linh
líng ㄌㄧㄥˊ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích linh ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tích linh" : xem "tích" .

Từ điển Thiều Chửu

Tích linh con chim chìa vôi. Kinh Thi có câu: Tích linh tại nguyên, huynh đệ cấp nạn con chim chìa vôi ở đồng, anh em hoạn nạn vội vàng cứu vớt nhau. Vì thế nói về anh em hay dùng hai chữ linh nguyên .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim chìa vôi. Xem [jílíng].

Từ ghép 1

tích
jí ㄐㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích linh ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tích linh" con chim chìa vôi. § Còn gọi là "tuyết cô" (vì khi chim này kêu thì trời đổ tuyết, và tính nó lại thích ăn tuyết). ◇ Thi Kinh : "Tích linh tại nguyên, Huynh đệ cấp nạn" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Con chim chìa vôi ở đồng, anh em hoạn nạn vội vàng cứu vớt nhau. § Vì thế nói về anh em hay dùng hai chữ "linh nguyên" .

Từ điển Trần Văn Chánh

tích linh [jílíng] (động) Chim chìa vôi: Con chim chìa vôi ở đồng, anh em hoạn nạn (vội vàng cứu nhau) (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tích linh : Con chim chìa vôi, đuôi dài, bên dưới màu trắng, như cái chìa nhúng vào bình vôi.

Từ ghép 1

tích
jí ㄐㄧˊ

tích

giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích linh ,)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

tích linh [jílíng] (động) Chim chìa vôi: Con chim chìa vôi ở đồng, anh em hoạn nạn (vội vàng cứu nhau) (Thi Kinh).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

linh
líng ㄌㄧㄥˊ

linh

giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích linh ,)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim chìa vôi. Xem [jílíng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

sái, ta
chài ㄔㄞˋ, cuó ㄘㄨㄛˊ

sái

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh. ◇ Lưu Vũ Tích : "Chửng sinh linh chi yêu ta" (Đại Hoài Nam ) Cứu vớt sinh linh bị tai vạ bệnh tật.
2. Một âm là "sái". (Động) Ốm khỏi, bệnh khỏi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thị hảo lương dược, kim lưu tại thử, nhữ khả thủ phục, vật ưu bất sái" , , , (Như Lai thọ lượng ) Thuốc lành tốt này, nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không khỏi bệnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm.
② Một âm là sái. Ồm khỏi (bệnh khỏi).

Từ điển Trần Văn Chánh

Khỏi bệnh: Bệnh lâu mới khỏi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khỏi bệnh — Một âm là Ta. Xem Ta.

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bị ốm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh. ◇ Lưu Vũ Tích : "Chửng sinh linh chi yêu ta" (Đại Hoài Nam ) Cứu vớt sinh linh bị tai vạ bệnh tật.
2. Một âm là "sái". (Động) Ốm khỏi, bệnh khỏi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thị hảo lương dược, kim lưu tại thử, nhữ khả thủ phục, vật ưu bất sái" , , , (Như Lai thọ lượng ) Thuốc lành tốt này, nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không khỏi bệnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm.
② Một âm là sái. Ồm khỏi (bệnh khỏi).

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hoạn đau yếu — Một âm khác là Sái. Xem Sái.

cam tâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng lòng, cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Tự nguyện. ◇ Lưu Bán Nông : "Hiểu phong khinh khinh xuy lai, ngận lương khoái, ngận thanh khiết, khiếu ngã bất cam tâm thụy" , , , (Dương tiên tập , Hiểu ).
2. Thỏa lòng, thích ý. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhĩ dục vọng sát nhất nhân tiện liễu khước da? Ức tương đắc cừu nhân nhi cam tâm da?" 便? ? (Thi nghiện ) Ngươi muốn giết oan một người cho xong chuyện hay muốn tìm ra kẻ thù mới hả lòng?
3. Làm cho vui lòng. ◇ Hán Thư : "Hà chí lệnh thiên hạ tao động, bãi Trung Quốc, cam tâm Di Địch chi nhân hồ!" , , (Cấp Ảm truyện ).
4. Yêu thích, hướng mộ. ◇ Tô Thức : "Tự Hán dĩ lai, học giả sỉ ngôn Thương Ưởng, Tang Hoằng Dương, nhi thế chủ độc cam tâm yên" , , , (Đông Pha chí lâm , Tư Mã Thiên nhị đại tội ).
5. Đành lòng, cam chịu. ◇ Tạ Linh Vận : "Cựu nghiệp hoành hải ngoại, Vu uế tích đồi linh. Cơ cận bất khả cửu, Cam tâm vụ kinh doanh" , . , (Bạch thạch nham hạ kính hành điền ).
6. Mặc tình, phóng túng. ◇ Hậu Hán Thư : "Phàm chư túc hoạt, tửu đồ, hí khách, giai nhĩ nạp tà thanh, khẩu xuất siểm ngôn, cam tâm dật du, xướng tạo bất nghĩa" 宿, , , , , , (Hoàng Phủ Quy truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằng lòng. Đành lòng.
chung
zhōng ㄓㄨㄥ

