Từ điển trích dẫn

1. Giảng giải rõ ràng. § Cũng như "thuyết minh" .

ấu trĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trẻ con
2. học thức ít ỏi

Từ điển trích dẫn

1. Trẻ con. ◇ Đào Uyên Minh : "Dư gia bần, canh thực bất túc dĩ tự cấp; ấu trĩ doanh thất, bình vô trữ túc" , ; , (Quy khứ lai từ , Tự ) Nhà ta nghèo, cày cấy trồng trọt không đủ tự cung ứng; con trẻ đầy nhà, bình không chứa thóc gạo.
2. Tuổi nhỏ, chưa thành thục. ◇ Hán Thư : "Quân niên ấu trĩ, tất hữu kí thác nhi cư nhiếp yên" , (Vương Mãng truyện ) Vua tuổi còn nhỏ, tất phải có người kí thác mà làm nhiếp chánh (thay vua cai trị nước).
3. Non nớt, ngây ngô. § Thiếu kinh nghiệm hoặc trí năng yếu kém. ◇ Hán Thư : "Thiếp khoa bố phục, lệ thực, gia dĩ ấu trĩ ngu hoặc, bất minh nghĩa lí" , , , (Hiếu Thành Hứa hoàng hậu truyện ) Thiếp mặc quần áo vải thô, ăn gạo xấu, lại còn ngây ngô ngu tối, không rõ nghĩa lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bé nhỏ, non nớt.

Từ điển trích dẫn

1. Phân tán tứ tung. ◇ Hoài Nam Tử : "Chủ ám hối nhi bất minh, đạo lan mạn nhi bất tu" , (Lãm minh ) Chúa u mê không sáng suốt, đạo tán loạn mà không sửa.
2. Nhiều màu sặc sỡ, lộng lẫy.
3. Mê li, đắm đuối.

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa gọi "thuyết khách" là người bôn ba các nước, nhờ tài biện luận thuyết phục một ông vua làm theo chủ trương chính trị của mình. ◇ Tả Tư : "Tô Tần bắc du thuyết, Lí Tư tây thướng thư" , 西 (Vịnh sử ).
2. Phiếm chỉ dùng lời nói biện hộ, bênh vực. ◇ Tư Mã Thiên : "Minh chủ bất hiểu, dĩ vi bộc trở Nhị Sư, nhi vị Lí Lăng du thuyết, toại hạ ư lí" , , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Minh chúa không hiểu rõ, cho rằng tôi ngăn cản Nhị Sư (tức tướng quân Lí Quảng Lợi), nói hộ cho Lí Lăng (đã bị kết tội đầu hàng quân Hung Nô) và giao tôi cho quan coi ngục.

Từ điển trích dẫn

1. Không hiểu ra sao cả, không sao nói rõ được, quái lạ. ◇ Cận thập niên chi quái hiện trạng : "Ngã đảo mạc danh kì diệu, vi thậm hốt nhiên đại thỉnh khách khởi lai?" , (Đệ ngũ hồi).
2. ☆ Tương tự: "mạc minh kì diệu" , "bất minh sở dĩ" .
3. ★ Tương phản: "hoảng nhiên như ngộ" .

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ ra rõ ràng, điểm xuất. ◇ Chương Bỉnh Lân : "Kim thế kỉ vi tiến bộ phát kiến chi thì đại, hữu tân sự vật, thành phi tân tạo ngữ bất túc chỉ minh" , , (Văn học thuyết lệ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỏ rõ, nói rõ ra.

Từ điển trích dẫn

1. Rõ rệt, phân minh.
2. Trong lòng thanh thản, tâm địa quang minh.

trung học

phồn thể

Từ điển phổ thông

trung học

Từ điển trích dẫn

1. Phương pháp học tập bậc trung. ◇ Văn Tử : "Thượng học dĩ thần thính, trung học dĩ tâm thính, hạ học dĩ nhĩ thính" , , (Quyển thượng , Đạo đức ).
2. Ngày xưa là một nhà ở chính giữa minh đường cho vua dùng làm chỗ tự học. ◇ Ngụy Văn Hầu : "Thái học giả, trung học minh đường chi vị dã" , (Hiếu kinh truyện ).
3. Cho tới khoảng phong trào ái quốc vận động (4-5-1908) thời Thanh mạt, gọi học thuật truyền thống Trung Quốc là "Trung học" , để phân biệt với "Tây học" 西.
4. Bậc học ở giữa tiểu học và đại học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc học ở khoảng giữa tiểu học và đại học.

Từ điển trích dẫn

1. Sức gió rất mạnh, phá hoại cực lớn.
2. Sách cổ Trung Quốc trước đời Minh gọi "đài phong" là "cụ phong" ; sau đời Minh, lại phân biệt hai thứ gió bão. ◇ Lí Triệu : "Nam Hải nhân ngôn, hải phong tứ diện nhi chí, danh viết cụ phong" , , (Đường quốc sử bổ , Quyển hạ ). ◇ Vương Sĩ Chân : "Kí nhi Hà Lan Quốc nhân chu tao cụ phong chí thử, ái kì địa, tá cư chi" , , (Hương tổ bút kí , Quyển nhất).
3. Gió lốc, phát sinh ở Đại Tây Dương, vũng biển Mễ Tây Cơ, vùng phía đông Thái Bình Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gió xoáy mạnh. Gió trốt, gió lốc.

Từ điển trích dẫn

1. Nắm tai bò. Thời Xuân Thu, người minh chủ nắm tai bò cho người cắt lấy máu uống mà thề. Do đó, gọi minh chủ là "chấp ngưu nhĩ" . Sau phiếm chỉ người cầm đầu làm việc gì đó.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.