sỉ
chǐ ㄔˇ

sỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

xấu hổ, thẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xấu hổ, hổ thẹn. ◎ Như: "vô sỉ" không xấu hổ, "tri sỉ" biết hổ thẹn.
2. (Danh) Sự nhục nhã. ◎ Như: "tuyết sỉ" rửa nhục, "kì sỉ đại nhục" vô cùng nhục nhã. ◇ Nguyễn Trãi : "Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ" (Đề kiếm ) Thù nước đã rửa sạch cái nhục nghìn năm.
3. (Động) Lấy làm hổ thẹn.
4. (Động) Làm nhục. ◇ Quốc ngữ : "Tích giả Phù Sai sỉ ngô quân ư chư hầu chi quốc" (Việt ngữ thượng ) Xưa (Ngô) Phù Sai làm nhục vua ta ở các nước chư hầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu hổ.
② Lấy làm hổ thẹn.
③ Làm nhục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu hổ, lấy làm xấu hổ, hổ thẹn: Không biết xấu hổ;
② Nhục, nhục nhã, làm nhục: Rửa nhục; Nhục, vô liêm sỉ; Vô cùng nhục nhã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

xấu hổ — Nhục nhã. Đáng xấu hổ — Làm cho người khác xấu hổ, nhục nhã.

Từ ghép 8

túc
sù ㄙㄨˋ

túc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cung kính
2. gấp, kíp, vội

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cung kính. ◇ Tả truyện : "Kì tòng giả túc nhi khoan, trung nhi năng lực" , (Hi Công nhị thập tam niên ) Những người tùy tùng đều cung kính mà khoan hòa, trung thành mà có khả năng.
2. (Tính) Trang trọng, nghiêm túc. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm, "túc mục" trang nghiêm, trang trọng.
3. (Tính) Nghiêm khắc.
4. (Tính) Cấp bách, gấp kíp.
5. (Tính) U tĩnh, yên tĩnh. ◇ Lí Gia Hựu : "Ẩn thụ trọng diêm túc, Khai viên nhất kính tà" , (Phụng họa Đỗ tướng công trưởng hưng tân trạch ) Cây ẩn dưới mái hiên dày u tĩnh, Vườn mở ra một con đường dốc.
6. (Động) Cung kính. ◇ Lục Cơ : "Hạ túc thượng tôn" (Hán Cao Tổ công thần tụng ) Dưới cung kính trên tôn trọng.
7. (Động) Kính sợ. ◇ Hán Thư : "Hoàng đế chi túc cựu lễ, tôn trọng thần minh" , (Vi Hiền truyện ) Hoàng đế kính nể lễ cổ, tôn trọng thần minh.
8. (Động) Cảnh giới, răn bảo.
9. (Động) Chỉnh lí, sửa sang. ◇ Tào Thực : "Túc ngã chinh lữ" (Ứng chiếu ) Sửa sang quân đội của ta.
10. (Động) Thu liễm, rụt lại. ◇ Lễ Kí : "Tắc hàn khí thì phát, thảo mộc giai túc" , (Nguyệt lệnh ) Là lúc khí lạnh phát sinh, cỏ cây đều co rút.
11. (Động) Tiến ra đón, mời vào. ◎ Như: "túc khách" ra đón khách mời vào.
12. (Động) Trừ sạch, dẹp yên.
13. (Động) Kính từ dùng trong thư tín. ◎ Như: "thủ túc" , "đoan túc" , "bái túc" (kính thư).
14. (Phó) Một cách cung kính. ◎ Như: "túc lập" đứng kính cẩn, "túc trình" cung kính dâng lên, "túc tạ" kính cẩn cảm tạ.
15. (Danh) Họ "Túc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung kính, ngay ngắn nghiêm nghị, không có cái dáng trễ nải gọi là túc.
② Răn, bảo, thi hành mệnh lệnh nghiêm ngặt cho người sợ không dám làm bậy gọi là túc thanh , túc tĩnh , v.v. Lạy rập đầu xuống gọi là túc bái , gọi tắt là túc. Như trong lối viết thư hay dùng những chữ kính túc , túc thử cũng là nói nghĩa ấy cả (kính viết thư này).
③ Gấp, kíp.
④ Tiến vào, mời vào.
⑤ Thu liễm lại, rụt lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung kính: Kính viết thư này;
② Nghiêm túc;
③ (văn) Răn đe, chấn chỉnh (bằng mệnh lệnh nghiêm ngặt): Thanh trừng;
④ (văn) Gấp, kíp;
⑤ (văn) Tiến vào, mời vào;
⑥ (văn) Thu liễm lại, rút lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nghiêm trang kính cẩn. Td: Nghiêm túc — Vái lạy đầu sát đất — Co lại.

