yêm, yểm
yān ㄧㄢ, yǎn ㄧㄢˇ

yêm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Yêm — Một âm khác là Yểm. Xem Yểm.

Từ ghép 1

yểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

che chở

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che, trùm. ◇ Quản Tử : "Tắc kì đồ, yểm kì tích" , (Bát quan ) Ngăn trở đường, che lấp dấu vết.
2. (Động) Noi theo, tuân theo. ◇ Tuân Tử : "Năng yểm tích giả da?" (Phú thiên ) Có thể noi theo dấu vết chăng?
3. (Tính) Nhỏ, hẹp. ◎ Như: "yểm khẩu" miệng nhỏ. ◇ Tả truyện : "Hành cập yểm trung" (Tương Công nhị thập ngũ niên ) Đi đến chỗ hẹp.
4. (Tính) Sâu, sâu kín. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Quân tử trai giới, xử tất yểm" , (Trọng đông ) Người quân tử giữ lòng trong sạch và ngăn ngừa tham dục, ở thì ở nơi sâu kín.

Từ điển Thiều Chửu

① Che trùm.
② Ðồ gì miệng bé trong ruột rộng gọi là yểm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Che chắn, che trùm, che đậy;
② Vật có miệng nhỏ ruột rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủ lên. Đậy lên — Cái nắp đậy — Con đường nhỏ hẹp — sâu xa. Xa xôi — Cái bình, cái lọ cổ nhỏ, miệng nhỉ, nhưng bụng phình to — Một âm khác là Yêm. Xem Yêm.

Từ ghép 2

cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chẳng nhẽ, há (phụ từ)
2. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Há, làm sao, lẽ nào. § Tương đương với "khởi" . ◎ Như: "cự khả" có thể nào, "cự khẳng" há chịu.
2. (Phó) Biểu thị phủ định. § Tương đương với "vô" , "phi" , "bất" . ◇ Giang Yêm : "Chí như nhất khứ tuyệt quốc, cự tương kiến kì" , (Biệt phú ) Đến nơi xa xôi cùng tận, chẳng hẹn ngày gặp nhau.
3. (Phó) Từng, đã, có lần. § Dùng như "tằng" . ◇ Vương An Thạch : "Thử vãng cự kỉ thì, Lương quy diệc vân tạm" , (Cửu nhật tùy gia nhân du đông san ) Nóng đi đã bao lâu, Mát về lại bảo mới đây.
4. (Phó) Không ngờ, ngờ đâu. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Cự tiếp liễu hồi điều, hựu thị thôi từ" , (Đệ 101 hồi) Không ngờ nhận được hồi đáp, lại là lời từ khước.
5. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Quốc ngữ : "Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu" , , Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.
6. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Liệt Tử : "Nhược tương thị mộng kiến tân giả chi đắc lộc da? Cự hữu tân giả da? Kim chân đắc lộc, thị nhược chi mộng chân da?" 鹿? ? 鹿, ? (Chu Mục vương ) Nếu như là mộng thấy người kiếm củi bắt được con hươu? Hay là có người kiếm củi thực? Bây giờ đã thực được con hươu, thì ra mộng như là thực à?

Từ điển Thiều Chửu

① Há. Như cự khả há nên, cự khẳng há chịu, đều dùng làm lời nói đoán trước chưa biết về sau ra thế nào cả.
② Nếu. Quốc ngữ : Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Làm sao, há: ? La Hữu làm sao kém hơn Ngụy Dương Nguyên? (Thế thuyết tân ngữ); ¯°,? Quân ta vừa mới đến, ngựa chưa cho ăn, quân lính chưa cơm nước, làm sao (há) có thể đánh được? (Cựu Đường thư); Há chịu;
② Nếu: Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há rằng — Sao lại — Ví như.
thù
chóu ㄔㄡˊ

thù

phồn thể

Từ điển phổ thông

thù địch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lại, đối đáp, ứng đáp. ◇ Thi Kinh : "Vô ngôn bất thù, Vô đức bất báo" , (Đại nhã , Ức ) Không có lời nào nói ra mà không được đáp lại, Không có ân đức nào mà không được báo đền.
2. (Động) Ngang nhau. ◇ Hán Thư : "Giai thù hữu công" (Hoắc Quang truyện ) Đều có công ngang nhau.
3. (Động) Phù hợp, thích đương. ◇ Sử Kí : "Ư thị thượng sử ngự sử bộ trách Ngụy Kì sở ngôn Quán Phu, pha bất thù, khi mạn" 使簿, , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Do đó nhà vua sai ngự sử theo sổ chép tội trạng, xem những lời Ngụy Kỳ nói về Quán Phu, thấy có nhiều chỗ không phù hợp, cho là Ngụy Kỳ lừa dối nhà vua.
4. (Động) Ứng nghiệm. ◇ Sử Kí : "Kì phương tận, đa bất thù" , (Phong thiện thư ) Hết cách mà phần lớn không ứng nghiệm.
5. (Động) Đối chiếu, so sánh. ◎ Như: "hiệu thù" đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem chỗ sai lầm.
6. (Động) Đền trả, đền bù. ◎ Như: "thù trị" trả đủ số.
7. (Danh) Cừu thù, thù hận. ◇ Nguyễn Trãi : "Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ" (Đề kiếm ) Đã rửa sạch nỗi nhục ngàn năm của thù nước.
8. (Danh) Họ "Thù".

