Từ điển trích dẫn

1. Uổng, phí, hoài. ◇ Văn minh tiểu sử : "Tựu hữu thiên tiên bàn đích tướng mạo, đãn thị một đắc nhất ta học vấn, dã giác đồ nhiên" , , (Đệ tam thập cửu hồi) Dù cho tướng mạo có đẹp như tiên, mà không có học vấn gì cả, thì cũng thấy uổng thôi.
2. Trống rỗng, không có gì cả, hư vô.
3. Chỉ như thế thôi, vẻn vẹn.
4. Không có lí do, vô cớ, ngẫu nhiên. ◇ Hậu Hán Thư : "Hủy dự chi lai, giai bất đồ nhiên, bất khả bất tư" , , (Đậu Dung truyện ) Lời khen tiếng chê, đều không phải là vô cớ, không thể không suy xét được.

chuyên môn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chuyên môn, chuyên nghiên cứu về một thứ

Từ điển trích dẫn

1. Độc lập, thành riêng một nhà. ◇ Huyền Trang : "Bộ chấp phong trĩ, tránh luận ba đào, dị học chuyên môn, thù đồ đồng trí" , , , (Đại Đường Tây vực kí 西, Ấn Độ tổng thuật ).
2. Chỉ một môn học nào đó. ◇ Ngô Vĩ Nghiệp : "Quân toát chư gia trường, Phất thụ chuyên môn phược" , (Khốc Chí Diễn ).
3. Chuyên làm việc nào đó hoặc nghiên cứu một môn học nào đó. ◇ Chu Nhi Phục : "Kháp xảo điện đài bàng biên trụ liễu nhất vị Thanh Đảo khách nhân, chuyên môn tố dương tửu, quán đầu, nhũ phấn giá nhất loại sanh ý" , , , (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ nhất bộ thập nhị ).
4. Thông thạo, chuyên trường. ◇ Điền Nhữ Thành : "Hàng thành hữu dục trượng đan cao giả, tuy huyết uế lang tạ, nhất phu nhi dũ... thử tuy tiểu kĩ, diệc hữu chuyên môn" , , ..., (Tây Hồ du lãm chí dư 西, Thuật kĩ danh gia ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghành riêng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ sự cần thiết của học vấn, cũng như đồ ăn đem cho người nghèo vậy.
chiêu, chiếu, chiểu
zhāo ㄓㄠ, zhào ㄓㄠˋ

chiêu

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng tỏ. Như chữ Chiêu — Một âm khác là Chiếu.

chiếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

chiếu, soi, rọi

Từ điển trích dẫn

1. Như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Soi sáng, chiếu rọi (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháy sáng — Một âm là Chiêu.

chiểu

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chiếu sáng, rọi sáng, cháy sáng. Cũng đọc là Chiếu. Dùng như chữ Chiếu, Chiếu — Tên người, tức Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888 ), quê ở thôn Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Cha là Nguyễn Đình Huy, quê ở Thừa Thiên, nhân vào làm chức Thơ Lại tại Văn Hàn Tỉ trong dinh tổng trấn Gia Định thành, lấy thêm người thiếp mà sinh ra ông. Ông đậu tú tài năm 1843, niên hiệu Thiệu Thị thứ ba. Năm 1848 ông ra kinh đô thi Hội, giữa đường nghe tin mẹ mất, khóc quá thành mù mắt, về nhà dạy học, đời gọi là Đồ Chiểu. Năm 1858, Pháp lấy Gia Định, ông chạy về quê vợ ở Cần Giuộc. Năm 1861, Cần Giuộc mất, ông chạy về Ba Tri ( Kiến Hòa ). Người Pháp nhiều lần tặng tiền bạc vải vóc nhưng ông đều từ chối. Ông liên lạc với những anh hùng chống Pháp như Trương Công Định. Tác phẩm có Dương Từ Hà Mâu, Ngư Tiều vấn đáp, cuốn truyện Nôm Lục Vân Tiên , bài Thảo Thử hịch, Văn tế sĩ dân lục tỉnh và nhiều văn thơ yêu nước.
hoành, hoằng
hóng ㄏㄨㄥˊ

hoành

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to tát, rộng rãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng lớn, sâu xa. ◎ Như: "hoành đại" đồ sộ.
2. (Tính) Tiếng lớn. ◎ Như: "khốc thanh hoành lượng" tiếng khóc vang dội.
3. (Động) Làm cho lớn lên, làm cho rạng rỡ.
4. (Danh) Họ "Hoành".

Từ điển Thiều Chửu

① To tát, rộng rãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① To lớn, to tát, lớn rộng, rộng rãi: Quy mô to lớn;
② [Hóng] (Họ) Hồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ sâu của ngôi nhà — To lớn.

