thanh
shēng ㄕㄥ

thanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng, âm thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng. ◎ Như: "tiếu thanh" tiếng cười, "lôi thanh" tiếng sấm. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
2. (Danh) Đời xưa chia ra năm thứ tiếng là "cung, thương, giốc, chủy, vũ" , , , , . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực.
3. (Danh) Tiếng người chia ra bốn thứ tiếng là "bình, thượng, khứ, nhập" , , , . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
4. (Danh) Âm nhạc. ◎ Như: "thanh sắc" âm nhạc và sắc đẹp.
5. (Danh) Lời nói. ◇ Sử Kí : "Thần văn cổ chi quân tử, giao tuyệt bất xuất ác thanh" , (Nhạc Nghị truyện ) Thần nghe bậc quân tử đời xưa, tuyệt giao với ai rồi, không nói ra lời xấu ác (về người đó).
6. (Danh) Tin tức, âm hao. ◇ Hán Thư : "Giới thượng đình trường kí thanh tạ ngã" (Triệu Quảng Hán truyện ) Đình trưởng trong vùng gởi tin đến tạ lỗi với ta.
7. (Danh) Tiếng tăm, danh dự. ◎ Như: "danh thanh đại chấn" tiếng tăm vang dội.
8. (Động) Nêu rõ, tuyên bố. ◎ Như: "thanh minh" nêu rõ việc làm ra, "thanh tội trí thảo" kể tội mà đánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng. Nguyễn Trãi : Chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Ðời xưa chia ra năm thứ tiếng là cung, thương, giốc, chủy, vũ . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực. Còn tiếng người thì chia ra bốn thứ tiếng là bình, thượng, khứ, nhập . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
③ Âm nhạc, như thanh dong tiếng tăm dáng dấp, thanh sắc tiếng hay sắc đẹp.
④ Lời nói, như trí thanh gửi lời đến.
⑤ Tiếng khen.
⑥ Kể, như thanh tội trí thảo kể tội mà đánh.
⑦ Nêu rõ, như thanh minh nêu rõ việc làm ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng, tăm: Nói lớn tiếng; Không tin tức qua lại, biệt tăm;
② Thanh: Bốn thanh; Thanh bằng;
③ Thanh điệu. Xem 調 [diào] nghĩa ④;
④ Tuyên bố, nói rõ, nêu rõ: Tuyên bố, thanh minh; Kể rõ tội mà đánh dẹp;
⑤ Tiếng tăm: Thanh vọng, tiếng tăm, danh dự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng. Tiếng động. Tiếng nói — Tiếng tăm.

Từ ghép 45

hoàn
huán ㄏㄨㄢˊ, huàn ㄏㄨㄢˋ

hoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vòng ngọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vòng ngọc. ◎ Như: "ngọc hoàn" vòng ngọc.
2. (Danh) Vòng, khoen, vật hình vòng tròn. ◎ Như: "nhĩ hoàn" khoen tai, "chỉ hoàn" vòng ngón tay (cái nhẫn), "đao hoàn" khâu đao (khoen sắt ở cán đao để cầm cho chắc).
3. (Danh) Phần thiết yếu, then chốt. ◎ Như: "giá cá kế hoạch năng phủ như kì hoàn thành, công tác nhân viên đích phối hợp thị ngận trọng yếu đích nhất hoàn" , kế hoạch này có thể hoàn thành đúng hạn kì hay không, thì sự phối hợp giữa các nhân viên trong công tác là một then chốt rất hệ trọng.
4. (Động) Vây quanh, bao quanh. ◎ Như: "quần sơn hoàn củng" dãy núi vây quanh. ◇ Sử Kí : "Tần vương phương hoàn trụ tẩu, tốt hoàng cấp, bất tri sở vi" , , (Kinh Kha truyện ) Vua Tần cứ chạy quanh cái cột, cuống quít không biết làm thế nào.
5. (Tính) Bốn phía, ở chung quanh. ◎ Như: "hoàn thành thiết lộ" đường sắt quanh thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vòng ngọc.
② Phàm cái gì hình vòng tròn đều gọi là hoàn, như nhĩ hoàn vòng tai, chỉ hoàn vòng ngón tay (cái nhẫn).
③ Vây quanh.
④ Khắp.
⑤ Rộng lớn ngang nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vòng ngọc;
② Vòng, vật hình tròn: Vòng sắt; Khoen tai; Nhẫn đeo tay;
③ Hoàn, vòng quanh, bao quanh, quanh: Đường sắt quanh thành (vòng quanh thành phố);
④ Khâu: Đây là một khâu quan trọng của công trình; Khâu chủ yếu, khâu chính;
⑤ [Huán] (Họ) Hoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vòng ngọc — Vây quanh — Xoay đi — Cũng dùng như chữ Hoàn .

