Từ điển trích dẫn

1. Tài đức bình thường.
2. Đối đãi không thiên, không ỷ, không thái quá, không bất cập.
3. Một thiên của sách Lễ Kí , tương truyền do Tử Tư soạn. Cùng với các sách Đai Học , Luận Ngữ và Mạnh Tử hợp thành Tứ thư .

Từ điển trích dẫn

1. Sách mượn nghĩa kinh để luận về phù phép điềm ứng, gồm có "thất vĩ" bảy bộ: "Dịch vĩ" , "Thư vĩ" , "Thi vĩ" , "Lễ vĩ" , "Nhạc vĩ" , "Xuân thu vĩ" , "Hiếu Kinh vĩ" . Tương truyền là chi lưu của kinh, cũng do tay đức Khổng Tử làm cả. Người sau thấy trong sách có nhiều câu nói về âm dương ngũ hành nên mới gọi sự chiêm nghiệm xấu tốt là "đồ vĩ" hay "sấm vĩ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sách mượn lời của kinh điển nói về phù phép bói toán.
hướng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ

hướng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thết đãi
2. tiền quân lương
3. một lát, một lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa thức ăn tới cho. ◇ Mạnh Tử : "Hữu đồng tử dĩ thử nhục hướng" (Đằng Văn Công hạ ) Có trẻ nhỏ đưa gạo thịt đến nuôi.
2. (Động) Tặng cho. ◇ Tam Quốc Chí : "Đế dĩ tố thư sở trứ điển luận cập thi phú hướng Tôn Quyền" (Ngụy Thư ) Vua lấy những sách của mình sáng tác, điển luận và thơ phú, tặng cho Tôn Quyền.
3. (Danh) Tiền lương dùng về việc quân. ◎ Như: "phát hướng" phát lương, "lĩnh hướng" lĩnh lương.
4. (Danh) Một lát, khoảng thời gian ngắn. ◇ Hàn Dũ : "Tuy đắc nhất hướng lạc, Hữu như tụ phi văn" , (Túy tặng Trương Bí Thư ) Tuy được vui một lát, Cũng như muỗi phụ bay.

Từ điển Thiều Chửu

① Tặng cho, thết đãi.
② Tiền lương dùng về việc quân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Tiền lương, lương hướng (của quân lính): Chỉ lãnh được nửa tháng lương; Phát lương;
② (văn) Thết khách (với rượu và thức ăn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần ăn cấp cho quân lính. Td: Lương hướng — Đem đồ ăn cho ăn — Cho, tặng — Lúc. Khoảng thời gian ngắn.

Từ ghép 4

cộng đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cộng đồng

Từ điển trích dẫn

1. Cùng chung. ◇ Vô danh thị : "Tiểu sanh dữ cư sĩ cộng đồng nhất tịch thoại, thắng độc thập niên thư" , (Lai sanh trái , Đệ nhất chiệp) Tiểu sinh với cư sĩ cùng chung ngồi một chỗ đàm luận, còn hơn mười năm đọc sách.
2. Cùng nhau (làm). ◇ Thủy hử truyện : "Tiên lai bái kiến Triều đầu lĩnh, cộng đồng thương nghị" , (Đệ ngũ thập bát hồi) Trước hãy vào bái kiến đầu lĩnh Triều Cái, rồi cùng nhau bàn luận.
3. Thuộc về mọi người, của chung. ◎ Như: "cộng đồng sản nghiệp" sản nghiệp chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng chung.

Từ điển trích dẫn

1. Ba kinh sách đạo Phật, gồm: Kinh tạng , Luật tạng , Luận tạng .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba pho sách lớn của nhà Phật, gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.

Từ điển trích dẫn

1. Kinh điển Phật giáo, bao quát "kinh" , "luật" , "luận" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sách vở chứa đựng giáo lí nhà Phật.