Từ ghép 5

ninh, trữ
níng ㄋㄧㄥˊ, nìng ㄋㄧㄥˋ, zhù ㄓㄨˋ

ninh

giản thể

Từ điển phổ thông

1. an toàn
2. thà, nên
3. há nào, lẽ nào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoảng giữa cái bình phong đến cửa. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử đương trữ nhi lập" (Khúc lễ hạ ) Thiên tử (khi thụ triều) đứng ở khoảng giữa bình phong đến cửa cung.
2. (Động) Tích, chứa. § Thông .
3. (Động) Đứng. § Thông .
4. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên ổn, yên lặng, lặng lẽ, yên tĩnh;
② (văn) Thăm hỏi: Về thăm cha mẹ (Thi Kinh);
③ (Tên gọi khác của) Nam Kinh: Đường sắt Thượng Hải - Nam Kinh. Xem [nìng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thà: Thà chết không chịu khuất phục; Thà nhảy xuống dòng nước tự tận mà chôn vào bụng cá trên sông vậy (Sử kí: Khuất Nguyên liệt truyện); Nếu cắt đứt quan hệ tốt với vua, thì thà về nước mà chết còn hơn (Tả truyện); Thần thà phụ nhà vua, chứ không dám phụ xã tắc (đất nước) (Hán thư); Ta thà làm quỷ của đất nước, há có thể nào làm bề tôi cho nhà ngươi (Tấn thư); Nếu để hại dân, thà ta chịu chết một mình (Tả truyện). Xem . 【】ninh khả [nìngkâ] Thà: Thà chết quyết không làm nô lệ; 【】 ninh khẳng [nìngkân] Như ; 【】ninh nguyện [nìngyuàn] Như ;
② (văn) Thà... hay thà, thà... hay là: ? Con rùa ấy, thà chết để lại xương cho người ta quý trọng, hay thà sống mà kéo lê đuôi nó trong vũng bùn? (Trang tử: Thu thủy);
③ (văn) Há (dùng như [bộ ], biểu thị sự phản vấn): ? Thiên hạ đang lúc cấp bách, vương tôn há có thể từ chối ư? (Sử kí);
④ [Nìng] (Họ) Ninh. Xem [níng].

Từ ghép 4

trữ

giản thể

Từ điển phổ thông

khoảng giữa bình phong và cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoảng giữa cái bình phong đến cửa. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử đương trữ nhi lập" (Khúc lễ hạ ) Thiên tử (khi thụ triều) đứng ở khoảng giữa bình phong đến cửa cung.
2. (Động) Tích, chứa. § Thông .
3. (Động) Đứng. § Thông .
4. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Giữa khoảng cái bình phong với cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữa khoảng tấm bình phong với cửa;
② Chứa, trữ;
③ (văn) Đứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trữ — Như chữ Trữ .
cảnh
jǐng ㄐㄧㄥˇ

cảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đề phòng, phòng ngừa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Răn bảo, nhắc nhở. ◎ Như: "cảnh chúng" nhắc nhở mọi người, "cảnh cáo" răn bảo.
2. (Động) Phòng bị. ◎ Như: "cảnh bị" đề phòng.
3. (Động) Giác ngộ, tỉnh ngộ. ◎ Như: "đề cao cảnh giác" hết sức thức tỉnh trước hiểm nguy hoặc tình huống biến động. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sảo năng cảnh tỉnh, diệc khả miễn trầm luân chi khổ" , (Đệ nhất hồi) Được cảnh tỉnh đôi chút, cũng có thể thoát khỏi nỗi khổ trầm luân.
4. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp. ◎ Như: "cơ cảnh" nhanh nhẹn.
5. (Tính) Tinh luyện, thâm thiết, xúc động lòng người (văn từ). ◎ Như: "cảnh cú" câu văn tinh luyện.
6. (Danh) Tin tức, tình hình nguy hiểm hoặc khẩn cấp. ◎ Như: "hỏa cảnh" báo động hỏa hoạn, "biên cảnh" tình huống nguy hiểm ở biên giới, tin tức về sự nguy biến ở biên thùy.
7. (Danh) Nói tắt của "cảnh sát" . ◎ Như: "cảnh giao" cảnh sát giao thông.