Từ ghép 11

bỉnh
bǐng ㄅㄧㄥˇ

bỉnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm nắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bó, nắm thóc lúa.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng ngày xưa, 16 "hộc" là một "bỉnh" .
3. (Danh) Quyền bính. § Thông "bính" . ◇ Sử Kí : "Ngô văn tiên sanh tướng Lí Đoái, viết: Bách nhật chi nội trì quốc bỉnh. Hữu chi hồ?" , : . (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Tôi nghe tiên sinh xem tướng cho Lí Đoái, nói: Trong vòng trăm ngày sẽ cầm quyền cả nước. Điều đó có không?
4. (Danh) Họ "Bỉnh".
5. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "bỉnh bút" cầm bút. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du" (Xuân dạ yến đào lí viên tự ) Người xưa mang đuốc chơi đêm.
6. (Động) Giữ vững, kiên trì. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Bỉnh tiết thân thường khổ, Cầu nhân chí bất vi" , (Thái thường ngụy bác sĩ ) Giữ vững tiết tháo thân thường khổ, Cầu đức nhân chí không sai trái.
7. (Động) Nắm giữ, chủ trì. ◇ Thi Kinh : "Bỉnh quốc chi quân, Tứ phương thị duy" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Nắm giữ công bình của nước, Giữ gìn bốn phương.
8. (Động) Dựa theo, tuân theo. ◎ Như: "bỉnh công xử lí" căn cứ theo công bình mà xử lí.

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, như bỉnh bút cầm bút.
② Một thứ để đong ngày xưa, 16 hộc là một bỉnh.
③ Lúa đầy chét tay.
④ Cùng nghĩa với chữ bính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm. 【】 bỉnh chúc [bêngzhú] Cầm đuốc soi: Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
② Theo, giữ vững: Giữ vững công lí;
③ Đơn vị đo lường thời xưa, bằng 16 hộc;
④ (văn) Lúa đẫy chét tay;
⑤ [Bêng] (Họ) Bỉnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm lấy. Cầm nắm — Cái cán. Cái tay cầm.

Từ ghép 8

sư, xư
chū ㄔㄨ, shū ㄕㄨ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "sư". § Còn có tên là "xú xuân" 椿. ◇ Trang Tử : "Ngô hữu đại thụ, nhân vị chi sư. Kì đại bổn ung thũng nhi bất trúng thằng mặc, kì tiểu chi quyển khúc nhi bất trúng quy củ. Lập chi đồ, tượng giả bất cố" , . , , , (Tiêu dao du ) Tôi có cây lớn, người ta gọi nó là cây sư. Gốc lớn nó xù xì không đúng dây mực, cành nhỏ nó khùng khoèo không đúng khuôn mẫu. Nó đứng bên đường, thợ mộc không thèm ngó.
2. (Danh) "Sư bồ" một trò chơi ngày xưa, ném năm hạt gỗ màu, tùy theo màu sắc mà định hơn thua, tựa như trò đánh xúc xắc ngày nay. § Cũng viết là "sư bồ" .
3. (Tính) Gỗ cây sư không dùng được việc gì, nên tự nhún mình nói là "sư tài" kẻ vô tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây kém cỏi, không dùng vào việc gì được — Kém cỏi. Dở xấu.

Từ ghép 3

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây xư (cây gỗ không dùng được vào việc gì)

Từ điển Thiều Chửu

① Cây xư, cây gỗ không dùng được việc gì, nên bây giờ tự nói nhún mình là xư tài kẻ vô tài.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây xư;
② 【】xư bồ [chupú] Như . Xem (bộ ).
hoán
huàn ㄏㄨㄢˋ

hoán

phồn thể

Từ điển phổ thông

tê dại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "than hoán" .

Từ điển Thiều Chửu

① Than hoán chân tay tê dại bất nhân (, tê liệt).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chứng tê liệt (chân tay). Xem [tanhuàn];
② Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hoạn — Ngày nay chỉ bệnh tê liệt, và gọi là Than hoán.

Từ ghép 2

na
nuó ㄋㄨㄛˊ

na

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ cầu mát

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ cầu mát (bày lễ nhạc múa để trừ bệnh dịch tà ma). ◇ Luận Ngữ : "Hương nhân na, triều phục nhi lập ư tộ giai" , (Hương đảng ) Khi người làng làm lễ na (lễ tống ôn dịch), ông bận triều phục đứng ở trên thềm phía đông mà dự lễ.
2. (Tính) Mềm mại, xinh đẹp. ◎ Như: "ả na" mềm mại, nhu thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ cầu mát.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lễ rước thần để xua đổi tà ma (theo tục xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xua đuổi ma quỷ gây nên bệnh dịch — Đi đứng có ý thức phép tắc.

