tì, tỳ
pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại mãnh thú, giống như hổ, lông trắng tro. ◇ Nguyễn Trãi : "Vạn giáp diệu sương tì hổ túc" 耀 (Quan duyệt thủy trận ) Muôn áo giáp ánh sương, oai nghiêm như hùm báo.
2. (Danh) § Xem "tì hưu" .

Từ ghép 1

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tỳ hưu )

Từ điển Thiều Chửu

① Tì hưu con gấu trắng (bạch hùng), một giống thú rất mạnh, cho nên đời xưa các dũng sĩ gọi là tì hưu.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tì hưu [píxiu]
① (văn) Một loại thú dữ trong truyền thuyết;
② Dũng sĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài mãnh thú, tựa như con báo, cực dữ.

Từ ghép 1

phách
pī ㄆㄧ, pǐ ㄆㄧˇ

phách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bổ, bửa ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bổ, chẻ, bửa ra. ◎ Như: "phách mộc sài" chẻ củi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lượng Quản Hợi chẩm địch đắc Vân Trường, sổ thập hợp chi gian, thanh long đao khởi, phách Quản Hợi ư mã hạ" , , , (Đệ thập nhất hồi) Liệu Quản Hợi sao mà địch được (Quan) Vân Trường, mới được vài mươi hiệp, cây thanh long đao đưa lên, bửa Quản Hợi chết dưới ngựa.
2. (Động) Sét đánh. ◎ Như: "nhất khỏa thụ bị lôi phách liễu" cây bị sét đánh.
3. (Động) Tẽ, tách ra. ◎ Như: "phách oa cự diệp" tẽ rau diếp.
4. (Động) Dang tay, xoạc chân (thể dục, thể thao). ◎ Như: "phách xoa" xoạc hai chân.
5. (Danh) Cái chốt, cái chêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Bổ, bửa ra.
② Ðúng, như phách thủ sảng lai giơ đúng tay mà chộp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bổ: Bổ củi; Bổ đôi. Xem [pi].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chẻ, bổ, xẻ, bửa ra: Chẻ củi; Bổ thành hai; Xẻ núi đào sông;
② Sét đánh: Cây bị sét đánh;
③ (lí) Cái nêm, cái chêm, chốt dẹt;
④ (văn) Đúng: Giơ đúng tay để chộp lại. Xem [pê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bổ ra, chẻ ra.

Từ ghép 3

yêu
yāo ㄧㄠ

yêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lưng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Eo, lưng. ◇ Nguyễn Du : "Lục ấn triền yêu minh đắc ý" (Tô Tần đình ) Ấn tướng quốc sáu nước giắt lưng reo đắc ý.
2. (Danh) Tục gọi quả cật (trái thận) là "yêu tử" .
3. (Danh) Phần ở lưng chừng của sự vật: eo, sườn, v.v. ◎ Như: "hải yêu" eo bể, "san yêu" lưng chừng núi, sườn núi, "lang yêu" eo hành lang.
4. (Danh) Lượng từ: ngày xưa đơn vị dây lưng gọi là "yêu" . ◎ Như: "đái nhất yêu" mang một dây lưng.
5. (Động) Đeo trên lưng. ◇ Liêu trai chí dị : "Yêu cung thỉ tương ma kiết" (Kim hòa thượng ) Cung tên đeo lưng, va chạm lách cách.

Từ điển Thiều Chửu

① Lưng. Tục gọi quả cật là yêu tử .
② Eo. Chỗ đất nào hai đầu phình giữa thắt lại gọi là yêu, như hải yêu eo bể.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưng: Khom lưng;
② Sườn (núi), eo: Sườn núi; Eo biển;
③ [Yao] (Họ) Yêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưng — Chỗ địa thế thắt lại như cái lưng. Chỗ hiểm trở, quan trọng.