Từ điển Thiều Chửu

① Đáp lại, tùy câu hỏi mà trả lời lại từng câu từng mối gọi là thù.
② Đền trả ngang cái giá đồ của người gọi là thù. Như thù trị trả đủ như số.
③ Ngang nhau.
④ Đáng.
⑤ Ứng nghiệm.
⑥ Cừu thù, thù hằn.
⑦ So sánh, như đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem có sai lầm không gọi thù hiệu thù .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đối thủ, kẻ thù;
② Thù hằn;
③ Thù đáp, đáp lại, đền trả ngang mức: Trả đủ như số;
④ Ngang nhau;
⑤ Đáng;
⑥ Ứng nghiệm;
⑦ So sánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Thù .

Từ ghép 4

nạo
náo ㄋㄠˊ

nạo

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quấy nhiễu
2. cong, chùng, chùn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấy nhiễu. ◇ Tả truyện : "Li tán ngã huynh đệ, nạo loạn ngã đồng minh" , (Thành công thập tam niên ) Chia rẽ anh em ta, nhiễu loạn các nước đồng minh với ta.
2. (Động) Làm cong, làm chùng, khuất phục. ◎ Như: "bất phu nạo" chẳng chùng da, "bách chiết bất nạo" trăm lần bẻ không cong (tức là không chịu khuất phục).
3. (Động) Gãi, cào. ◇ Tây du kí 西: "Thân đầu súc cảnh, trảo nhĩ nạo tai" , (Đệ nhất hồi) Nghển đầu rụt cổ, gãi tai cào má.

Từ điển Thiều Chửu

① Quấy nhiễu.
② Cong, chùng, như bất phu nạo chẳng chùng da.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãi, cào: Gãi đầu gãi tai; Gãi ngứa;
② Cản trở, gây trở ngại: Gặp phải cản trở;
③ Cong, chùng: Không chùng da. (Ngr) Khuất phục: Không chịu khuất phục; Trăm lần bẻ cũng không cong, kiên cường bất khuất;
④ (văn) Quấy nhiễu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quấy rối — Cong, không thẳng — Yếu đuối.

Từ ghép 1

khải
kǎi ㄎㄞˇ

khải

phồn thể

Từ điển phổ thông

vui vẻ, vui sướng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui, mừng.
2. (Danh) Khúc nhạc quân thắng trận trở về tấu lên gọi là "khải" . § Thông "khải" .

Từ điển Thiều Chửu

① Vui.
② Khúc nhạc hát khi thắng trận về gọi là khải ca .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vui, sướng: Khúc hát khải hoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn, bình thường — Vui vẻ — Dùng như chữ Khải — Tên người, tức Hoàng Sĩ Khải, danh sĩ đời Mạc, hiệu là Lãn Trai, người xã Lai Xá huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh, đậu tiến sĩ năm 1544, niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 đời Mạc Phúc Hải, làm quan tới Hộ bộ Thượng thư, tước Vịnh kiều hầu. Tác phẩm chữ Nôm có Sứ Bắc Quốc Ngữ Thi Tập. Sứ Trình Khúc, Tứ Thời Khúc, Tiểu Độc Lạc Phú.
cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con vật độc hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ tiểu trùng độc làm hại người.
2. (Danh) Tà thuật dùng phù chú nguyền rủa hại người. ◇ Hán Thư : "Nghi tả hữu giai vi cổ chú trớ, hữu dữ vong, mạc cảm tụng kì oan giả" , , (Giang Sung truyện ) Ngờ người chung quanh đều lấy tà thuật lời nguyền, cầu cho chết, không dám kiện tụng kêu oan nữa.
3. (Động) Làm mê hoặc. ◎ Như: "cổ hoặc nhân tâm" mê hoặc lòng người. ◇ Tả truyện : "Sở lệnh duẫn Tử Nguyên dục cổ Văn phu nhân" (Trang Công nhị thập bát niên ) Lệnh doãn nước Sở là Tử Nguyên muốn mê hoặc Văn phu nhân.

