hấn
xìn ㄒㄧㄣˋ

hấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lấy máu súc vật bôi vào đồ thờ cúng
2. lấy phấn sáp thơm xoa vào người
3. cãi nhau, xung đột, phân tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy máu muông sinh bôi vào bát, đĩa, chén mâm ... (khí mãnh ) để thờ cúng thần linh (ngày xưa). ◇ Mạnh Tử : "Tương dĩ hấn chung" (Lương Huệ Vương thượng ) Đem giết lấy máu bôi chuông.
2. (Động) Bôi, xoa. ◇ Hán Thư : "Dự Nhượng hấn diện thôn thán" (Giả Nghị truyện ) Dự Nhượng bôi mặt nuốt than (để cho người ta không nhận ra mình).
3. (Động) Kích động. ◇ Tả truyện : "Phù tiểu nhân chi tính, hấn ư dũng" , (Tương Công nhị thập lục niên ) Tính của kẻ tiểu nhân, thường dễ kích động ở sức mạnh.
4. (Danh) Khe, kẽ hở. ◎ Như: "vô hấn khả thừa" không có kẽ hở nào để thừa cơ vào được. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tặc thần Đổng Trác, thừa hấn túng hại" , (Đệ ngũ hồi) Tên bề tôi phản tặc Đổng Trác, thừa cơ gây ra tai họa.
5. (Danh) Dấu hiệu, điềm triệu có tai họa. ◇ Quốc ngữ : "Nhược Bào thị hữu hấn, ngô bất đồ hĩ" , (Lỗ ngữ thượng ) Nếu như họ Bào có điềm họa, ta không liệu đoán được.
6. (Danh) Hiềm khích, tranh chấp. ◎ Như: "khiêu hấn" gây sự, "tầm hấn" kiếm chuyện.
7. (Danh) Lầm lỗi, tội. ◇ Tả truyện : "Nhân vô hấn yên, yêu bất tự tác" , (Trang Công thập tứ niên ) Người không có tội lỗi, ma quái không làm hại được.
8. (Danh) Họ "Hấn".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy máu muôn sinh bôi vào đồ thờ như chuông trống, v.v.
② Lấy phấn sáp thơm xoa vào mình mẩy.
③ Khe, kẽ. Như vô hấn khả thừa không có hia (khe, kẽ) gì có thể thừa cơ vào được.
④ Ðộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối hiềm khích, sự xích mích, sự xung đột: Gây hấn, khiêu khích; Sinh sự, kiếm chuyện;
② (văn) Bôi máu muông sinh vào khe hở đồ thờ (như chuông, trống...);
③ Bôi, xức (dầu, phấn sáp... vào mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết súc vật để lấy máu mà bôi. Một tục tế lễ thời cổ. Chẳng hạn Hấn chung ( giết súc vật tế thần linh rồi lấy máu thoa vào chuông ) — Thoa chất thơm lên mình cho thơm. Chẳng hạn Hấn dục ( đun nước thơm mà tắm ) — Chống đối, thù ghét. Chẳng hạn ta vẫn nói Gây hấn.

Từ ghép 3

anh
yīng ㄧㄥ

anh

phồn thể

Từ điển phổ thông

dải mũ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lèo mũ, dải mũ. ◇ Liêu trai chí dị : "Tế anh cách ngoa giả, giai điểu tập hộc lập" , (Kim hòa thượng ) (Đầu đội mũ) dải nhỏ, đi ủng da, xúm xít đứng chầu. § Ghi chú: Nhà nào nối đời được chức tước gọi là "trâm anh" .
2. (Danh) Tua, ngù (để trang sức). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến đầu đái bạch Phạm Dương chiên đại mạo, thượng tát nhất toát hồng anh" , (Đệ tam hồi) Sử Tiến đầu đội nón to bằng lông chiên Phạm Dương, trên chóp đính ngù đỏ.
3. (Danh) Dải lưng màu. § Ngày xưa con gái mười lăm tuổi thì gả chồng, được thắt dây lưng bằng tơ màu gọi là "hương anh" .
4. (Danh) Dây buộc. § Ghi chú: Chung Quân tâu vua Hán xin mang dây dài sang trói vua Nam Việt đem về trị tội, vì thế sau này gọi sự đi tòng quân là "thỉnh anh" .
5. (Danh) Dàm ở cổ ngựa.
6. (Danh) Rau cải. ◎ Như: "giới thái anh nhi" rau cải xanh.
7. (Động) Buộc.

