miên
mián ㄇㄧㄢˊ, miǎn ㄇㄧㄢˇ, mǐn ㄇㄧㄣˇ

miên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngủ. ◎ Như "thất miên" mất ngủ. ◇ Vi Ứng Vật : "Sơn không tùng tử lạc, U nhân ưng vị miên" , Núi vắng trái thông rụng, Người buồn chưa ngủ yên.
2. (Động) Các loài sâu bọ mới lột hoặc trong mùa nằm yên bất động, không ăn, gọi là "miên". ◎ Như: "tàm miên" tằm ngủ, "đông miên" ngủ đông.
3. (Động) Nhắm mắt (giả chết). ◇ San hải kinh : "Hữu thú yên (...), kiến nhân tắc miên" (...), (Đông san kinh ) Có giống thú (...), thấy người liền nhắm mắt lại (như chết).
4. (Tính) Bày ngang, nằm ngang. ◎ Như: "miên cầm" đàn đặt nằm ngang.
5. (Tính) Đổ rạp, nằm rạp (cây cối). ◎ Như: "miên liễu" cây liễu nằm rạp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngủ, nhắm mắt. Vi Ứng Vật : Sơn không tùng tử lạc, u nhân ưng vị miên núi không trái tùng rụng, người buồn chưa ngủ yên.
② Các loài sâu bọ mới lột nằm yên bất động gọi là miên.
③ Vật gì bày ngang cũng gọi là miên.
④ Cây cối đổ rạp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngủ: Mất ngủ; Giấc nghìn thu; Giấc ngủ buồn;
② (Động vật) ngủ đông;
③ (văn) Nhắm mắt lại (giả chết): Ở núi Dư Nga có loài thú, hễ trông thấy người thì nhắm mắt lại (Sơn hải kinh);
④ (văn) (Cây cối) cúi rạp xuống, cúi xuống: ,… Trong vườn ở cung nhà Hán có cây liễu, mỗi ngày ba lần cúi rạp xuống ba lần ngẩng đầu lên (Tam phụ cựu sự).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngủ. Td: Cô miên ( ngủ một mình ) — Tình trạng bất động của côn trùng khi thay xác, hoặc của thú vật trong mùa đông. ( Td: Đông miên ) .

Từ ghép 6

đản
dàn ㄉㄢˋ

đản

giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói toáng lên, nói xằng bậy
2. ngông nghênh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sinh ra, ra đời: Xưa một bà vợ của vua Văn vương đã đẻ (sinh) mười đứa con (Hậu Hán thư);
② Ngày sinh: Ngày Thiên Chúa giáng sinh, lễ Nô-en;
③ Viển vông, vô lí: Hoang đường; Vô lí;
④ (văn) Rộng, lớn, to: Sao lá và đốt của nó to rộng hề (Thi Kinh: Bội phong, Mao khâu);
⑤ (văn) Lừa dối;
⑥ Phóng đãng: Đời ta tính phóng đãng (Đỗ Phủ: Kí đề giang ngoại thảo đường);
⑦ (văn) Trợ từ dùng ở đầu câu: Mang thai tròn mười tháng (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

thấu
còu ㄘㄡˋ

thấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bầu bánh xe (chỗ đầu các nan hoa tụ lại)
2. tụ họp đông đúc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầu xe, trục bánh xe. § Chỗ các nan hoa bánh xe chụm cả lại.
2. (Động) Tụ tập. ◇ Hán Thư : "Tứ phương phúc thấu" (Thúc Tôn Thông truyện ) Bốn phương tụ lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầu xe, chỗ các tai hoa xe xúm xít châu đầu cả vào gọi là thấu. Vì thế nên chỗ nào nhân dân tụ họp đông đúc gọi là tứ phương phúc thấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Đùm xe. Xem [fúcòu].
triền
chán ㄔㄢˊ, zhàn ㄓㄢˋ

triền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xéo, giẫm lên
2. quỹ đạo của sao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xéo, giẫm.
2. (Động) Mặt trời, mặt trăng, các sao vận hành theo quỹ đạo. ◇ Hán Thư : "Nhật nguyệt sơ triền" (Luật lịch chí thượng ) Mặt trời mặt trăng vừa mới xoay chuyển.
3. (Danh) Vết chân loài thú.
4. (Danh) Đường vòng của sao đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Xéo, giẫm.
② Chỗ, vòng của sao đi gọi là triền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xéo, giẫm;
② (thiên) Chỗ vòng của đường sao đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước lên. Dẫm lên — Đường đi của các tinh tú. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc: » Đọ Khuê triền buổi có buổi không «. ( Khuê truyền: Đường đi của sao Khuê ).