Từ điển Thiều Chửu

① Một vật độc làm hại người. Tương truyền những nơi mán mọi nó hay cho vật ấy vào trong đồ ăn uống, người nào ăn phải thì sinh ra rồ dại mê man.
② Dùng mưu khiến cho người mê hoặc gọi là cổ hoặc .
③ Việc. Kinh Dịch có câu: Cán phụ chi cổ làm lại được cái việc người trước đã làm hỏng, vì thế nên cha có tội lỗi mà con hiền tài cũng gọi là cán cổ .
④ Chấu.
⑤ Bệnh cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】cổ hoặc [gưhuò] Mê hoặc, đầu độc: Mê hoặc lòng người. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật hại người — Làm cho mê hoặc — Loài sâu ăn thóc, con mọt thóc.

Từ ghép 2

chấn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung trai tân gái trinh ở tuổi thiếu niên, tức là đồng nam đồng nữ. Cũng gọi là Chấn tử .
ngạn
yàn ㄧㄢˋ

ngạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ sĩ gồm cả tài đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người tài đức xuất chúng. ◎ Như: "tuấn ngạn" tuấn kiệt, "thạc ngạn" người có tài học ưu tú.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ sĩ đẹp giỏi (kiêm cả tài đức).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Người học giỏi (có đức có tài), học giả uyên bác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò đẹp đẽ, kẻ nho sĩ giỏi — Tên người, tức Nguyễn Trung Ngạn, danh sĩ đời Trần, sinh 1289, mất 1370, hiệu là Giới Hiên, tự là Bang Trực, người làng Thổ hoàng huyện Ân thi tỉnh Hưng yên, Bắc phần Việt Nam, đậu Hoàng Giáp năm 1304, niên hiệu Hưng long 12 đời Anh Tông, trải thời ba đời vua gồm Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông, có nhiều công trận, làm tới chức Thượng thư Hữu Bậc Trụ quốc, tước Khai luyện Bá. Thơ chữ Hán có Giới Hiên thi tập.
hối
huì ㄏㄨㄟˋ

hối

phồn thể

Từ điển phổ thông

răn dạy, dạy bảo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dạy bảo, khuyên răn. ◎ Như: "giáo hối" dạy bảo khuyên răn, "hối nhân bất quyện" dạy người không biết chán. ◇ Tả , (Tương công tam thập niên ) Ta có con em, thầy Tử Sản dạy dỗ cho.
2. (Động) Xúi giục, dẫn dụ. ◇ Dịch Kinh : "Mạn tàng hối đạo, dã dong hối dâm" , (Hệ từ thượng ) Giấu không cẩn thận là xúi giục trộm cắp, trau chuốt sắc đẹp là dụ dỗ dâm dục.

Từ điển Thiều Chửu

① Dạy bảo, lấy lời mà dạy gọi là hối. Như giáo hối dạy bảo khuyên răn.
② Lời dạy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dạy dỗ, khuyên răn: Dạy bảo và khuyên răn;
② Lời dạy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạy bảo, dạy dỗ.

Từ ghép 1

sâm, sấm
lín ㄌㄧㄣˊ, qīn ㄑㄧㄣ, sēn ㄙㄣ, shèn ㄕㄣˋ

sâm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước ngấm vào. Thấm vào.

Từ ghép 2

sấm

phồn thể

Từ điển phổ thông

chảy, rỉ ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) (Chất lỏng) chảy, ngấm, thấm, rỉ ra. ◎ Như: "thủy sấm đáo thổ lí khứ liễu" nước đã thấm vào đất.
2. (Động) (Sự vật) dần dần xâm nhập. ◇ Tư Không Đồ : "Viễn bi xuân tảo sấm, Do hữu thủy cầm phi" , (Độc vọng ).
3. (Động) Chỉ người theo chỗ hở lách vào, chui vào. ◇ Quách Mạt Nhược : "Na nhi chánh trung canh vi tập trước nhất đại đôi nhân, sấm tiến khứ nhất khán, nguyên lai dã tựu thị đả thi mê đích" , , (Sáng tạo thập niên tục thiên , Lục).
4. (Động) Nước khô cạn. ◇ Huyền Ứng : "Hạ lộc viết sấm, sấm, kiệt dã" , , (Nhất thiết kinh âm nghĩa , Quyển thập nhị).
5. (Động) Làm cho sợ hãi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tương cận tam canh, Phụng Thư tự thụy bất thụy, giác đắc thân thượng hàn mao nhất tác, việt thảng trước việt phát khởi sấm lai" , , , (Đệ bát bát hồi) Chừng canh ba, Phượng Thư đang thiu thiu, giở ngủ giở thức, bỗng thấy lạnh mình sợ hãi, càng nằm càng thấy trong mình rờn rợn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chảy, rỉ ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngấm, thấm xuống, chảy, rỉ ra, rò: Nước đã ngấm (thấm) vào đất.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.