sách
cè ㄘㄜˋ

sách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thẻ tre để viết
2. sách lược, mưu kế
3. roi ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ gấp. § Thông "sách" . Ngày xưa không có giấy, việc nhỏ biên vào thẻ đơn gọi là "giản" , việc to biên vào thẻ ken từng mảng to gấp lại được gọi là "sách" . ◇ Nghi lễ : "Bách danh dĩ thượng thư ư sách, bất cập bách danh thư ư phương" , (Sính lễ , Kí ) Một trăm tên trở lên chữ ghi trên thẻ tre, không tới trăm tên ghi trên bản gỗ.
2. (Danh) Gậy chống. ◇ Tôn Xước : "Chấn kim sách chi linh linh" (Du Thiên Thai san phú ) Rung gậy vàng kêu leng keng.
3. (Danh) Lời "sách", bài của bầy tôi trả lời lại lời chiếu của vua.
4. (Danh) Mưu kế, đường lối, phương pháp, cách. ◎ Như: "thượng sách" kế sách hoặc phương pháp hay. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong ngã từ đồ lương sách" (Đệ bát hồi) Để tôi thong thả liệu tính cách hay.
5. (Danh) Lối văn "sách". ◎ Như: Người ta ra đầu bài hỏi về sự gì, mình lấy phương pháp làm sao mà trả lời lại cho vỡ vạc gọi là "sách lệ" .
6. (Danh) Roi ngựa. ◇ Giả Nghị : "Chấn trường sách nhi ngự vũ nội" (Quá Tần luận ) Vung roi dài mà chế ngự thiên hạ.
7. (Danh) Cỏ thi (thời xưa dùng để bói). ◇ Khuất Nguyên : "Quy sách thành bất năng tri thử sự" (Sở từ , Bốc cư ) Mai rùa và cỏ thi thật không biết được sự này.
8. (Danh) Họ "Sách".
9. (Động) Đánh roi cho ngựa đi. ◎ Như: "sách mã tiền tiến" quất ngựa tiến lên.
10. (Động) Thúc giục, đốc xúc. ◎ Như: "tiên sách" thúc giục, khuyến khích. § Ghi chú: Trong bài văn có câu gì hay gọi là "cảnh sách" , đang chỗ văn khí bình thường bỗng có một câu hay trội lên khiến cho kẻ đọc phấn chấn tinh thần như ngựa bị roi chạy chồm lên. Nhà chùa sớm tối thường đọc bài văn thúc giục cho người tu hành cũng gọi là "cảnh sách" .
11. (Động) Chống gậy. ◇ Đào Uyên Minh : "Sách phù lão dĩ lưu khế, thì kiểu thủ nhi hà quan" , (Quy khứ lai từ ) Chống cây gậy thơ thẩn nghỉ ngơi, có lúc ngửng đầu mà trông ra xa.
12. (Động) Phong (mệnh lệnh của thiên tử). ◎ Như: "sách Tấn Hầu vi phương bá" phong mệnh cho Tấn Hầu làm bá.

Từ điển Thiều Chửu

① Thẻ gấp. Ngày xưa không có giấy, việc nhỏ biên vào cái thẻ một gọi là giản , việc to biên vào cái thẻ ken từng mảng to gấp lại được gọi là sách .
② Mệnh lệnh của thiên tử, như sách Tấn Hầu vi phương bá sách mạng cho Tấn Hầu làm bá.
③ Lời sách, bài của bầy tôi trả lời lại lời chiếu của vua gọi là sách.
④ Kế sách, như thượng sách kế sách trên.
⑤ Lối văn sách, người ta ra đầu bài hỏi về sự gì, mình lấy phương phép làm sao mà trả lời lại cho vỡ vạc gọi là sách lệ .
⑥ Trong bài văn có câu gì hay gọi là cảnh sách , đang chỗ văn khí bình thường bỗng có một câu hay trội lên khiến cho kẻ đọc phấn chấn tinh thần như ngựa bị roi chạy chồm lên. Nhà chùa sớm tối thường đọc bài văn thúc dục cho người tu hành cũng gọi là cảnh sách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kế, kế sách, mẹo: Kế hay, mẹo hay;
② (Cái) roi ngựa (bằng tre);
③ Quất (ngựa): uất ngựa. (Ngb) Giục, thúc: Thúc giục, khuyến khích;
④ Thẻ tre gấp lại (để viết);
⑤ Văn sách (một lối văn xưa): Sách luận;
⑥ (văn) Văn thư của vua chúa phong đất hoặc ban tước cho các bầy tôi;
⑦ (văn) (Vua chúa) phong cho bề tôi: Phong cho Lượng làm thừa tướng (Tam quốc chí);
⑧ (văn) Sách vấn (các thí sinh trong kì thi thời xưa);
⑨ (văn) Cỏ thi dùng để bói (thời xưa): Mai rùa và cỏ thi thật không biết được việc này (Khuất Nguyên: Bốc cư);
⑩ (văn) Cây gậy;
⑪ (văn) Chống (gậy).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ tre có viết chữ. Chỉ sách vở. Như chữ Sách — Cái roi ngựa — Dùng roi mà đánh — Đòi hỏi, thúc giục. Xem Sách lệ — Kế hoạch. Td: Chính sách.

