nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, yêu. ◎ Như: "nhân dân ái vật" thương dân yêu vật.
2. (Danh) Đức khoan dung, từ ái, thiện lương. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ" . : . , : , , , , (Dương Hóa ) Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái.
3. (Danh) Người có đức nhân. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
4. (Danh) Người. § Thông "nhân" .
5. (Danh) Cái hột ở trong quả. ◎ Như: "đào nhân" hạt đào.
6. (Danh) Họ "Nhân".
7. (Tính) Khoan hậu, có đức hạnh. ◎ Như: "nhân chánh" chính trị nhân đạo, "nhân nhân quân tử" bậc quân tử nhân đức.
8. (Tính) Có cảm giác. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê liệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân. Nhân là cái đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân.
② Cái nhân ở trong hạt quả, như đào nhân nhân hạt đào.
③ Tê liệt, như chân tay tê dại không cử động được gọi là bất nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lòng nhân từ, lòng thương yêu, đức nhân: Nhân chính, chính sách nhân đạo; Yêu người làm lợi cho vật gọi là nhân (Trang tử);
② Hạt nhân của quả: Hột đào, nhân đào;
③ [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thân mật — Cái hạt trong trái cây. Hạt giống — Lòng yêu thương người khác như chính mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân « .

Từ ghép 21

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Mùi tanh tưởi của thịt cừu, thịt bò.
2. Món ăn cá thịt, món cay, món mặn. ◇ Lương Thư : "Tự cư mẫu ưu, tiện trường đoạn tinh thiên, trì trai sơ thực" , 便, (Lưu Yểu truyện ) Tự cư tang mẹ, bỏ lâu không ăn cá thịt món cay mặn, trì trai ăn rau trái.
3. Mượn chỉ dân tộc du mục ở phương bắc Trung Quốc. ◇ Diêu Mậu Lương : "Suất bách vạn chi sư, quyết thiên lí chi thắng, tảo đãng tinh thiên, điễn diệt vô di" , , , (Tinh trung kí ) Thống lĩnh trăm vạn quân, quyết thắng nơi nghìn dặm, tảo trừ quân hôi tanh, diệt sạch không bỏ sót.

Từ điển trích dẫn

1. Tạp chí, tạp san. ◎ Như: "Tân Dân tùng báo" là tạp san do Lương Khải Siêu chủ trương (1902).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ tạp chí gom góp nhiều mục.

cải thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cải thiện, cải tạo, cải tiến

Từ điển trích dẫn

1. Sửa lỗi lầm, hồi tâm hướng thiện. ◇ Hậu Hán Thư : "Kí hoài sỉ ác, tất năng cải thiện" , (Độc hành truyện ) Đã mang lòng xấu hổ vì tội ác của mình, ắt là có thể cải hối trở thành hiền lương.
2. Cải tiến, làm cho tốt đẹp hơn. ◎ Như: "cải thiện nhân dân sanh hoạt" cải thiện đời sống nhân dân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa đổi lại cho tốt đẹp, như Cải lương.

Từ điển trích dẫn

1. Nắm giữ chánh quyền quốc gia, thi hành chánh trị, quản lí sự vụ quốc gia (nội chánh, ngoại giao, giáo dục, quân sự, tài chánh, v.v.). ◇ Mạnh Tử : "Vi dân phụ mẫu, hành chánh, bất miễn ư suất thú nhi thực nhân, ô tại kì vi dân phụ mẫu dã?" , , , ? (Lương Huệ Vương thượng ) Làm bậc cha mẹ dân, thi hành chánh trị, lại không tránh được để cho loài thú ăn thịt người, thì sao mà đáng ở bậc làm cha mẹ của dân?
2. Chỉ việc quản lí nội bộ của một cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem đường lối quốc gia ra mà làm, chỉ các cơ quan chính phủ.