Từ ghép 19

thanh
jīng ㄐㄧㄥ, qīng ㄑㄧㄥ

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xanh, màu xanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Màu xanh lục. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thảo sắc nhập liêm thanh" (Lậu thất minh ) Màu cỏ hợp với rèm xanh. (2) Màu lam. ◇ Tuân Tử : "Thanh thủ chi ư lam, nhi thanh ư lam" , (Khuyến học ) Màu xanh lấy từ cỏ lam mà đậm hơn cỏ lam (con hơn cha, trò hơn thầy, hậu sinh khả úy). (3) Màu đen. ◎ Như: "huyền thanh" màu đen đậm.
2. (Danh) Cỏ xanh, hoa màu chưa chín. ◎ Như: "đạp thanh" đạp lên cỏ xanh (lễ hội mùa xuân), "thanh hoàng bất tiếp" mạ xanh chưa lớn mà lúa chín vàng đã hết (ý nói thiếu thốn khó khăn, cái cũ dùng đã hết mà chưa có cái mới).
3. (Danh) Vỏ tre. ◎ Như: "hãn thanh" thẻ tre để viết chữ (người xưa lấy cái thẻ bằng tre dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc chữ).
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Thanh Hải" .
5. (Danh) Châu "Thanh", thuộc vùng Sơn Đông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.
6. (Tính) Xanh lục. ◎ Như: "thanh san lục thủy" non xanh nước biếc.
7. (Tính) Xanh lam. ◎ Như: "thanh thiên bạch nhật" trời xanh mặt trời rạng (rõ ràng, giữa ban ngày ban mặt).
8. (Tính) Đen. ◎ Như: "thanh bố" vải đen, "thanh y" áo đen (cũng chỉ vai nữ trong tuồng, vì những người này thường mặc áo đen). ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
9. (Tính) Tuổi trẻ, trẻ. ◎ Như: "thanh niên" tuổi trẻ, "thanh xuân" tuổi trẻ (xuân xanh).

Từ điển Thiều Chửu

① Màu xanh, một trong năm màu, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
② Người đời xưa cho xanh là cái sắc phương đông, thái tử ở cung phía đông, nên cũng gọi thái tử là thanh cung .
③ Người xưa lấy cái thẻ bằng tre để viết chữ gọi là sát thanh , có khi dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc cho dễ gọi là hãn thanh . Xanh là cái màu cật tre, các quan thái sử ngày xưa dùng cật tre để ghi chép các việc, cho nên sử sách gọi là thanh sử sử xanh.
④ Thanh niên tuổi trẻ, cũng gọi là thanh xuân .
⑤ Thanh nhãn coi trọng, Nguyễn Tịch nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh hay thanh lãm đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy.
⑥ Châu Thanh, thuộc vùng Sơn Ðông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xanh: Nước biếc non xanh;
② Cỏ hoặc hoa màu còn xanh: Đạp lên cỏ xanh, đạp thanh (đi tảo mộ trong tiết thanh minh); Lúa còn non; Trông lúa, trông đồng;
③ Sống (chưa chín): Quýt hãy còn sống (còn xanh, chưa chín);
④ Thanh niên, tuổi trẻ, trẻ: Đoàn thanh niên cộng sản; Trẻ, trẻ tuổi;
⑤ (văn) Vỏ tre, thẻ tre (thời xưa dùng để khắc chữ): Thẻ tre để viết chữ; Vỏ tre đã hơ lửa cho tươm mồ hôi và khô đi (để dễ khắc chữ); Sử xanh, sử sách (thời xưa khắc vào thẻ tre xanh);
⑥ Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng;
⑦ [Qing] Tỉnh Thanh Hải hoặc Thanh Đảo (gọi tắt);
⑧ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh — Cũng chỉ cỏ xanh. Đoạn trường tân thanh : » Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thanh.

Từ ghép 28

hổ
hǔ ㄏㄨˇ

hổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hổ phách )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tín vật làm bằng ngọc dùng khi xuất quân ngày xưa.
2. (Danh) Vật chế bằng ngọc hình con hổ dùng để cúng tế thời xưa. ◇ Chu Lễ : "Dĩ ngọc tác lục khí, dĩ lễ thiên địa tứ phương ..., dĩ bạch hổ lễ tây phương" , ...西 (Xuân quan , Đại tông bá ) Dùng ngọc làm ra sáu đồ vật, để cúng trời đất bốn phương ..., lấy cái màu trắng cúng phương tây.
3. (Danh) § Xem "hổ phách" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chạm đục hòn ngọc ra hình con hổ, ngày xưa dùng để cúng tế.
② Hổ phách hổ phách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chạm đúc viên ngọc thành hình con hổ (ngày xưa dùng để cúng tế);
② 【】hổ phách [hưpò] Hổ phách. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại ngọc — Đồ dùng bằng ngọc.

Từ ghép 1

sam, sâm, tam, tham, xam
cān ㄘㄢ, cēn ㄘㄣ, dēn ㄉㄣ, sān ㄙㄢ, sǎn ㄙㄢˇ, shān ㄕㄢ, shēn ㄕㄣ

sam

giản thể

Từ điển phổ thông

tua cờ

sâm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ sâm (thứ cỏ quý, lá như bàn tay, hoa trắng, dùng làm thuốc)
2. sao Sâm (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

】 sam si [cenci] Không đều, so le: Cao thấp (lớn nhỏ, ngắn dài) không đều; Rau hạnh cọng dài cọng vắn (Thi Kinh). Xem [can], [shen].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao Sâm: Sao Sâm và sao Thương (hễ sao này mọc thì sao kia lặn, không bao giờ thấy nhau). (Ngr) Xa cách không bao giờ gặp nhau;
② Nhân sâm (nói tắt). Xem [can], [cen].