Từ ghép 1

am, yểm, ám
ān ㄚㄋ, àn ㄚㄋˋ, yǎn ㄧㄢˇ

am

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Am hiểu, quen thuộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chòi nhỏ dựng bên mộ hoặc ngoài đồng để ở trong thời gian có tang cha mẹ — Một âm khác là Ám.

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bỗng, bỗng nhiên, chợt (dùng như ©a, bộ ): Lại chợt ngừng lại (Phó Nghị: Vũ phú).

ám

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng cửa.
2. (Động) Che lấp.
3. (Động) Mai một, chìm mất. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào ngột chi sự toại ám, nhi Tả Thị, Quốc Ngữ độc chương" , , (Ban Bưu truyện thượng ) Việc của những bọn hư ác sau cùng mới tiêu tán, mà sách của Tả Thị, Quốc Ngữ riêng được biểu dương.
4. (Động) Không hiểu rõ. ◇ Kê Khang : "Hựu bất thức nhân tình, ám ư cơ nghi" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Lại không biết nhân tình, không hiểu gì ở sự lí thời nghi.
5. (Tính) Mờ tối, hỗn trọc. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ tối tăm, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.
6. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn ám" u mê. ◇ Phan Nhạc : "Chủ ám nhi thần tật, họa ư hà nhi bất hữu" , (Tây chinh phú 西) Chúa mê muội mà bầy tôi đố kị nhau, họa làm sao mà không có được.
7. (Danh) Hoàng hôn, buổi tối, đêm. ◇ Lễ Kí : "Hạ Hậu thị tế kì ám" (Tế nghĩa ) Họ Hạ Hậu tế lễ vào buổi tối.
8. (Danh) Người ngu muội. ◇ Tuân Tử : "Thế chi ương, ngu ám đọa hiền lương" , (Thành tướng ) Tai họa ở đời là kẻ ngu muội làm hại người hiền lương.
9. (Danh) Nhật thực hay nguyệt thực.
10. Một âm là "am". (Danh) Nhà ở trong khi cư tang.
11. (Động) Quen thuộc, biết rành. § Thông "am" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ tối. Như hôn ám tối tăm u mê.
② Lờ mờ. Như Trung Dong nói: Quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương đạo người quân tử lờ mờ mà ngày rõ rệt.
③ Đóng cửa.
④ Buổi tối.
⑤ Nhật thực, nguyệt thực. Mặt trời, mặt trăng phải ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đóng cửa;
② Tối tăm;
③ Ngu muội, hồ đồ;
④ Mờ ám, không công khai, không lộ ra;
⑤ Thầm, ngầm (không thành tiếng): ? Khanh đọc thầm được không? (Tam quốc chí);
⑥ Nhật thực (hoặc nguyệt thực): Thứ năm gọi là nhật thực nguyệt thực (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa — Buổi chiều tối — Nhật hoặc nguyệt thực — Tối tăm — Như chữ Ám — Một âm khác là Am.

Từ ghép 3

tung
cóng ㄘㄨㄥˊ, zōng ㄗㄨㄥ

tung

phồn thể

Từ điển phổ thông

rợ Ba (phía Nam Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại phú thuế của dân tộc thiểu số miền nam Trung Quốc (Tứ Xuyên , Hồ Nam ). ◇ Tấn Thư : "Ba nhân vị phú vi tung, nhân vị chi Tung nhân yên" , (Lí Đặc Tái kí ) Người nước Ba gọi phú là tung, do đó gọi (người nước Ba) là người Tung. ◎ Như: "Tung nhân" rợ Ba, tức "Ba nhân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rợ Ba, lối thơ phú của giống mán phương nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