Từ điển Thiều Chửu

① Răn bảo, lấy lời nói ghê gớm khiến cho người phải chú ý nghe gọi là cảnh. Như cảnh chúng răn bảo mọi người. Vì thế nên báo cáo những tin nguy biến ngoài biên thùy gọi là cảnh.
② Phòng bị trước. Ngày xưa vua đi ra đều cấm không cho ai đi lại để phòng sự phi thường gọi là cảnh tất . Nay các nơi đặt tuần phu hay đội xếp để phòng bị sự xảy ra cũng gọi là cảnh cả. Như tuần cảnh , cảnh sát , v.v.
③ Đánh thức.
④ Nhanh nhẹn.
⑤ Kinh hãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răn bảo, cảnh cáo: Cảnh giới;
② Báo động: Kéo còi báo động; Báo động cháy; Họ bắn mấy phát súng báo động;
③ Còi báo động: Còi báo động cháy đã vang lên;
④ Nhanh nhẹn: Anh ấy rất nhanh nhạy;
⑤ Cảnh sát, công an: Cảnh sát dân sự; Công an giao thông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răn ngừa — Báo trước để phòng giữ — Đánh thức dậy.

Từ ghép 21

thác, thố
cuò ㄘㄨㄛˋ

thác

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt, để. § Thông "thố" . ◎ Như: "tích tân thố hỏa" chất củi gần lửa (ý nói ở vào nơi nguy hiểm, cũng như ngầm để củi gần lửa có khi cháy nhà).
2. (Động) Quàn (tạm giữ linh cữu chờ đem chôn). ◇ Phù sanh lục kí : "Như vô lực huề thiếp hài cốt quy, bất phương tạm thố ư thử" , (Khảm kha kí sầu ) Nếu chưa đủ sức mang hài cốt của thiếp về, tạm quàn ở đây cũng không sao.
3. (Danh) Chỉ nhà. ◇ Lam Vĩ Tinh : "Thố lí không không, Thái viên tài thông" , (Trung quốc ca dao tư liệu ) Trong nhà trống không, Vườn rau trông hành.
4. Một âm là "thác". (Danh) Đá mài. § Thông "thác" .
5. (Tính) Tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðể, như tích tân thố hỏa chứa củi để gần lửa, nói ví như ở vào nơi nguy hiểm cũng như ngầm để củi gần lửa có khi cháy nhà vậy.
② Quàn. Người chết chưa kịp chôn còn quàn một chỗ gọi là thố.
③ Một âm là thác, cùng nghĩa với chữ (đá mài).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đặt, để, chất. 【】thố hỏa tích tân [cuòhuô jixin] Chất củi trên lửa, nuôi ong tay áo;
② Quàn (quan tài trước khi chôn hoặc chôn tạm): Chôn tạm;
③ Đá mài (như , bộ );
④ Lẫn lộn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòn đá mài — Xem vần Thố.

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. để, đặt
2. quàn (người chết chưa kịp chôn còn để một chỗ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt, để. § Thông "thố" . ◎ Như: "tích tân thố hỏa" chất củi gần lửa (ý nói ở vào nơi nguy hiểm, cũng như ngầm để củi gần lửa có khi cháy nhà).
2. (Động) Quàn (tạm giữ linh cữu chờ đem chôn). ◇ Phù sanh lục kí : "Như vô lực huề thiếp hài cốt quy, bất phương tạm thố ư thử" , (Khảm kha kí sầu ) Nếu chưa đủ sức mang hài cốt của thiếp về, tạm quàn ở đây cũng không sao.
3. (Danh) Chỉ nhà. ◇ Lam Vĩ Tinh : "Thố lí không không, Thái viên tài thông" , (Trung quốc ca dao tư liệu ) Trong nhà trống không, Vườn rau trông hành.
4. Một âm là "thác". (Danh) Đá mài. § Thông "thác" .
5. (Tính) Tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðể, như tích tân thố hỏa chứa củi để gần lửa, nói ví như ở vào nơi nguy hiểm cũng như ngầm để củi gần lửa có khi cháy nhà vậy.
② Quàn. Người chết chưa kịp chôn còn quàn một chỗ gọi là thố.
③ Một âm là thác, cùng nghĩa với chữ (đá mài).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đặt, để, chất. 【】thố hỏa tích tân [cuòhuô jixin] Chất củi trên lửa, nuôi ong tay áo;
② Quàn (quan tài trước khi chôn hoặc chôn tạm): Chôn tạm;
③ Đá mài (như , bộ );
④ Lẫn lộn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt vào. Td: Thố hỏa tích tân ( chứa củi ở chỗ đặt lửa ) — Xem âm Thác.
miểu, miễu, mạc
miǎo ㄇㄧㄠˇ, mò ㄇㄛˋ

