Từ điển trích dẫn

1. Thời cơ mệnh vận. ◇ Lỗ Tấn : "Thính đáo liễu chuyết trứ "Trung quốc tiểu thuyết sử lược" đích Nhật Bổn dịch "Chi na tiểu thuyết sử" dĩ kinh đáo liễu xuất bản đích cơ vận, phi thường chi cao hứng, đãn nhân thử hựu cảm đáo tự kỉ đích suy thối liễu" """", , 退 ("Trung Quốc tiểu thuyết sử lược" Nhật Bổn dịch bổn tự "").

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữa trị đau yếu. Tục ngữ: Y bệnh bất y mệnh ( chữa bệnh chớ không chữa được số trời đã định cho mình, ý nói số phải chết thì gặp thầy giỏi thuốc hay cũng vẫn chết ).
sức
chì ㄔˋ, shì ㄕˋ

sức

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trang sức
2. mệnh lệnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa sang, chỉnh đốn. ◎ Như: "chỉnh sức" sắp đặt nghiêm trang. ◇ Thi Kinh : "Nhung xa kí sức" (Tiểu Nhã , Lục nguyệt ) Binh xe đã chỉnh đốn.
2. (Động) Ra lệnh, răn bảo. § Thông "sắc" .
3. (Phó) Cẩn thận.
4. (Tính) Trang sức, làm cho đẹp. § Thông "sức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trang sức, tả cái dáng sắp sửa nghiêm cẩn. Như chỉnh sức sắp đặt nghiêm trang, trang sức sắm sửa lệ bộ cho gọn ghẽ đẹp đẽ, v.v.
Mệnh lệnh. Lệnh của quan truyền xuống cho dân biết gọi là sức. Sai đầy tớ đưa trình thư từ nói là sức trình hay sức tống .
③ Chỉnh bị.
④ Sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chỉnh lại, làm gọn lại: Chỉnh đốn kỉ luật;
② (cũ) Ra lệnh, sai: Mệnh lệnh của quan trên; Sai đưa trình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính cẩn. Như chữ Sức . Sửa trị cho ngay thẳng — Nghiêm chỉnh — Quan trên truyền giấy tờ mệnh lệnh cho cấp dưới — Cũng dùng như chữ Sức .

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Chiếu mệnh của vua ban phát (thăng quan, xá tội, v.v.).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ lệnh vua.
nhị, tị, tỵ
yì ㄧˋ

nhị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hình phạt cắt mũi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt mũi (hình phạt thời xưa). ◇ Chiến quốc sách : "Vương viết: "Hãn tai!". Lệnh nhị chi, vô sử nghịch mệnh" : "!". , 使 (Sở sách ) Vua nói: "Ương ngạnh thật!". Rồi ra lệnh cắt mũi nàng đó, không được trái lệnh.
2. (Động) Trừ khử, tiêu diệt. ◇ Bắc sử : "Tru sừ cốt nhục, đồ nhị trung lương" , (Tùy Cung Đế bổn kỉ ) Tru diệt người cùng cốt nhục, trừ bỏ bậc trung lương.
3. § Tục quen đọc là "tị".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt mũi, một thứ hình phép trong năm hình. Tục quen đọc là chữ tị.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cắt mũi (một hình phạt thời xưa ở Trung Quốc).

tị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt mũi (hình phạt thời xưa). ◇ Chiến quốc sách : "Vương viết: "Hãn tai!". Lệnh nhị chi, vô sử nghịch mệnh" : "!". , 使 (Sở sách ) Vua nói: "Ương ngạnh thật!". Rồi ra lệnh cắt mũi nàng đó, không được trái lệnh.
2. (Động) Trừ khử, tiêu diệt. ◇ Bắc sử : "Tru sừ cốt nhục, đồ nhị trung lương" , (Tùy Cung Đế bổn kỉ ) Tru diệt người cùng cốt nhục, trừ bỏ bậc trung lương.
3. § Tục quen đọc là "tị".