Một thứ thuế của một dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc thời Tần Hán (thuộc các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên).
chuế
zhuì ㄓㄨㄟˋ

chuế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thừa ra, rườm rà
2. ở rể, kén rể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm cố. ◎ Như: "chuế tử" cầm đợ con (tục lệ ngày xưa, đem con bán lấy tiền, sau ba năm không chuộc lại được, con thành nô tì cho người).
2. (Danh) Con trai ở rể. ◎ Như: "nhập chuế" đi ở rể. ◇ Hán Thư : "Gia bần tử tráng tắc xuất chuế" (Giả Nghị truyện ) Nhà nghèo con trai lớn thì đi gởi rể.
3. (Danh) Bướu (cục thịt thừa ngoài da). ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhân chi huyết khí bại nghịch ủng để, vi ung, dương, vưu, chuế, trĩ" , , , , , (Thiên thuyết ) Khí huyết người ta suy bại ủng trệ, sinh ra nhọt, mụt, thịt thừa, bướu, trĩ.
4. (Tính) Rườm, thừa. ◎ Như: "chuế ngôn" lời rườm rà (thường dùng trong thư từ), "chuế vưu" bướu mọc thừa ở ngoài da.

Từ điển Thiều Chửu

① Khíu lại, bám vào, như chuế vưu cái bướu mọc ở ngoài da, vì thế nên vật gì thừa, vô dụng cũng gọi là chuế.
② Nói phiền, nói rườm, như dưới các thư từ thường viết chữ bất chuế nghĩa là không nói phiền nữa, không kể rườm nữa.
③ Ngày xưa gọi các con trai đi gửi rể là chuế tế 婿 nay thường nói con trai làm lễ thành hôn ở nhà vợ là nhập chuế (vào gửi rể).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thừa, rườm: Không nên nói rườm;
② (cũ) Ở rể, gởi rể: Đi ở rể;
③ (đph) Lôi thôi, vất vả, mệt nhọc: Lắm con thật là vất vả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầm thế đồ đạc để lấy tiền — Đem thân mình đi làm con tin — Nhỏ nhặt, lặt vặt — Thừa ra, vô ích.

Từ ghép 6

xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "nhũ xỉ" răng sữa, "vĩnh cửu xỉ" răng lâu dài (không thay nữa).
2. (Danh) Vật gì xếp bày như răng. ◎ Như: "cứ xỉ" răng cưa.
3. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "tự xỉ" theo tuổi mà định trên dưới, "xỉ đức câu tăng" tuổi tác và đức hạnh đều tăng thêm. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thướng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
4. (Danh) Số tuổi ngựa.
5. (Động) Xếp vào hàng. ◎ Như: Kể vào người cùng hàng gọi là "xỉ" , không kể làm người ngang hàng gọi là "bất xỉ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến giả giai tăng kì ngoan, bất dĩ nhân xỉ" , (Cổ nhi ) Ai trông thấy cũng ghét tính ngang bướng của nó, không đếm xỉa tới.
6. (Động) Nói, bàn. ◎ Như: "xỉ cập" nói tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ răng già.
② Tuổi.
③ Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ .
④ Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ , không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ .
⑤ Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ răng cưa.
⑥ Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái răng. Td: Nhũ xỉ ( răng sữa, răng trẻ con chưa thay ) — Phàm cái gì có hình dáng như hàm răng, đều gọi là Xỉ. Td: Cứ xỉ ( răng cưa ) — Chỉ ngà voi ( tức răng voi ) — Chỉ tuổi tác. Td: Niên xỉ ( tuổi tác ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xỉ.

Từ ghép 35

mạc
mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ách nạn, khổ bệnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tật bệnh, thống khổ. ◇ Hậu Hán Thư : "Quảng cầu dân mạc, quan nạp phong dao" , (Tuần lại truyện , Tự ) Tìm tòi rộng khắp những nỗi khổ sở của nhân dân, xem xét thu thập những bài hát lưu hành trong dân gian.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh, những sự tai nạn khốn khổ của dân gọi là dân mạc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh tật;
② Khốn khổ. Xem [mínmò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hoạn. Đau ốm.
hạt, mạt
hé ㄏㄜˊ, mò ㄇㄛˋ

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hạt mạt )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Hạt Mạt" tên một tộc cổ ở Trung Quốc. Nhà Chu gọi là "Túc Thận" , Hán Ngụy gọi là "Ấp Lâu" , Tùy Đường gọi là "Hạt Mạt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt Mạt tên một bộ lạc của giống Phiên nay thuộc tỉnh Cát Lâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giày dép làm bằng da thuộc — Một âm khác là Mạt. Xem Mạt.

Từ ghép 2

mạt

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mạt cận : Cái khăn bịt đầu — Một âm là Hạt. Xem Mạt hạt .

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.