Từ điển trích dẫn

1. Gốc rễ cây cỏ. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Thần văn quốc gia chi hữu bách tính, như thảo mộc chi hữu căn để" , (Lương sử , Quyển thượng) Thần nghe nói quốc gia có dân trăm họ, như cây cỏ có gốc rễ.
2. Cơ sở. ◇ Văn minh tiểu sử : "Nguyên lai giá vị Diêu lão tiên sanh, học vấn cực hữu căn để, cổ văn công phu vưu thâm" , , (Đệ nhất hồi) Nguyên là vị Diêu lão tiên sanh này, học vấn rất có cơ sở, trình độ cổ văn thật sâu rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc rễ, cơ sở.
ngược
nüè

ngược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ác nghiệt, tai ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tàn hại. ◇ Mạnh Tử : "Kim Yên ngược kì dân, vương vãng nhi chinh chi" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay quân Yên tàn hại dân, vua đi đánh dẹp chúng.
2. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hựu vinh cổ ngược kim giả" (Dữ hữu nhân luận vi văn thư ) Mà còn trọng xưa khinh nay.
3. (Tính) Tàn ác, tàn nhẫn. ◎ Như: "ngược chánh" chánh trị tàn ác, "ngược lại" quan lại độc ác.
4. (Tính) Dữ dội, mãnh liệt. ◇ Lục Cơ : "Thần văn ngược thử huân thiên" (Diễn liên châu ) Tôi nghe khí nóng dữ nung trời.
5. (Tính) Quá mức. ◎ Như: "hước nhi bất ngược" hài hước nhưng không quá quắt.
6. (Danh) Sự tàn bạo. ◎ Như: "trợ trụ vi ngược" giúp kẻ hung ác làm việc tàn bạo.
7. (Danh) Tai vạ, tai họa. ◇ Thư Kinh : "Ân giáng đại ngược" (Bàn Canh trung ) Nhà Ân gieo rắc tai vạ lớn.
8. (Phó) Một cách nghiệt ngã, ác độc. ◎ Như: "ngược đãi" đối xử nghiệt ác. ◇ Sử Kí : "Tham lệ vô yếm, ngược sát bất dĩ" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Tham ác không chán, giết chóc tàn khốc không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, tai ngược, nghiệt. Như ngược đãi đối đãi nghiệt ác, ngược chánh chánh trị ác.
② Tai vạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược đãi, ác, nghiệt, nghiệt ngã, bạo tàn;
② (văn) Tai vạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tàn bạo — Độc ác. Có hại — Tai họa.

Từ ghép 7

thành
chéng ㄔㄥˊ

thành

giản thể

Từ điển phổ thông

thật thà, thành thật

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

thành
chéng ㄔㄥˊ

thành

phồn thể

Từ điển phổ thông

thật thà, thành thật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng chân thực. ◇ Vương Bột : "Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn" , (Đằng Vương Các tự ) Xin hết lòng thành quê kệch, cung kính làm bài từ ngắn này.
2. (Tính) Thật, không dối. ◎ Như: "thành phác" thật thà, chân thật, "thành chí" khẩn thiết, thật tình.
3. (Phó) Quả thật, thật sự. ◎ Như: "thành nhiên" quả nhiên. ◇ Sử Kí : "Tướng quốc thành thiện Sở thái tử hồ?" (Xuân Thân Quân truyện ) Tướng quốc thật sự giao hiếu với thái tử nước Sở ư?
4. (Liên) Giả như, nếu thật. ◇ Sử Kí : "Thành năng thính thần chi kế, mạc nhược lưỡng lợi nhi câu tồn" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nếu quả chịu nghe theo kế của thần, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên, để đôi bên cùng tồn tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực, chân thực.
② Tin, như thành nhiên tin thực thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng. Không dối trá. Đoạn trường tân thanh : » Cúi dâng một lễ xa đem tấc thành «.

Từ ghép 14

sâm
chēn ㄔㄣ, lán ㄌㄢˊ

sâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên một huyện Trung Quốc thời xưa)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sâm huyện" tên một huyện ngày xưa. Hạng Vũ dời vua Nghĩa Đế ra đóng đô ở đấy, nay thuộc vào vùng Hà Nam.
2. (Danh) Họ "Sâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Tên một huyện ngày xưa. Hạng Võ rời vua Nghĩa Ðế ra đóng đô ở đấy, nay thuộc vào vùng Hà nam.
② Họ Sâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên huyện: Huyện Sâm (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc);
② (Họ) Sâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất, tức Sâm châu, thuộc nước Lương, thời Nam triều, nay thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam. Đến đời Dân quốc được cải thành huyện — Họ người.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.