tỵ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hình phạt cắt mũi

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt mũi, một thứ hình phép trong năm hình. Tục quen đọc là chữ tị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt mũi. Một hình phạt thời cổ. Cũng đọc Nhị — Cắt đi.
tuân, tuấn, tuần, tuẫn
xún ㄒㄩㄣˊ, xùn ㄒㄩㄣˋ

tuân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách mắng hay phạt người phạm lỗi và cho đi tuần hành để chỉ thị cho mọi người biết. ◇ Sử Kí : "Toại trảm đội trường nhị nhân dĩ tuẫn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Và cho chém hai người đội trưởng đem đi rong cho mọi người thấy.
2. (Động) Đánh chiếm, đoạt lấy. ◇ Sử Kí : "Tịch vi tì tương, tuẫn hạ huyện" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng) Tịch làm tì tướng, đoạt lấy các quận huyện.
3. (Động) Thuận theo, thuận tòng. ◇ Tả truyện : "Quốc nhân phất tuẫn" (Văn công thập nhất niên ) Người trong nước không thuận theo.
4. (Động) Hi sinh tính mệnh vì một mục đích hay lí tưởng nào đó. § Thông "tuẫn" . ◇ Hán Thư : "Tham phu tuẫn tài, liệt sĩ tuẫn danh" , (Giả Nghị truyện ) Kẻ tham chết vì tiền của, liệt sĩ chết vì danh.
5. (Tính) Nhanh nhẹn, tấn tốc. § Thông "tuẫn" . ◇ Mặc Tử : "Thân thể cường lương, tư lự tuẫn thông" , (Công Mạnh ) Thân thể mạnh khỏe, suy tư nhanh nhẹn thông suốt.
6. Một âm là "tuân". (Động) Khiến, làm cho. ◇ Trang Tử : "Phù tuân nhĩ mục nội thông nhi ngoại ư tâm trí" (Nhân gian thế ) Khiến cho tai mắt bên trong thông suốt mà để ra ngoài tâm trí.
7. (Động) Mưu cầu. ◇ Sử Kí : "Kim bất tuất sĩ tốt nhi tuân kì tư, phi xã tắc chi thần" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải bầy tôi trung thành với nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông chu chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đi tuần;
② (Đánh mõ) rao cho mọi người biết (về tội lỗi của ai);
③ Chết theo. Như [xùn] nghĩa ①: Kẻ tham chết theo của cải (Sử kí). Xem [xún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến. Khiến cho — Một âm là Tuẫn. Xem Tuẫn.

tuấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông chu chí.

tuần

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tuân theo, thuận theo, y theo: Người trong nước không thuận theo ông ta (Tả truyện). Xem [xùn].

tuẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồng ý theo, làm theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách mắng hay phạt người phạm lỗi và cho đi tuần hành để chỉ thị cho mọi người biết. ◇ Sử Kí : "Toại trảm đội trường nhị nhân dĩ tuẫn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Và cho chém hai người đội trưởng đem đi rong cho mọi người thấy.
2. (Động) Đánh chiếm, đoạt lấy. ◇ Sử Kí : "Tịch vi tì tương, tuẫn hạ huyện" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng) Tịch làm tì tướng, đoạt lấy các quận huyện.
3. (Động) Thuận theo, thuận tòng. ◇ Tả truyện : "Quốc nhân phất tuẫn" (Văn công thập nhất niên ) Người trong nước không thuận theo.
4. (Động) Hi sinh tính mệnh vì một mục đích hay lí tưởng nào đó. § Thông "tuẫn" . ◇ Hán Thư : "Tham phu tuẫn tài, liệt sĩ tuẫn danh" , (Giả Nghị truyện ) Kẻ tham chết vì tiền của, liệt sĩ chết vì danh.
5. (Tính) Nhanh nhẹn, tấn tốc. § Thông "tuẫn" . ◇ Mặc Tử : "Thân thể cường lương, tư lự tuẫn thông" , (Công Mạnh ) Thân thể mạnh khỏe, suy tư nhanh nhẹn thông suốt.
6. Một âm là "tuân". (Động) Khiến, làm cho. ◇ Trang Tử : "Phù tuân nhĩ mục nội thông nhi ngoại ư tâm trí" (Nhân gian thế ) Khiến cho tai mắt bên trong thông suốt mà để ra ngoài tâm trí.
7. (Động) Mưu cầu. ◇ Sử Kí : "Kim bất tuất sĩ tốt nhi tuân kì tư, phi xã tắc chi thần" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải bầy tôi trung thành với nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông chu chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đi tuần;
② (Đánh mõ) rao cho mọi người biết (về tội lỗi của ai);
③ Chết theo. Như [xùn] nghĩa ①: Kẻ tham chết theo của cải (Sử kí). Xem [xún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi lòng vòng trong một khu vực, nói lớn loan báo mệnh lệnh của triều đình — Một âm là Tuân. Xem Tuân.
duy
wéi ㄨㄟˊ, yí ㄧˊ