Từ ghép 6

hoằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to tát, rộng rãi
luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa vô đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình vô cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

quán
guǎn ㄍㄨㄢˇ

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhà, nơi ở, quán trọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quán trọ. ◎ Như: "lữ quán" quán trọ.
2. (Danh) Phòng xá, trụ sở. ◎ Như: "công quán" nhà quan ở, "biệt quán" nhà dành riêng.
3. (Danh) Hiệu, cửa tiệm. ◎ Như: "xan quán" hiệu ăn, "tửu quán" tiệm rượu, "trà quán" quán trà, tiệm giải khát.
4. (Danh) Nơi chốn, trường sở công cộng dành cho các sinh hoạt về văn hóa. ◎ Như: "đồ thư quán" thư viện, "bác vật quán" viện bảo tàng.
5. (Danh) Sở quan, quan thự. ◎ Như: "đại sứ quán" 使 tòa đại sứ. Nhà Đường có "Hoằng Văn quán" . Nhà Tống có "Chiêu Văn quán" . Ban Hàn lâm viện nhà Thanh có "Thứ Thường quán" . Vì thế nên chức quan trong viện gọi là "lưu quán" , bổ ra các bộ hay phủ huyện gọi là "tản quán" .
6. (Danh) Ngày xưa, chỗ dạy học gọi là "quán". ◎ Như: "thôn quán" nhà học trong làng, "mông quán" nhà dạy trẻ học.
7. (Danh) Chỗ cất giữ đồ vật. ◇ Tây du kí 西: "Trực đáo binh khí quán, vũ khố trung, đả khai môn phiến" , , (Đệ tam hồi) Thẳng tới chỗ để binh khí, trong kho vũ khí, mở toang cửa ra.
8. (Động) Cung đốn, tiếp đãi, tiếp rước cho chỗ ở. ◇ Hàn Dũ : "Quán ngã ư La Trì" (Liễu Châu La Trì miếu bi ) Tiếp đãi ta ở miếu La Trì.

Từ điển Thiều Chửu

① Quán trọ.
② Cho ở, để ở.
③ Tên các sở quan. Như nhà Đường có Hoằng Văn quán . Nhà Tống có Chiêu Văn quán . Ban Hàn lâm viện nhà Thanh có Thứ Thường quán . Vì thế nên chức quan trong viện gọi là lưu quán , bổ ra các bộ hay phủ huyện gọi là tản quán .
④ Nhà quan ở gọi là công quán .
⑤ Nhà học. Như thôn quán nhà học trong làng.
⑥ Phàm nhà văn sĩ làm việc mà được miếng ăn của người cung đốn đều gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quán, nhà: Nhà khách; 使 Đại sứ quán;
② Hiệu: Hiệu ăn; Hiệu giải khát, tiệm nước; Hiệu cắt tóc;
③ Nhà, phòng: Nhà bảo tàng; Phòng văn hóa; Thư viện; Nhà triển lãm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà rộng để tiếp khách. Td: Hội quán — Nhà nhỏ dựng bên đường để ghé chân. Ca dao có câu » Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao, Hễ ai hỏi đến thì bao nhiêu tiền « — Nhà trọ. Td: Lữ quán — Nhà bán đồ ăn uống. Td: Tửu quán — Chỉ chung nhà cửa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ cho cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi «.

Từ ghép 20

Từ điển trích dẫn

1. Bắt đầu tới trường để học. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Giả Lan) kim phương ngũ tuế, dĩ nhập học công thư" (), (Đệ tứ hồi) (Giả Lan), vừa lên năm tuổi, đã đi học.
2. Ngày xưa chỉ sinh đồ hoặc đồng sinh, sau khi qua thủ tục khảo thí, đi đến phủ, châu, huyện học tập. ◇ Viên Mai : "Trực Lệ, Thiên An huyện, An Lệ, nhập học bát danh, nhi ứng thí giả bất quá lục, thất nhân" , , , (Tùy viên thi thoại bổ di , Quyển thất).
3. Ngày nay phiếm chỉ vào trường học tập. ◎ Như: "tha tiếp đáo liễu Bắc Kinh Đại Học nhập học thông tri thư" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vào học. Bắt đầu tới trường để học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò — Đời Lê, người thi đậu kì thi Hương, gọi là Sinh đồ, tới đời Nguyễn mới gọi là Tú tài ( đậu khoa thi Hương, nhưng ở dưới bậc Cử nhân, không được làm quan ). Ca dao có câu: » Kinh đô cũng có người rồ, Man di cũng có Sinh đồ Trạng nguyên «.
bạc, bạch
bó ㄅㄛˊ

bạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

bạch kim, nguyên tố platin, Pt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kim loại làm thành tấm mỏng. § Thông "bạc" .
2. (Danh) Nguyên tố hóa học (platinum, Pt). § Còn gọi là "bạch kim" .

Từ điển Thiều Chửu

① Kim bạc vàng lá, vàng nện ra từng lá mỏng dùng để thếp đồ.
② Một nguyên chất về hóa học (Platinum, Pt). Một tên là bạch kim sinh sản rất ít, giá rất đắt, rất bền rất rắn, không có chất gì làm tan được nó, người ta hay dùng bịt đầu cái thu lôi tiễn hay ngòi bút máy cho khỏi mòn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Bạch kim, platin (Platinum, kí hiệu Pt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá kim khí mỏng — Tên phiêm âm của chất Platinium, kí hiệu Pt.

bạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

bạch kim, nguyên tố platin, Pt

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Bạch kim, platin (Platinum, kí hiệu Pt).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.