Từ điển trích dẫn

1. Pháp luật, hình pháp, điều lệ phép tắc quy định việc trừng phạt kẻ có tội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều lệ phép tắc ấn định việc trừng phạt kẻ có tội.

Từ điển trích dẫn

1. Nhánh sông. ☆ Tương tự: "chi lưu".
2. Chia ra làm nhiều dòng, phái khác nhau. ◇ Ban Cố : "Đạo hỗn thành nhi tự nhiên hề, thuật đồng nguyên nhi phân lưu" , (U thông phú ) Đạo hỗn hợp tạo nên mà tự nhiên hề, phương cách cùng nguồn mà chia ra nhiều dòng phái.
3. Người xe chia đường mà đi. ◎ Như: "nhân xa phân lưu, trật tự tỉnh nhiên" , .
4. Con cháu chia thành nhiều dòng, nhánh. ◇ Phan Nhạc : "Chiêu mục phồn xương, chi thứ phân lưu" , (Dương kinh châu lụy ) Hàng chiêu hàng mục đông đúc, con cháu chia thành nhành nhánh.
5. Không như nhau, thế khác biệt. ◇ Tào Thực : "Tồn vong phân lưu, yểu toại đồng kì" , (Vương trọng tuyên lụy , Tự ) Còn mất không như nhau, yểu thọ cùng hẹn về (chỗ chết).
6. Truyền bá, truyền bố. ◎ Như: "phân lưu Phật pháp" truyền bá Phật pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia ra làm nhiều dòng, nhánh — Nhánh sông, sông lớn chia ra. Như: Chi lưu.

Từ điển trích dẫn

1. Bạn bè tính tình hợp nhau. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tùng hữu tâm phúc khế hữu nhị nhân: Pháp Chánh, Mạnh Đạt. Thử nhị nhân tất năng tương trợ" : , . (Đệ lục thập hồi) Tùng tôi có hai người bạn tâm đầu ý hợp: Pháp Chánh, Mạnh Đạt. Hai người này thế nào cũng giúp đỡ được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè tính tình hợp nhau. Bạn thân. » Hà sinh phải buổi sang chơi. Xót tình khế hữu liệu bài giải khuyên « ( Bích câu kì ngộ ).

chế tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chế tài, quy định

Từ điển trích dẫn

1. Dùng pháp luật hoặc áp lực để phân xử hoặc quản thúc, ngăn cấm, ngăn chặn.
2. Sửa đổi, thêm thắt, cắt xén. ◇ Hoàng Trung Hoàng : "Thị thư tuy vi dịch thể, nhi pha phí chế tài" , (Tôn Dật Tiên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn ngừa cắt xén cho đúng kích thước — Chỉ sự ngăn chặn trừng phạt để giữ đúng pháp luật.

chấp pháp

giản thể

Từ điển phổ thông

chấp pháp, thi hành luật

nguyên tử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nguyên tử vật chất

Từ điển trích dẫn

1. Phần nhỏ nhất của vật chất, không thể dùng phương pháp hóa học phân tích ra được nữa. Thí dụ: phân tử nước H2O gồm 2 "nguyên tử" hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.
2. Nguyên tử được cấu tạo bằng một hạt nhân và nhiều điện tử (tiếng Pháp: atome).

thư pháp

giản thể

Từ điển phổ thông

thư pháp, nghệ thuật viết chữ

Từ điển trích dẫn

1. Một thân hóa thành nhiều thân.
2. Ý nói tâm lực đồng thời phải lo toan nhiều việc. ☆ Tương tự: "kiêm cố" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bình túng nhiên trí dũng, chỉ khả đương nhất đầu, khởi khả phân thân lưỡng xứ? Tu tái đắc nhất tướng đồng khứ vi diệu" , , ? (Đệ cửu thập cửu hồi) (Vương) Bình tuy có trí dũng, chỉ đương được một đầu, chớ không kiêm đương cả hai chỗ được, phải có một tướng nữa đi cùng mới xong.
3. Xẻ xác. ◇ Minh thành hóa thuyết xướng từ thoại tùng khan : "Tróc trụ soán quốc tặc Vương Mãng, toàn đài quả cát toái phân thân" , (Hoa quan tác xuất thân truyện ) Bắt lấy tên giặc soán nước Vương Mãng, chặt đứt xương gáy róc thịt xẻ vụn xác.
4. Phật giáo thuật ngữ: Chư Phật vì muốn hóa đạo chúng sinh mười phương thế giới, dùng phương tiện lực, hiện thành Phật tướng ở các thế giới, gọi là "phân thân" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã phân thân chư Phật, tại ư thập phương thế giới thuyết pháp" , (Kiến bảo tháp phẩm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia thân mình ra, hóa ra thành hai người khác nhau.

Từ điển trích dẫn

1. Bút và mực.
2. Tỉ dụ văn chương. ◎ Như: "bút mặc uyên hải" .
3. Bút tích bức họa chính tay viết hoặc vẽ. ◇ Dữu Kiên Ngô : "Ngụy đế bút mặc hùng thiệm, Ngô chủ thể tài miên mật" , 綿 (Thư phẩm luận ).
4. Gọi chung kĩ thuật "bút pháp" và "mặc pháp" (Trung Quốc).

Từ điển trích dẫn

1. Cái dây mực. § Tức là công cụ đo lấy đường thẳng của thợ mộc ngày xưa. ◇ Mạnh Tử : "Đại tượng bất vi chuyết công cải phế thằng mặc" (Tận tâm thượng ) Người thợ khéo không vì người thợ vụng mà cải bỏ cái dây mực.
2. Tỉ dụ quy củ, chuẩn tắc.
3. Tỉ dụ pháp độ, pháp luật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây căng thẳng và mực thấm vào dây, người thợ mộc dùng để bật vào gỗ, rồi cưa theo vết mực cho thẳng. Chỉ cái phép tắc, chừng mực phải giữ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.