hoài
huái ㄏㄨㄞˊ

hoài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ nhung
2. ôm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "hoài đức úy uy" nhớ đức sợ uy. ◇ Nguyễn Trãi : "Hữu hoài Trương Thiếu Bảo, Bi khắc tiển hoa ban" , (Dục Thúy sơn ) Lòng nhớ quan Thiếu Bảo họ Trương, Bia khắc nay đã có rêu lốm đốm. § Tức "Trương Hán Siêu" (?-1354) người đã đặt tên cho núi Dục Thúy.
2. (Động) Bọc, chứa, mang. ◇ Sử Kí : "Sử kì tòng giả y hạt, hoài kì bích, tòng kính đạo vong, quy bích vu Triệu" 使, , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Sai tùy tùng của mình mặc áo ngắn, mang viên ngọc, đi theo đường tắt, đem ngọc về Triệu.
3. (Động) Bao dong. ◇ Hoài Nam Tử : "Hoài vạn vật" (Lãm minh ) Bao dong muôn vật.
4. (Động) Bao vây, bao trùm. ◇ Sử Kí : "Đương đế Nghiêu chi thì, hồng thủy thao thiên, hạo hạo hoài san tương lăng, hạ dân kì ưu" , , , (Hạ bổn kỉ ) Vào thời vua Nghiêu, lụt lớn ngập trời, mênh mông bao phủ núi gò, là nỗi lo âu cho dân ở dưới thấp.
5. (Động) Ôm giữ trong lòng.
6. (Động) Mang thai. ◎ Như: "hoài thai" mang thai, "hoài dựng" có mang.
7. (Động) Định yên, an phủ, vỗ về. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhi hoài tây Nhung" 西 (Ngũ đố ) Mà vỗ về yên định quân Nhung ở phía tây.
8. (Động) Về với, quy hướng. ◎ Như: "hoài phụ" quay về, quy phụ, "hoài phục" trong lòng thuận phục.
9. (Động) Vời lại, chiêu dẫn. ◎ Như: "hoài dụ" chiêu dẫn.
10. (Danh) Lòng, ngực, dạ. ◎ Như: "đồng hoài" anh em ruột. ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh tam niên, nhiên hậu miễn ư phụ mẫu chi hoài" , (Dương Hóa ) Con sinh ba năm, sau đó mới khỏi ở trong lòng cha mẹ (ý nói: cha mẹ thôi bồng bế).
11. (Danh) Tâm ý, tình ý. ◎ Như: "bản hoài" tấm lòng này. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ý kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.
12. (Danh) Mối lo nghĩ.
13. (Danh) Tên đất xưa, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
14. (Danh) Họ "Hoài".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, như hoài đức úy uy nhớ đức sợ uy.
② Bọc, chứa, mang.
③ Lòng, bế, như bản hoài nguyên lòng này. Anh em ruột gọi là đồng hoài .
④ Lo nghĩ.
⑤ Về.
⑥ Lại.
⑦ Yên.
⑧ Yên ủi.
⑨ Hoài bão (ôm trong lòng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ. 【】hoài niệm [huáiniàn] Hoài niệm, nhớ, nhớ nhung, nhớ tưởng, tưởng nhớ (người đã mất): Tôi nhớ anh ấy; Tưởng nhớ người bạn đã mất;
② Lòng: Ôm con vào lòng;
③ Bụng, bụng dạ, lòng dạ: Bụng mẹ; Bụng dạ tốt;
④ Bọc, chứa, mang;
⑤ Lo nghĩ;
⑥ Về;
⑦ Yên;
⑧ Yên ủi, an ủi;
⑨ Điều ôm ấp trong lòng, hoài bão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới — Nhớ tới — Cái bụng. Chẳng hạn Mẫu hoài ( bụng mẹ ) — Ôm ấp trong lòng — Giấu kín.

Từ ghép 27

gia, đồ
chá ㄔㄚˊ, shū ㄕㄨ, tú ㄊㄨˊ, yé ㄜˊ

gia

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rau đồ, một loài rau đắng (lat. Cichorium endivia). ◎ Như: "đồ độc" rau đắng và trùng độc, ý nói gây ra thống khổ, làm hại. ◇ Lí Hoa : "Đồ độc sinh linh" (Điếu cổ chiến trường văn ) Làm hại giống sinh linh.
2. (Danh) Một loài cỏ có hoa trắng như bông lau, tua xúm xít nhau mà bay phấp phới. § Xem "như hỏa như đồ" .
3. (Danh) § Xem "đồ mi" .
4. Một âm là "gia". (Danh) "Gia Lăng" tên đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Rau đồ, một loài rau đắng.
② Một loài cỏ có hoa trắng như bông lau, tua xúm xít nhau mà bay phấp phới. Nay ta thấy đám quân đi rộn rịp rực rỡ thì khen là như hỏa như đồ là mường cái dáng nó tung bay rực rỡ vậy.
③ Hại. Như đồ độc sinh linh làm hại giống sinh linh.
④ Một âm là gia. Gia Lăng tên đất.