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật giáo: chỉ có "thức" , các pháp đều từ "thức" mà sinh ra, không có gì nằm ngoài "thức".
2. Tên gọi tắt của kinh sách Phật giáo "Nhị thập duy thức luận" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ có cái tinh thần phân biệt được chư pháp.
tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghép gỗ đóng xe
2. thu góp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ghép gỗ đóng xe cho ăn khớp.
2. (Động) Thu thập rồi sửa cho đúng. ◎ Như: "biên tập" biên soạn. ◇ Hán Thư : "Phu tử kí tốt, môn nhân tương dữ tập nhi luận soạn, cố vị chi Luận Ngữ" , , (Nghệ văn chí ) Phu tử mất rồi, môn đồ cùng nhau thu thập, bàn luận và biên chép, nên gọi là Luận Ngữ.
3. (Danh) Lượng từ: tập, quyển (sách). ◎ Như: "Từ Điển Học Tùng San tổng cộng hữu tam tập" bộ Từ Điển Học Tùng San gồm có ba tập.

Từ điển Thiều Chửu

① Ghép gỗ đóng xe, đều ăn khớp vào nhau gọi là tập. Vì thế cho nên chí hướng mọi người cùng hòa hợp nhau gọi là tập mục , khiến cho được chốn ăn chốn ở yên ổn gọi là an tập .
② Thu góp lại. Nhặt nhạnh các đoạn văn lại, góp thành quyển sách gọi là biên tập .
③ Vén, thu lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Ghép gỗ đóng xe;
② Tập hợp lại, thu góp, nhặt nhạnh: Biên tập;
③ Tập sách: Tập thứ nhất của tủ sách;
④ (văn) Thân mật, thân thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xe thời xưa — Một chiếc, một cái ( nói về xe cộ ) — Hòa hợp — Thu góp lại. Td: Biên tập ( gom góp mà ghi chép ) — Tụ họp lại.

Từ ghép 5

mãng, mạnh
mèng ㄇㄥˋ

mãng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bộp chộp, lỗ mãng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trưởng, cả (lớn nhất trong anh em, chị em). ◇ Khổng Dĩnh Đạt : "Mạnh, trọng, thúc, quý, huynh đệ tỉ muội trưởng ấu chi biệt tự dã" , , , , (Chánh nghĩa ) Mạnh, trọng, thúc, quý: là chữ phân biệt anh em chị em lớn nhỏ vậy. § Ghi chú: Có sách ghi: con trai trưởng dòng đích gọi là "bá" , con trai trưởng dòng thứ gọi là "mạnh" .
2. (Danh) Tháng đầu mỗi mùa. ◎ Như: "mạnh xuân" tháng giêng (đầu mùa xuân), "mạnh hạ" tháng tư (đầu mùa hè).
3. (Danh) Nói tắt tên "Mạnh Tử" hoặc sách của "Mạnh Tử" . ◎ Như: "Khổng Mạnh" , "luận Mạnh" .
4. (Danh) Họ "Mạnh".
5. Một âm là "mãng". (Tính) Lỗ mãng, khoa đại. ◎ Như: "mãng lãng" lỗ mãng, thô lỗ. ◇ Liêu trai chí dị : "Yển ngọa không trai, thậm hối mãng lãng" , (Cát Cân ) Nằm bẹp trong phòng trống, rất hối hận là mình đã xử sự lỗ mãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
② Mới, trước. Tháng đầu mùa gọi là mạnh nguyệt , như tháng giêng gọi là tháng mạnh xuân , tháng tư gọi là tháng mạnh hạ , v.v.
③ Cố gắng, mạnh tấn gắng gỏi tiến lên.
④ Một âm là mãng. Mãng lãng bộp chộp, lỗ mỗ. Tả cái dáng không tinh tế, không thiết thực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mãng lãng : Quê kệch, vụng về — Một âm là Mạnh. Xem Mạnh.