Từ ghép 23

thí
pì ㄆㄧˋ

thí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ví như, coi như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ví như, dùng thí dụ để nói cho rõ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống viết: Thí chi cung tường, Tứ chi tường dã cập kiên, khuy kiến gia thất chi hảo" : , , (Tử Trương ) Tử Cống nói: Lấy thí dụ bức tường cung thất, bức tường của Tứ tôi cao tới vai, nên người đứng ngoài thấy được những cái đẹp trong nhà.
2. (Động) Nói cho rõ, thuyết minh.
3. (Động) Hiểu rõ, minh bạch. ◇ Hậu Hán Thư : "Ngôn chi giả tuy thành, nhi văn chi giả vị thí" , (Bảo Vĩnh truyện ) Người nói tuy chân thành, mà người nghe chưa hiểu rõ.
4. (Danh) Ví dụ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã dĩ vô số phương tiện, chủng chủng nhân duyên, thí dụ ngôn từ, diễn thuyết chư pháp" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) 便, , , Ta dùng vô số phương tiện, các thứ nhân duyên, ví dụ và lời chữ mà diễn giảng các pháp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ví dụ.
② Hiểu rõ.
③ Ví như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thí dụ, ví dụ;
② Như, chẳng hạn, tỉ như, ví như. 【】thí như [pìrú] Ví dụ, thí dụ, như, chẳng hạn như: Chẳng hạn như tôi đây;
③ (văn) Hiểu rõ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu rõ — Đưa ra một sự việc làm mẫu để hiểu về những sự việc khác tương tự. Td: Thí dụ.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Lấy danh nghĩa của người khác.
2. Tên giả. Như "sử dụng giả danh dĩ yểm nhân nhĩ mục" 使 dùng tên giả để che tai mắt người ta.
3. Hư danh.
4. Các pháp trên thế gian đều do khái niệm ngôn ngữ mà thành, không có thể tính chân thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mượn tên tuổi, tiếng tăm người khác — Tên giả, không phải tên thật.
hoạn
huàn ㄏㄨㄢˋ

hoạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎ Như: "hoạn đắc hoạn thất" lo được lo mất. ◇ Luận Ngữ : "Bất hoạn nhân chi bất kỉ tri, hoạn bất tri nhân dã" , (Học nhi ) Đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người.
2. (Động) Bị, mắc phải. ◎ Như: "hoạn bệnh" mắc bệnh.
3. (Danh) Tai họa, vạ, nạn. ◎ Như: "thủy hoạn" nạn lụt, "hữu bị vô hoạn" có phòng bị không lo vạ.
4. (Danh) Tật bệnh. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tốc trừ khổ não, vô phục chúng hoạn" , (Như Lai thọ lượng ) Mau trừ khổ não, hết còn các bệnh tật.
5. (Tính) Không vừa ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Lo, như hoạn đắc hoạn thất lo được lo mất.
② Tai hoạn, như hữu bị vô hoạn có phòng bị không lo vạ.
③ Tật bệnh, như hoạn bệnh mắc bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối lo, tai vạ, vạ, nạn, họa: Nạn lụt; Tai nạn, tai họa; Mối lo lớn, tai vạ lớn; Có phòng bị thì không lo có tai vạ;
② Lo, suy tính: Nếu đất đai thật được sử dụng thì chẳng lo không có của cải (Thương Quân thư).【】hoạn đắc hoạn thất [huàndé-huànshi] Suy hơn tính thiệt, suy tính cá nhân;
③ Mắc, bị: Mắc (bị) bệnh viêm gan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo lắng — Mối hại. Tai vạ — Bệnh tật.