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rau đồ (một loại rau đắng)
2. một thứ cỏ có hoa trắng như bông lau
3. hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rau đồ, một loài rau đắng (lat. Cichorium endivia). ◎ Như: "đồ độc" rau đắng và trùng độc, ý nói gây ra thống khổ, làm hại. ◇ Lí Hoa : "Đồ độc sinh linh" (Điếu cổ chiến trường văn ) Làm hại giống sinh linh.
2. (Danh) Một loài cỏ có hoa trắng như bông lau, tua xúm xít nhau mà bay phấp phới. § Xem "như hỏa như đồ" .
3. (Danh) § Xem "đồ mi" .
4. Một âm là "gia". (Danh) "Gia Lăng" tên đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Rau đồ, một loài rau đắng.
② Một loài cỏ có hoa trắng như bông lau, tua xúm xít nhau mà bay phấp phới. Nay ta thấy đám quân đi rộn rịp rực rỡ thì khen là như hỏa như đồ là mường cái dáng nó tung bay rực rỡ vậy.
③ Hại. Như đồ độc sinh linh làm hại giống sinh linh.
④ Một âm là gia. Gia Lăng tên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rau đồ (một thứ rau đắng nói trong sách cổ);
② Một thứ cỏ có hoa trắng như bông lau: (Đoàn quân đi) rộn rịp hùng dũng;
③ Hại: Làm hại sinh linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ rau đắng.

Từ ghép 3

tố
sù ㄙㄨˋ

tố

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kể, thuật
2. tố giác, mách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kể, kêu, bảo cho biết, trần thuật. ◎ Như: "tố oan" kêu oan. ◇ Bạch Cư Dị : "Huyền huyền yểm ức thanh thanh tứ, Tự tố bình sanh bất đắc ý" , (Tì bà hành ) Từng dây đàn u uất, tiếng nào cũng chứa đựng những những ý tứ, Như kể lể nỗi niềm bất đắc chí thủa bình sinh. § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Nghe não nuột mấy dây bứt rứt, Dường than niềm tấm tức bấy lâu.
2. (Động) Kiện cáo. ◎ Như: "khởi tố" đưa ra kiện.
3. (Động) Gièm pha, chê bai. ◇ Tả truyện : "Tố công vu Tấn Hầu, Tấn Hầu bất kiến công" (Thành Công thập lục niên ) Gièm pha ông với Tấn Hầu, Tấn Hầu không gặp mặt ông.
4. (Động) Dùng tới. ◎ Như: "tố chư vũ lực" dùng võ lực.
5. (Danh) Họ "Tố".

Từ điển Thiều Chửu

① Cáo mách. Như tố oan kêu oan.
② Gièm chê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kể, nói, kêu: Báo cho biết, nói, kể; Kể khổ; Kêu oan;
② Kiện, tố: Đưa ra kiện, khởi tố; Lên án, tố cáo; Kiện cáo, kiện thưa, đưa ra tòa; Dùng võ lực để giải quyết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết — Vạch tội người khác — Dèm pha, chê bai.

Từ ghép 16

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt ở đùi lại thêm ra, ý nói lâu không cưỡi ngựa ( cưỡi ngựa nhiều thì đùi nhỏ lại ).
hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cháo nhừ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cháo đặc. § Cũng như "chiên" .
2. (Danh) Hồ để dán (bột pha nước nấu thành chất keo để dán).
3. (Động) Dán. ◎ Như: "hồ đăng lung" dán lồng đèn.
4. (Động) Ăn miễn cho đầy bụng để mà sống. ◎ Như: "hồ khẩu" kiếm sống, mưu sinh, "thực bất hồ khẩu" ăn không đủ no, ý nói đời sống cùng khốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháo nhừ.
② Hồ. Lấy bột hòa với nước đun chín để dán gọi là hồ.
③ Hồ khẩu lót miệng, ý nói ăn không cầu gì thích miệng, chỉ miễn là đủ sống thôi. Vì thế nên đi xa kiếm ăn gọi là hồ khẩu tứ phương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cháo nhừ;
② (văn) Hồ bột (để dán);
③ 【】hồ khẩu [húkôu] Nuôi miệng, sống qua loa ngày tháng, kiếm bữa ăn: Người nghèo vì nuôi miệng phải chạy vạy khắp nơi; 使 Quả nhân có đứa em, không thể sống chung hòa thuận, khiến nó phải đi kiếm ăn lây lất đó đây (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháo bột — Chè bột.

Từ ghép 1

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nửa xanh nửa vàng, chưa chín hẳn, ý nói dở dang, không tới nơi tới chốn. Cũng nói là Bán sinh bán thục ( nửa sống nửa chín ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng với ý muốn của mình. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Sách có chữ Nhân sinh thích chí «.

Từ điển trích dẫn

1. Năm loại ham muốn phát sinh từ sự tiếp xúc của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý với cảnh trần. Theo nhà Phật, "ngũ dục" gồm: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục và xúc dục. ◇ Bạch Cư Dị : "Ngũ dục dĩ tiêu chư niệm tức, Thế gian vô cảnh khả câu khiên" , (Thụy giác ).
sưu
sōu ㄙㄡ

sưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

meo chua, ôi, thiu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thành thiu, ôi, lên meo chua (thức ăn để lâu). ◎ Như: "phạn thái sưu liễu" 餿 cơm và thức ăn thiu rồi.
2. (Tính) Thiu, ôi, mốc. ◎ Như: "sưu phạn"餿 cơm thiu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiền nhật yêu cật đậu hủ, nhĩ lộng liễu ta sưu đích, khiếu tha thuyết liễu ngã nhất đốn" , 餿, (Đệ lục thập nhất hồi) Bữa ăn đậu phụ hôm nọ, thím cho đậu thiu, làm tôi bị mắng một trận.
3. (Tính) Không hay, dở. ◎ Như: "sưu chủ ý" 餿 ý kiến dở.

Từ điển Thiều Chửu

① Meo chua, ôi, thiu. Đồ ăn để lâu sinh ra meo chua gọi là sưu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ôi, thiu: 餿 Cơm đã thiu;
② Ghê tởm, xấu: 餿 Chủ trương xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có mùi hôi ( nói về đồ ăn để lâu ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.