miểu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi thường, khinh thị. ◎ Như: "miểu thị" coi rẻ, coi khinh. ◇ Liêu trai chí dị : "Thảng lạc thác như quân, đương bất cảm phục miểu thiên hạ sĩ hĩ" , (Nhan Thị ) Nếu mà cũng lận đận (thi cử rớt lên rớt xuống) như anh, xin không dám coi thường kẻ sĩ trong thiên hạ nữa.
2. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "miểu chư cô" lũ trẻ con.
3. Một âm là "mạc". (Phó) Xa xôi. ◎ Như: "du mạc" xa lắc. ◇ Khuất Nguyên : "Miểu mạn mạn chi bất khả lượng hề" (Cửu chương , Bi hồi phong ) Xa thăm thẳm không thể lường hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏn mọn, nhỏ. Như miểu chư cô lũ trẻ con.
② Coi thường. Như miểu thị coi rẻ, coi khinh.
③ Một âm là mạc. Man mác. Như du mạc xa lăng lắc. Cùng nghĩa với chữ mạc .
④ Mạc mạc thênh thang, đẹp đẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ: Nhỏ bé; Lũ trẻ con;
② Khinh, coi thường;
③ (văn) Xa tít, xa lắc, xa xôi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Khinh thường. Cho là dễ — Một âm là Mạc. Xem Mạc.

miễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỏn mọn, nhỏ
2. coi thường

mạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi thường, khinh thị. ◎ Như: "miểu thị" coi rẻ, coi khinh. ◇ Liêu trai chí dị : "Thảng lạc thác như quân, đương bất cảm phục miểu thiên hạ sĩ hĩ" , (Nhan Thị ) Nếu mà cũng lận đận (thi cử rớt lên rớt xuống) như anh, xin không dám coi thường kẻ sĩ trong thiên hạ nữa.
2. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "miểu chư cô" lũ trẻ con.
3. Một âm là "mạc". (Phó) Xa xôi. ◎ Như: "du mạc" xa lắc. ◇ Khuất Nguyên : "Miểu mạn mạn chi bất khả lượng hề" (Cửu chương , Bi hồi phong ) Xa thăm thẳm không thể lường hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏn mọn, nhỏ. Như miểu chư cô lũ trẻ con.
② Coi thường. Như miểu thị coi rẻ, coi khinh.
③ Một âm là mạc. Man mác. Như du mạc xa lăng lắc. Cùng nghĩa với chữ mạc .
④ Mạc mạc thênh thang, đẹp đẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ: Nhỏ bé; Lũ trẻ con;
② Khinh, coi thường;
③ (văn) Xa tít, xa lắc, xa xôi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi — Một âm là Miểu. Xem Miểu.
tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

ủy
wěi ㄨㄟˇ

ủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cong

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cong, vẹo.
2. (Động) Bẻ cong. ◎ Như: "ủy pháp" uốn cong pháp luật, làm trái phép.
3. (Động) Dồn tụ, tụ tập.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong. Làm quan tòa mà vì tình riêng làm mờ tối pháp luật gọi là ủy pháp .
② Chung đúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Uốn cong, làm cong, bẻ cong: Bẻ cong pháp luật (do thiên vị tình riêng);
② Cong;
③ Tụ họp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khúc xương cong — Cong gẫy, không thẳng.

Từ ghép 1

vận, vựng
yūn ㄩㄣ, yùn ㄩㄣˋ

vận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta quen đọc Vựng. Xem Vựng.