Từ ghép 1

mạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tháng đầu một quý
2. cả, lớn (anh)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trưởng, cả (lớn nhất trong anh em, chị em). ◇ Khổng Dĩnh Đạt : "Mạnh, trọng, thúc, quý, huynh đệ tỉ muội trưởng ấu chi biệt tự dã" , , , , (Chánh nghĩa ) Mạnh, trọng, thúc, quý: là chữ phân biệt anh em chị em lớn nhỏ vậy. § Ghi chú: Có sách ghi: con trai trưởng dòng đích gọi là "bá" , con trai trưởng dòng thứ gọi là "mạnh" .
2. (Danh) Tháng đầu mỗi mùa. ◎ Như: "mạnh xuân" tháng giêng (đầu mùa xuân), "mạnh hạ" tháng tư (đầu mùa hè).
3. (Danh) Nói tắt tên "Mạnh Tử" hoặc sách của "Mạnh Tử" . ◎ Như: "Khổng Mạnh" , "luận Mạnh" .
4. (Danh) Họ "Mạnh".
5. Một âm là "mãng". (Tính) Lỗ mãng, khoa đại. ◎ Như: "mãng lãng" lỗ mãng, thô lỗ. ◇ Liêu trai chí dị : "Yển ngọa không trai, thậm hối mãng lãng" , (Cát Cân ) Nằm bẹp trong phòng trống, rất hối hận là mình đã xử sự lỗ mãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
② Mới, trước. Tháng đầu mùa gọi là mạnh nguyệt , như tháng giêng gọi là tháng mạnh xuân , tháng tư gọi là tháng mạnh hạ , v.v.
③ Cố gắng, mạnh tấn gắng gỏi tiến lên.
④ Một âm là mãng. Mãng lãng bộp chộp, lỗ mỗ. Tả cái dáng không tinh tế, không thiết thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháng đầu trong một mùa: Tháng đầu mùa; Tháng đầu xuân (tháng giêng);
② Người con cả (của dòng thứ);
③ (văn) Cố gắng: Gắng gỏi tiến lên;
④ [Mèng] (Họ) Mạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắng sức — Bắt đầu. Khởi đầu — Dài. Lâu dài — Họ người. Td: Mạnh tử — Tên người, tức Phạm Sư Mạnh, danh sĩ đời Trần, tự là Nghĩa Phu, hiệu là Uý Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch, người làng Hiệp thạch, phủ Kinh môn, tỉnh Hải dương Bắc phần Việt Nam, học trò Chu Văn An, trả thời ba đời vua Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông, làm quan tới chức Nhập nội Hành khiển ( tương đương với thủ tướng ngày nay ), từng đi sứ Trung Hoa Năm 1345 tác phẩm thơ chữ Hán có Hiệp thạch tập.

Từ ghép 11

biên
biān ㄅㄧㄢ, biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lề sách (ngày xưa, dùng dây xâu các thẻ tre). ◇ Sử Kí : "(Khổng Tử) độc Dịch, vi biên tam tuyệt" (), (Khổng Tử thế gia ) (Khổng Tử) đọc kinh Dịch làm cho lề sách đứt ba lần.
2. (Danh) Phiếm chỉ sách vở (ngày xưa, thư tịch làm bằng thẻ tre thẻ gỗ). ◇ Nguyễn Du : "Hàm Đan thắng tích kiến di biên" (Hàm Đan tức sự ) Thắng cảnh Hàm Đan thấy ghi trong sách cũ.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho sách vở: quyển, tập. ◎ Như: "tiền biên" tập thượng, "hậu biên" tập hạ, "tục biên" quyển tiếp theo.
4. (Danh) Họ "Biên".
5. (Động) Sắp, xếp, sắp theo thứ tự. ◎ Như: "biên liệt" xếp bày.
6. (Động) Soạn, thu thập góp nhặt để viết thành sách. ◎ Như: "biên thư" soạn sách, "biên tự điển" biên soạn tự điển.
7. (Động) Sáng tác. ◎ Như: "biên ca" viết bài hát, "biên khúc" viết nhạc, "biên kịch bổn" viết kịch.
8. (Động) Đặt chuyện, thêu dệt, bịa đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bả nhĩ lạn liễu chủy đích, ngã tựu tri đạo nhĩ thị biên ngã ni" ! (Đệ thập cửu hồi) Cái anh toét miệng này! Tôi biết ngay rằng anh đặt điều cho tôi mà.
9. (Động) Đan, ken, tết, bện. ◎ Như: "biên trúc" đan tre, "biên bồ" ken cỏ bồ, "biên phát" bện tóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lề sách, như Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt (Hán thư ) đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách. Bây giờ cũng gọi sách vở là biên.
② Cứ thuận thứ tự đều gọi là biên, như biên liệt xếp bày.
③ Ðan, ken. Như biên trúc ken tre, biên bồ ken cỏ bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời tòa soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết, chép — Sách vở — Theo thứ tự mà bày ra, kể ra, viết ra — Đan, bện lại.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.