Từ ghép 2

phưởng
fǎng ㄈㄤˇ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một dạng của chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người thợ đồ gốm. Cũng gọi là Phưởng nhân .
ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dì (chị em mẹ)
2. chị em vợ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Dì (chị hay em gái mẹ). (2) Dì (chị hay em gái vợ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân nhân đô thuyết nhĩ thẩm tử hảo, cứ ngã khán, na lí cập nhĩ nhị di nhất linh nhi ni" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Ai cũng bảo thím mày đẹp, nhưng theo ý ta thì so với dì Hai mày còn thua xa.
2. (Danh) Vợ lẽ, thiếp (ngày xưa). ◎ Như: "di thái thái" dì (vợ lẽ).

Từ điển Thiều Chửu

① Dì. Chị em vói mẹ gọi là di.
② Chị em vợ cũng gọi là di. Ngày xưa các vua chư hầu gả chồng cho con gái, thường kén mấy con gái trong họ đi theo để làm bạn với con, cho nên sau gọi vợ lẽ là di.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dì, già (chị em gái của mẹ);
② Chị hay em vợ: Chị vợ; Em vợ;
③ (cũ) Vợ bé, vợ lẽ.【】di thái [yítài] (khn) Dì, vợ lẽ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người dì, tức chị hoặc em gái của mẹ — Tiếng người chồng gọi chị em gái của vợ — Tiếng gọi người vợ nhỏ, hầu thiếp trong nhà.

Từ ghép 11

hoa, hóa
huā ㄏㄨㄚ, huá ㄏㄨㄚˊ, Huà ㄏㄨㄚˋ

hoa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đẹp
2. quầng trăng, quầng mặt trời
3. người Trung Quốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trung Quốc, viết tắt của "Hoa Hạ" tên nước Tàu thời cổ.
2. (Danh) Vầng sáng, quầng sáng. ◎ Như: "quang hoa" vầng sáng.
3. (Danh) Vẻ tươi tốt, xinh đẹp. ◎ Như: "niên hoa" tuổi thanh xuân, "thiều hoa" quang cảnh tươi đẹp.
4. (Danh) Văn sức, vẻ đẹp bên ngoài. ◎ Như: "phác thật vô hoa" mộc mạc không văn sức.
5. (Danh) Phần tinh yếu của sự vật, tinh túy. ◎ Như: "tinh hoa" . ◇ Hàn Dũ : "Hàm anh trớ hoa" (Tiến học giải ) Bao hàm tinh hoa.
6. (Danh) Phấn để trang sức. ◎ Như: "duyên hoa" phấn sáp.
7. (Danh) Hoa của cây cỏ. § Cũng như "hoa" . ◎ Như: "xuân hoa thu thật" hoa mùa xuân trái mùa thu.
8. (Tính) Thuộc về Trung Quốc. ◎ Như: "Hoa ngữ" tiếng Hoa, "Hoa kiều" người Hoa ở xứ ngoài Trung Quốc.
9. (Tính) Tốt đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "hoa lệ" rực rỡ, lộng lẫy, "hoa mĩ" xinh đẹp.
10. (Tính) Chỉ vụ bề ngoài, không chuộng sự thực. ◎ Như: "hoa ngôn" lời hão, lời không thật.
11. (Tính) Phồn thịnh. ◎ Như: "phồn hoa" náo nhiệt, đông đúc, "vinh hoa" giàu sang, vẻ vang.
12. (Tính) Bạc, trắng (tóc). ◎ Như: "hoa phát" tóc bạc.
13. Một âm là "hóa". (Danh) "Hóa Sơn" .
14. (Danh) Họ "Hóa".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Tàu. Nước Tàu tự gọi là Trung Hoa , người Tàu là Hoa nhân .
② Màu mỡ, rực rỡ. Phàm sự gì hiện rõ ra đều gọi là hoa. Như quang hoa , vinh hoa , v.v.
③ Văn sức, cái để trang sức bề ngoài cũng gọi là hoa. Như hoa lệ , hoa mĩ , v.v. Xa phí cũng gọi là xa hoa , son phấn màu mỡ gọi là duyên hoa , nhà cửa sơn đỏ gọi là hoa ốc , v.v. Chỉ vụ bề ngoài không chuộng sự thực gọi là phù hoa , phồn hoa , v.v. đều là cái nghĩa trang sức bề ngoài cả.
④ Tinh hoa. Văn từ hay gọi là hàm anh trớ hoa bao hàm chất tinh hoa, v.v.
⑤ Có tài nổi tiếng. Như tài hoa , thanh hoa , v.v.
⑥ Rực rỡ. Như thiều hoa bóng mặt trời mùa xuân, cảnh sắc bốn mùa gọi là vật hoa hay tuế hoa , v.v. Khen cái tuổi trẻ của người gọi là niên hoa , chỗ đô hội nhiệt náo gọi là kinh hoa , v.v.
⑦ Tóc bạc gọi là hoa phát .
⑧ Cùng nghĩa với chữ hoa .
⑨ Một âm là hóa. Núi Hóa sơn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lộng lẫy, đẹp.【】hoa lệ [huálì] Hoa lệ, đẹp đẽ và rực rỡ, lộng lẫy: Quần áo đẹp đẽ và rực rỡ; 殿 Cung điện lộng lẫy;
② [Huá] Trung Quốc, Hoa, Trung Hoa, nước Tàu: Đoàn đại biểu qua thăm Trung Quốc; Hoa Nam, miền nam Trung Hoa Xem [hua], [huà].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Núi Hoa Sơn (ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc);
② (Họ) Hoa Xem [hua], [huá].