vựng

phồn thể

Từ điển phổ thông

vầng sáng của mặt trời, mặt trăng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hôn mê, bất tỉnh. ◎ Như: "vựng đảo" hôn mê, "vựng quyết" ngất đi.
2. (Động) Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, say sóng (khi đi xe, đi thuyền, ...). ◎ Như: "vựng cơ" cảm giác choáng váng khi đi máy bay, "vựng xa" say xe. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân huyễn vựng bất năng lập, tọa địa thượng" , (Địa chấn ) Người choáng váng không đứng vững được, phải ngồi xuống đất.
3. (Tính) Choáng váng, xây xẩm. ◎ Như: "đầu vựng nhãn hoa" đầu váng mắt hoa.
4. (Danh) Quầng, vừng sáng của mặt trời mặt trăng. ◎ Như: "nguyệt vựng" quầng trăng.
5. (Danh) Vầng ánh sáng lù mù. ◇ Hàn Dũ : "Mộng giác đăng sanh vựng, Tiêu tàn vũ tống lương" , (Túc long cung than 宿) Mộng tỉnh đèn lù mù, Đềm tàn mưa tiễn lạnh.
6. (Danh) Vầng hồng trên mặt. ◎ Như: "tửu vựng" vầng mặt đỏ hồng vì uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vừng sáng của mặt trời mặt trăng.
② Mê, quáng, như đầu vựng đầu váng, ngồi lên thấy cảnh vật đều quay tít, mục vựng mắt quáng. Ðang ngồi đứng dậy sầm tối mặt lại ngã ra cũng gọi là vựng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quầng (vừng sáng của mặt trời, mặt trăng): Quầng trăng;
② Choáng váng: Hoa mắt. Xem [yun].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Choáng, chóng mặt: Choáng đầu;
② Ngất, sốc. Xem [yùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vầng sáng xung quanh mặt trời, mặt trăng — Vầng sáng xung quanh ngọn đèn — Quáng mắt. Lóa mắt — Mê man choáng váng. Td: Hôn vựng — Đáng lẽ đọc Vận. Ta quen đọc Vựng.

Từ ghép 3

hoa, qua, trảo
huá ㄏㄨㄚˊ, zhǎo ㄓㄠˇ

hoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "tầm trảo" tìm kiếm, tìm tòi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi đái trạc tử thì khước thiếu liễu nhất cá, tả hữu tiền hậu loạn trảo liễu nhất phiên, tung tích toàn vô" , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Lúc Bình Nhi định đeo vòng vào tay thì thấy thiếu một cái, phải trái trước sau tìm lung tung một lượt, chẳng còn dấu vết nào cả.
2. (Động) Bù vào chỗ thiếu. ◇ Tây du kí 西: "Tiền giả lĩnh ngân nhị thập lượng, nhưng khiếm ngũ lượng. Giá cá tựu thị khách nhân, cân lai trảo ngân tử đích" , . , (Đệ bát thập cửu hồi) Trước đây mang đi hai mươi lạng tiền, còn thiếu năm lạng. Anh kia là người lái (lợn), theo lại đây lấy số tiền còn thiếu.
3. (Động) Thối lại, trả lại. ◎ Như: "trảo tiền" thối lại tiền.
4. Một âm là "hoa". (Động) Bơi thuyền, chèo thuyền. § Cũng như chữ "hoa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bơi thuyền.
② Tục đọc là chữ trảo. Bù vào chỗ thiếu.
③ Tìm kiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm việc làm, kiếm việc; Tìm lối thoát; Tìm đủ mọi cớ;
② Trả lại, thối lại: Trả lại tiền; Không đủ tiền thối lại;
③ (văn) Bù chỗ thiếu;
④ (văn) Bơi thuyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống, đẩy cho thuyền đi — Một âm là Qua. Xem Qua.

qua

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Thêm vào cho đủ — Một âm là Hoa. Xem Hoa.

trảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bù vào chỗ thiếu
2. tìm kiếm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "tầm trảo" tìm kiếm, tìm tòi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi đái trạc tử thì khước thiếu liễu nhất cá, tả hữu tiền hậu loạn trảo liễu nhất phiên, tung tích toàn vô" , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Lúc Bình Nhi định đeo vòng vào tay thì thấy thiếu một cái, phải trái trước sau tìm lung tung một lượt, chẳng còn dấu vết nào cả.
2. (Động) Bù vào chỗ thiếu. ◇ Tây du kí 西: "Tiền giả lĩnh ngân nhị thập lượng, nhưng khiếm ngũ lượng. Giá cá tựu thị khách nhân, cân lai trảo ngân tử đích" , . , (Đệ bát thập cửu hồi) Trước đây mang đi hai mươi lạng tiền, còn thiếu năm lạng. Anh kia là người lái (lợn), theo lại đây lấy số tiền còn thiếu.
3. (Động) Thối lại, trả lại. ◎ Như: "trảo tiền" thối lại tiền.
4. Một âm là "hoa". (Động) Bơi thuyền, chèo thuyền. § Cũng như chữ "hoa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bơi thuyền.
② Tục đọc là chữ trảo. Bù vào chỗ thiếu.
③ Tìm kiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm việc làm, kiếm việc; Tìm lối thoát; Tìm đủ mọi cớ;
② Trả lại, thối lại: Trả lại tiền; Không đủ tiền thối lại;
③ (văn) Bù chỗ thiếu;
④ (văn) Bơi thuyền.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.