Từ ghép 7

bôi
bēi ㄅㄟ

bôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái cốc, cái chén

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái chén. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tu du trà tất, tảo dĩ thiết hạ bôi bàn, na mĩ tửu giai hào" , , (Đệ nhất hồi) Chốc lát uống trà xong, đã bày ra mâm chén, rượu ngon, thức nhắm tốt.
2. (Danh) Cúp (tiếng Pháp "coupe", giải thưởng cuộc tranh đua thể thao). ◎ Như: "kim bôi" cúp vàng, "ngân bôi" cúp bạc. § Ghi chú: Nay thường dùng chữ .
3. (Danh) Lượng từ: số lượng đong bằng chén. ◎ Như: "nhất bôi thủy" một chén nước, "lưỡng bôi miến phấn" hai chén bột mì.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cốc, chén: Cốc thủy tinh; Cạn chén;
② Cúp, giải thưởng: Cúp bạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chén uống nước, uống trà.

Từ ghép 18

sang
chuāng ㄔㄨㄤ

sang

phồn thể

Từ điển phổ thông

bị thương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh nhọt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Cơ ngạ luy sấu, thể sinh sang tiển" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Đói thiếu gầy gò, thân thể sinh ghẻ nhọt.
2. (Danh) Vết thương. ◎ Như: "kim sang" vết thương do vật bằng kim loại gây ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đại khiếu nhất thanh, kim sang bính liệt, đảo ư thuyền thượng" , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Gầm lên một tiếng, vết thương vỡ tung ra, ngã lăn xuống thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh nhọt.
② Bị thương, bị các loài kim đâm vào gọi là kim sang .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhọt, mụn, đầu đanh: Mọc mụn; Mụn độc;
② Vết thương: Vết thương bị dao chém; Vết thương do vật bằng kim loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mụn nhọt — Bị thương vì vật nhọn sắc.

Từ ghép 7

cẩu
gǒu ㄍㄡˇ

cẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con chó

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con chó. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tróc cẩu lưỡng túc, phác linh thất thanh" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nắm hai chân con chó, đánh cho đau điếng (kêu không ra tiếng).
2. (Danh) Họ "Cẩu".

Từ điển Thiều Chửu

① Con chó, chó nuôi ở trong nhà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chó: Chó dại; Chó săn; Chó mực;
② (chửi) Đồ chó chết, chó đẻ, chó má;
③ (văn) Chỉ riêng loại chó nhỏ (chưa trưởng thành);
④ (văn) Gấu hay cọp (hổ) con.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó nhỏ ( chó lớn hoặc loài chó khuyển ) — Chỉ chung gấu con, cọp con.

Từ ghép 18

dược, địch
dí ㄉㄧˊ, tì ㄊㄧˋ, yuè ㄩㄝˋ

dược

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Dược .

địch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhảy nhót
2. nét móc (khi viết)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy.
2. (Động) Đá. ◇ Đoàn Thành Thức : "Thường ư Phúc Cảm tự địch cúc" (Dậu dương tạp trở ) Thường ở chùa Phúc Cảm đá cầu.
3. (Động) Đập, gõ.
4. (Tính) "Địch địch" : (1) Dáng nhảy nhót. (2) Dáng qua lại.
5. (Danh) Trong thư pháp, nét móc lên gọi là "địch".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhảy nhót.
② Nét móc, phép viết chữ, nét móc lên gọi là địch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhảy nhót;
② Nét móc (trong chữ Hán).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ luật pháp, chỉ sự xét xử và quyết định của tòa án.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sanh đôi, thành vợ chồng — Danh từ luật pháp, chỉ người đã có đôi bạn và phải làm tròn bổn phận gia đình, tức người chồng hoặc người vợ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.