Từ ghép 2

tam

giản thể

Từ điển phổ thông

ba, 3

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

tham

giản thể

Từ điển phổ thông

can dự, tham gia

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tham gia, gia nhập, xen vào, dự: Gia nhập công đoàn; Dự hội nghị;
② Yết kiến, vào hầu: Yết kiến;
③ Tham khảo, xem: Tham khảo, xem thêm... Xem [cen], [shen].

Từ ghép 7

xam

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
liễm, liệm
liàn ㄌㄧㄢˋ

liễm

giản thể

Từ điển phổ thông

liệm xác

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

liệm

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đặt người chết vào áo quan, liệm xác: Nhập liệm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
chỉ, xích
chě ㄔㄜˇ, chǐ ㄔˇ

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(nhạc) Xê (kí hiệu một nốt trong nhạc cổ Trung Quốc, tương đương nốt "rê" trong nhạc xon phe ngày nay). Xem [chê].

Từ ghép 2

xích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thước (10 tấc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ, đơn vị đo chiều dài: thước. ◎ Như: "công xích" thước tây (m, mètre), bằng một trăm phân (cm, centimètre), một thước cổ (Trung Quốc) bằng 0,33 cm.
2. (Danh) Cái thước, khí cụ để đo dài ngắn. ◎ Như: "bì xích" thước da , "thiết xích" thước sắt. ◇ Đỗ Phủ : "Hàn y xứ xứ thôi đao xích" (Thu hứng ) Trời lạnh giục kẻ dao thước may áo ngự hàn.
3. (Danh) Vật hình dài như cái thước. ◎ Như: "trấn xích" cái đồ chận giấy, sách vở.
4. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "xích thốn chi công" công lao nhỏ bé.

Từ điển Thiều Chửu

① Thước, mười tấc là một thước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thước Trung Quốc (bằng 1/3 mét);
② Thước: Thước tây, mét;
③ Cái thước: Cái thước sắt. Xem [châ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thước để đo — Một thước ta ( có 10 tấc ).

Từ ghép 17

quán
guàn ㄍㄨㄢˋ, wān ㄨㄢ

quán

giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâu tiền
2. xuyên qua, chọc thủng
3. thông xuốt
4. quê quán

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông, suốt: Lãnh hội thấu suốt;
② Nối nhau: Nối nhau (lần lượt) đi vào;
③ (cũ) Quan tiền;
④ Quê quán: Quê hương; Quê hương bản quán; Quê quán;
⑤ Quen (như , bộ ): Ta không quen đi cùng xe với kẻ tiểu nhân (Mạnh tử);
⑥ [Guàn] (Họ) Quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

huyền, huyện
xiàn ㄒㄧㄢˋ, xuán ㄒㄩㄢˊ

huyền

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo. § Cùng nghĩa với "huyền" .
2. Một âm là "huyện". (Danh) Huyện. § Tần Thủy Hoàng bỏ phép phong kiến mà chia nước thành quận và huyện, vì thế nên đời sau cũng theo đó mà chia mỗi tỉnh ra nhiều huyện.

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, cùng nghĩa với chữ huyền .
② Một âm là huyện. Huyện, Tần Thủy Hoàng bỏ phép phong kiến mà chia nước ra từng quận từng huyện, vì thế nên đời sau cũng theo đó mà chia mỗi tỉnh ra mấy huyện.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc lại, cột lại — Ràng buộc — Một âm là Huyện.

huyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

huyện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo. § Cùng nghĩa với "huyền" .
2. Một âm là "huyện". (Danh) Huyện. § Tần Thủy Hoàng bỏ phép phong kiến mà chia nước thành quận và huyện, vì thế nên đời sau cũng theo đó mà chia mỗi tỉnh ra nhiều huyện.

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, cùng nghĩa với chữ huyền .
② Một âm là huyện. Huyện, Tần Thủy Hoàng bỏ phép phong kiến mà chia nước ra từng quận từng huyện, vì thế nên đời sau cũng theo đó mà chia mỗi tỉnh ra mấy huyện.

Từ điển Trần Văn Chánh

Huyện. 【】huyện thành [xiàn chéng] Huyện lị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu vực địa phương, được ấn định rõ ràng — Đơn vị hành chánh, ở dưới tỉnh. Ta cũng gọi là Huyện.

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.