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Như [hua] Xem [huá], [huà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ nước Trung Hoa — Đẹp đẽ, đẹp lộng lẫy, rực rỡ — Vẻ vang, vinh hiển — Tóc bạc trắng.

Từ ghép 29

hóa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trung Quốc, viết tắt của "Hoa Hạ" tên nước Tàu thời cổ.
2. (Danh) Vầng sáng, quầng sáng. ◎ Như: "quang hoa" vầng sáng.
3. (Danh) Vẻ tươi tốt, xinh đẹp. ◎ Như: "niên hoa" tuổi thanh xuân, "thiều hoa" quang cảnh tươi đẹp.
4. (Danh) Văn sức, vẻ đẹp bên ngoài. ◎ Như: "phác thật vô hoa" mộc mạc không văn sức.
5. (Danh) Phần tinh yếu của sự vật, tinh túy. ◎ Như: "tinh hoa" . ◇ Hàn Dũ : "Hàm anh trớ hoa" (Tiến học giải ) Bao hàm tinh hoa.
6. (Danh) Phấn để trang sức. ◎ Như: "duyên hoa" phấn sáp.
7. (Danh) Hoa của cây cỏ. § Cũng như "hoa" . ◎ Như: "xuân hoa thu thật" hoa mùa xuân trái mùa thu.
8. (Tính) Thuộc về Trung Quốc. ◎ Như: "Hoa ngữ" tiếng Hoa, "Hoa kiều" người Hoa ở xứ ngoài Trung Quốc.
9. (Tính) Tốt đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "hoa lệ" rực rỡ, lộng lẫy, "hoa mĩ" xinh đẹp.
10. (Tính) Chỉ vụ bề ngoài, không chuộng sự thực. ◎ Như: "hoa ngôn" lời hão, lời không thật.
11. (Tính) Phồn thịnh. ◎ Như: "phồn hoa" náo nhiệt, đông đúc, "vinh hoa" giàu sang, vẻ vang.
12. (Tính) Bạc, trắng (tóc). ◎ Như: "hoa phát" tóc bạc.
13. Một âm là "hóa". (Danh) "Hóa Sơn" .
14. (Danh) Họ "Hóa".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Tàu. Nước Tàu tự gọi là Trung Hoa , người Tàu là Hoa nhân .
② Màu mỡ, rực rỡ. Phàm sự gì hiện rõ ra đều gọi là hoa. Như quang hoa , vinh hoa , v.v.
③ Văn sức, cái để trang sức bề ngoài cũng gọi là hoa. Như hoa lệ , hoa mĩ , v.v. Xa phí cũng gọi là xa hoa , son phấn màu mỡ gọi là duyên hoa , nhà cửa sơn đỏ gọi là hoa ốc , v.v. Chỉ vụ bề ngoài không chuộng sự thực gọi là phù hoa , phồn hoa , v.v. đều là cái nghĩa trang sức bề ngoài cả.
④ Tinh hoa. Văn từ hay gọi là hàm anh trớ hoa bao hàm chất tinh hoa, v.v.
⑤ Có tài nổi tiếng. Như tài hoa , thanh hoa , v.v.
⑥ Rực rỡ. Như thiều hoa bóng mặt trời mùa xuân, cảnh sắc bốn mùa gọi là vật hoa hay tuế hoa , v.v. Khen cái tuổi trẻ của người gọi là niên hoa , chỗ đô hội nhiệt náo gọi là kinh hoa , v.v.
⑦ Tóc bạc gọi là hoa phát .
⑧ Cùng nghĩa với chữ hoa .
⑨ Một âm là hóa. Núi Hóa sơn .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.