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái chén uống rượu
2. tụ hợp lại
3. họ Chung

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén đựng rượu.
2. (Danh) Lượng từ: chén. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "Lễ tất, tứ tửu tam chung" , (Quyển hạ).
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng, sáu hộc bốn đấu là một "chung". ◎ Như: "vạn chung" ý nói bổng lộc hậu. ◇ Nguyễn Trãi : "Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên?" (Côn sơn ca ) Muôn chung chín đỉnh để làm gì?
4. (Danh) Cái chuông (nhạc khí). § Thông "chung" .
5. (Danh) Chuông nhà chùa (đánh vào để báo giờ). § Thông "chung" .
6. (Danh) Tiếng gọi em (một dân tộc thiểu số ngày xưa).
7. (Danh) Đời Đường, tục gọi cha vợ là "chung".
8. (Danh) Họ "Chung". ◎ Như: "Chung Tử Kì" . ◇ Nguyễn Trãi : "Chung Kì bất tác chú kim nan" (Đề Bá Nha cổ cầm đồ ) Không làm được Chung Kì vì đúc tượng vàng Chung Kì khó.
9. (Động) Tụ họp, tích tụ. ◎ Như: "chung linh dục tú" tụ hội anh linh un đúc xinh đẹp, "nhất kiến chung tình" vừa mới gặp đã dốc lòng thương yêu. ◇ Đỗ Phủ : "Tạo hóa chung thần tú, Âm dương cát hôn hiểu" , (Vọng Nhạc ) Tạo hóa tích tụ vẻ đẹp lạ thường, Âm dương (phía bắc và phía nam của núi) vạch rõ tối và sáng.
10. (Động) Được, gặp, đến lúc, tao phùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén, cái cốc uống rượu.
② Họp, un đúc. Như chung linh dục tú chỗ khí linh tú nó tụ vào cả đấy.
③ Một thứ để đong ngày xưa, sáu hộc bốn đấu gọi là một chung. Vì thế cho nên gọi bổng lộc hậu là vạn chung .
④ Họ Chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (như [zhong]);
② (văn) Tụ họp lại, un đúc lại: Tình yêu đúc lại, rất yêu; Chỗ tụ họp người hiền tài;
③ (văn) Đồ đong lường thời xưa (bằng 6 hộc 4 đấu);
④ [Zhong] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chén nhỏ để uống rượu. Hát nói của Cao Bá Quát: » Tiêu khiển một vài chung lếu láo» . — Tên một đơn vị đo lường thời cổ, dùng để đong thóc gạo, tức là cái thùng lớn, dung tích bằng 6 hộc 4 đấu. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Lọ là thiên tứ vạn chung «. — Cái chuông — Tụ lại — Đúc kết lại.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Dấu chân. ◎ Như: "địa thượng lưu hữu nhất đại phiến linh loạn đích cước tích" .
2. Dấu vết của tiền nhân. ◎ Như: "thuận trước tiền nhân đích cước tích, khả phát hiện hứa đa bảo quý đích trí tuệ kết tinh" , .

Từ điển trích dẫn

1. Hoạn nạn nguy cấp.
2. Cứu vớt. ◇ Thi Kinh : "Tích linh tại nguyên, Huynh đệ cấp nạn" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Con chim chìa vôi ở đồng, Anh em hoạn nạn vội vàng cứu vớt nhau.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.