mịch, vắng vẻ: Tĩnh mịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không. Hư không — Thật yên lặng — Sâu thăm thẳm.

Từ ghép 3

điềm
tián ㄊㄧㄢˊ

điềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bình tĩnh, lặng lẽ
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên ổn, an nhiên. ◎ Như: "điềm thích" an nhiên tự tại.
2. (Tính) Lặng lẽ, yên lặng. ◎ Như: "phong điềm lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Đạm bạc. ◎ Như: "điềm đạm" thanh đạm, dửng dưng trước danh lợi. ◇ Trang Tử : "Phù hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả, thiên địa chi bình, nhi đạo đức chi chí" , , , (Thiên đạo ) Kìa hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi, đó là mức thăng bằng của trời đất, và là chỗ đến của đạo đức.
4. (Động) Thản nhiên, bình thản, không động lòng. ◎ Như: "điềm bất vi quái" thản nhiên chẳng cho làm lạ. ◇ Tấn Thư : "Điềm ư vinh nhục" (Tạ Côn truyện ) Bình thản trước vinh nhục.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên, như điềm bất vi quái yên nhiên chẳng cho làm lạ.
② Lặng lẽ, như điềm đạm nhạt nhẽo, phong điềm lãng tĩnh gió yên sóng lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên tĩnh: Yên tĩnh; Gió yên sóng lặng;
② Thản nhiên: Coi như không có gì lạ; Trơ mặt ra không biết nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn. Yên tĩnh.

Từ ghép 4

tịch
jì ㄐㄧˋ

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên tĩnh
2. hoang vắng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lặng yên. ◇ Thường Kiến : "Vạn lại thử giai tịch, Duy văn chung khánh âm" , (Phá San tự hậu thiền viện ) Muôn tiếng trong trời đất lúc đó đều yên lặng, Chỉ còn nghe âm thanh của chuông và khánh.
2. (Tính) Hiu quạnh, cô đơn. ◎ Như: "tịch mịch" vắng vẻ, hiu quạnh, "tịch liêu" vắng lặng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tịch mịch vô nhân thanh" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Vắng vẻ không có tiếng người.
3. (Động) Chết (thuật ngữ Phật giáo). ◎ Như: "thị tịch" hay "viên tịch" mất, chết. ◇ Truyền đăng lục : "Yển thân nhi tịch" (Tung Nhạc Tuệ An quốc sư ) Nằm xuống mà viên tịch.

Từ điển Thiều Chửu

① Lặng yên, như tịch mịch .
② Im, như tịch nhiên bất động im phắc chẳng động. Nhà Phật cho tu hành sạch hết mê vọng, vào nơi rỗng lặng, hưởng thú chân thường là tịch diệt tâm thần lặng yên, tự nhiên soi tỏ, không sót tí gì gọi là tịch chiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Yên lặng, vắng vẻ, im: Vắng vẻ không một ai; Vô thanh vô hình (Lão tử); Im phắc không động; Lặng yên soi tỏ; Diệt hết mê vọng và đạt đến cõi vắng lặng tuyệt đối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoàn toàn yên lặng — Yên ổn — Chết.

Từ ghép 13

khuých
qù ㄑㄩˋ

khuých

giản thể

Từ điển phổ thông

vắng vẻ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Vắng vẻ, vắng teo, lặng lẽ: Vắng vẻ không bóng người; Lặng lẽ tĩnh mịch, lặng như tờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
lãi, lại
lài ㄌㄞˋ

lãi

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

lại

giản thể

Từ điển phổ thông

cái tiêu

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống tiêu (cổ);
② Âm thanh, tiếng kêu (của thiên nhiên): Im phăng phắc, vắng vẻ tĩnh mịch; Tiếng trời; Tiếng đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.