duy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nối liền
2. gìn giữ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây, dây để buộc.
2. (Danh) Phép tắc, kỉ cương. ◇ Tư Mã Thiên : "Bất dĩ thử thì dẫn cương duy, tận tư lự" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lúc đó không biết lấy kỉ cương mà trình bày, suy nghĩ tới cùng.
3. (Danh) Mép lưới, bốn giường lưới gọi là "duy". § Vì thế bốn phương cũng gọi là "tứ duy" .
4. (Danh) Bờ, góc. ◎ Như: "thiên duy" bên trời, "khôn duy" bên đất.
5. (Danh) Sợi, xơ. § Phàm vật gì nhỏ mà dài đều gọi là "duy". ◎ Như: các loài động vật, thực vật có chất như sợi nhỏ và dài như xơ mướp, xơ thịt gọi là "tiêm duy chất" .
6. (Danh) Họ "Duy".
7. (Động) Buộc, cột. ◎ Như: "duy hệ" ràng buộc, "duy chu" buộc thuyền.
8. (Động) Liên kết. ◇ Chu Lễ : "Kiến mục lập giam, dĩ duy bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Lập ra các chức quan coi sóc, giám sát, để liên kết các nước lớn nhỏ.
9. (Động) Giữ gìn, bảo hộ. ◎ Như: "duy hộ" giữ gìn che chở, "duy trì" giữ gìn.
10. (Phó) Chỉ, bui. § Cũng như "duy" hay "duy" .
11. (Trợ) Tiếng giúp lời (ngữ khí từ). ◇ Vương Bột : "Thì duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu" , (Đằng Vương Các tự ) Lúc ấy đương là tháng chín, tiết trời vào tháng thứ ba của mùa thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Buộc, như duy hệ , duy trì ràng buộc giữ gìn cho khỏi đổ hỏng.
② Mép lưới, bốn giường lưới gọi là duy, vì thế bốn phương cũng gọi là tứ duy . Bên bờ cõi nước cũng gọi là duy, như thiên duy bên trời, khôn duy bên đất, v.v.
③ Phàm vật gì nhỏ mà dài đều gọi là duy, như cái loài động vật thực vật có chất như sợi nhỏ và dài như xơ mướp, xơ thịt, v.v. gọi là tiêm duy chất .
④ Bui, tiếng đệm. Cũng như chữ duy hay .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duy trì, giữ gìn;
② (văn) Dây buộc: Cột trời gãy, dây đất đứt (Hoài Nam tử);
③ (văn) Góc: 西 Mặt trời mọc ở góc đông nam, lặn ở góc tây nam (Hoài Nam tử);
④ (văn) Buộc: Buộc thuyền;
⑤ (văn) Suy nghĩ (dùng như , bộ ): Nghĩ về sự an lạc của muôn đời (Sử kí);
⑥ (văn) Là: Phiên thị là quan tư đồ (Thi Kinh);
⑦ (văn) Chỉ, chỉ có: Rốt lại ít anh em, chỉ có tôi và anh (Thi Kinh);
⑧ Như [wéi];
⑨ Sợi;
⑩ (văn) Trợ từ (dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, như , bộ , bộ ): Năm thứ 29, hoàng đế đi du xuân (Sử kí);
⑪ [Wéi] (Họ) Duy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây cột mui xe thời xưa — Dây ở góc lưới để kéo lưới lên — Cột lại. Liên kết lại — Cái dây — Cũng dùng như chữ Duy hoặc .

Từ ghép 16

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chim phượng cất mình bay cao. Chỉ người bề tôi vâng mệnh vua đi sứ nơi xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam của Phan Phù Tiên, phụng mệnh vua Lê Nhân Tông mà soạn ra, gồm 10 quyển, chép tiếp bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, từ đời Trần Thái Tông 1225 tới lúc quân Minh bị đánh bại 1427. Xem tiểu sử soạn giả ở vần Tiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam của Lê Văn Hưu, phụng mệnh Trần Thái Tông soạn trong năm 1272, gồm 30 quyển, chép việc từ đời Triệu Vũ Đế 207 trước TL tới đời Lí Chiêu Hoàng 1224. Xem tiểu truyện tác giả ở vần Hưu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.