Từ điển Thiều Chửu

① Lèo mũ, giải mũ. Nhà nào nối đời được chịu chức tước gọi là trâm anh .
② Ngày xưa con gái mười lăm tuổi thì gả chồng, được thắt dây lưng bằng tơ màu gọi là hương anh .
③ Hán Chung Quân tâu xin vua Hán mang dây tơ dài sang trói vua Nam Việt đem về trị tội, vì thế sau này gọi sự đi tòng quân là thỉnh anh .
④ Cái dàm ở cổ ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tua, ngù, dải mũ, lèo mũ: Giáo có ngù; Tua mũ (nón);
② Dây: Dây dài;
③ (văn) Cái giàm ở cổ ngựa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giải mũ — Buộc, cột quanh.

Từ ghép 1

bảng
bǎng ㄅㄤˇ

bảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bảng
2. yết thị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tấm bảng. § Thông "bảng" .
2. (Danh) Tở cáo thị dán nơi công cộng. ◇ Bắc Tề Thư : "Sổ xử kiến bảng, vân hữu nhân gia nữ bệnh, nhược hữu năng trị sái giả, cấu tiền thập vạn" , , , (Mã Tự Minh truyện ) Mấy nơi thấy yết thị, nói rằng có nhà có con gái bị bệnh, nếu có người chữa khỏi được, sẽ thưởng tiền mười vạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bảng.
② Yết thị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấm bảng;
② Yết thị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ — Đưa ra cho thấy.

Từ ghép 1

yǔ ㄩˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: ủ lũ ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lưng gù, lưng còng. ◎ Như: "ủ nhân" người gù.
2. (Động) Cúi, khom lưng. ◇ Âu Dương Tu : "Ủ lũ đề huề, vãng lai nhi bất tuyệt giả" , (Túy Ông đình kí ) Lom khom dắt díu, qua lại không ngớt vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ủ lũ còng lưng (gù).

Từ điển Trần Văn Chánh

】ủ lũ (văn) Gù lưng, còng lưng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lưng còng — Gù lưng.

Từ ghép 1

vẫn
yǔn ㄩㄣˇ

vẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mất
2. rụng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, chết, tử vong. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị thử thì nhất tâm tổng vị Kim Xuyến nhi cảm thương, hận bất đắc thử thì dã thân vong mệnh vẫn, cân liễu Kim Xuyến nhi khứ" , , (Đệ tam thập tam hồi) Nhưng (Bảo Ngọc) lúc này trong lòng cứ mãi thương nhớ Kim Xuyến, giận bấy giờ không thể chết theo Kim Xuyến cho xong.
2. (Động) Rụng, rơi. § Thông "vẫn" . ◇ Hoài Nam Tử : "Triệu Vương (...) tư cố hương, tác San Thủy chi âu, văn giả mạc bất vẫn thế" ..., , (Thái tộc huấn ) Triệu Vương (...) nhớ cố hương, làm ra bài ca Non Nước, người nghe không ai không rơi nước mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mất.
② Rụng, cũng như chữ vẫn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất, chết;
② (văn) Rụng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chết — Rơi từ trên cao xuống — Như chữ Vẫn .
tiếm, trấm
jiàn ㄐㄧㄢˋ, zèn ㄗㄣˋ

tiếm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vu cáo, gièm pha.
2. Một âm là "tiếm". § Cũng như "tiếm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cáo mách, vu vạ.
② Nói gièm.
③ Một âm là tiếm. Cùng nghĩa với chữ tiếm .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giả dối — Một âm là Trấm. Xem Trấm.

trấm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cáo mách, vu vạ
2. nói gièm pha

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vu cáo, gièm pha.
2. Một âm là "tiếm". § Cũng như "tiếm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cáo mách, vu vạ.
② Nói gièm.
③ Một âm là tiếm. Cùng nghĩa với chữ tiếm .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Gièm, gièm pha.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt điều vu cho người khác — Xem Tiếm.
thiêm
qiān ㄑㄧㄢ

thiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, cùng, hết cả. ◇ Tam quốc chí : "Thử hiền ngu chi sở dĩ thiêm vong kì thân giả dã" (Ngô chí , Trương Duệ truyện ) Vì thế mà người tài kẻ ngu đều quên mình theo ông (chỉ Gia Cát Lượng ).
2. (Đại) Mọi người. ◇ Khuất Nguyên : "Thiêm viết: Hà ưu?" : ? (Thiên vấn ) Mọi người hỏi: Âu lo gì?
3. (Danh) Họ "Thiêm".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, cùng, mọi người đều nói thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đều, tất cả đều: Đều nói: Bá Vũ làm chức tư không (Thượng thư: Thuấn điển); Cả triều đình đều cho là đúng, bèn sửa lại luật pháp (Hán thư: Hà Tằng truyện);
② Mọi người, của mọi người: Nên lên chỗ chính quyền trung ương, để hợp với điều mong muốn của mọi người (Bạch Cư Dị: Trừ Bùi Kí Trung thư lang đồng Bình chương sự chế).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Cái néo để đập lúa.

Từ ghép 1

cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con vật độc hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ tiểu trùng độc làm hại người.
2. (Danh) Tà thuật dùng phù chú nguyền rủa hại người. ◇ Hán Thư : "Nghi tả hữu giai vi cổ chú trớ, hữu dữ vong, mạc cảm tụng kì oan giả" , , (Giang Sung truyện ) Ngờ người chung quanh đều lấy tà thuật lời nguyền, cầu cho chết, không dám kiện tụng kêu oan nữa.
3. (Động) Làm mê hoặc. ◎ Như: "cổ hoặc nhân tâm" mê hoặc lòng người. ◇ Tả truyện : "Sở lệnh duẫn Tử Nguyên dục cổ Văn phu nhân" (Trang Công nhị thập bát niên ) Lệnh doãn nước Sở là Tử Nguyên muốn mê hoặc Văn phu nhân.

Từ điển Thiều Chửu

① Một vật độc làm hại người. Tương truyền những nơi mán mọi nó hay cho vật ấy vào trong đồ ăn uống, người nào ăn phải thì sinh ra rồ dại mê man.
② Dùng mưu khiến cho người mê hoặc gọi là cổ hoặc .
③ Việc. Kinh Dịch có câu: Cán phụ chi cổ làm lại được cái việc người trước đã làm hỏng, vì thế nên cha có tội lỗi mà con hiền tài cũng gọi là cán cổ .
④ Chấu.
⑤ Bệnh cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】cổ hoặc [gưhuò] Mê hoặc, đầu độc: Mê hoặc lòng người. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật hại người — Làm cho mê hoặc — Loài sâu ăn thóc, con mọt thóc.

Từ ghép 2

nhàn
xián ㄒㄧㄢˊ

nhàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: nhàn nhã )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quen thuộc, thành thạo. ◇ Sử Kí : "Bác văn cường chí, minh ư trị loạn, nhàn ư từ lệnh" , , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Hiểu biết rộng, trí nhớ rất mạnh, sáng suốt trong việc trị yên, thành thạo về ứng đối.
2. (Tính) Văn nhã, ưu mĩ. ◎ Như: "nhàn nhã" nhã nhặn. "nhàn thục" văn nhã hiền thục.
3. § Cũng viết là "nhàn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhã nhặn, tao nhã, thanh lịch.【】nhàn tĩnh [xiánjìng] Nhã nhặn trầm tĩnh;
② Giỏi, khéo léo, thành thạo, thành thục, thông thạo: Khéo ăn nói.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhàn .

Từ ghép 1

ngạn
yàn ㄧㄢˋ

ngạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ sĩ gồm cả tài đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người tài đức xuất chúng. ◎ Như: "tuấn ngạn" tuấn kiệt, "thạc ngạn" người có tài học ưu tú.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ sĩ đẹp giỏi (kiêm cả tài đức).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Người học giỏi (có đức có tài), học giả uyên bác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò đẹp đẽ, kẻ nho sĩ giỏi — Tên người, tức Nguyễn Trung Ngạn, danh sĩ đời Trần, sinh 1289, mất 1370, hiệu là Giới Hiên, tự là Bang Trực, người làng Thổ hoàng huyện Ân thi tỉnh Hưng yên, Bắc phần Việt Nam, đậu Hoàng Giáp năm 1304, niên hiệu Hưng long 12 đời Anh Tông, trải thời ba đời vua gồm Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông, có nhiều công trận, làm tới chức Thượng thư Hữu Bậc Trụ quốc, tước Khai luyện Bá. Thơ chữ Hán có Giới Hiên thi tập.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.