phủ
fǔ ㄈㄨˇ

phủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mình, ta (ngôi thứ nhất)
2. phủ (đơn vị hành chính)
3. phủ quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ chứa văn thư, của cải (thời xưa). ◇ Sử Kí : "Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám động, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.
2. (Danh) Quan thự, dinh quan (nơi quan làm việc). ◎ Như: "thừa tướng phủ" dinh thừa tướng.
3. (Danh) Quan lại. ◎ Như: "phủ lại" quan lại. § Ghi chú: Ngày xưa, "phủ" chỉ chức lại nhỏ giữ việc trông coi văn thư xuất nạp trong kho.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh, cao hơn tỉnh. Quan coi một phủ gọi là "tri phủ" .
5. (Danh) Nhà (tiếng tôn xưng nhà ở của người khác). ◎ Như: "tạc nhật lai quý phủ " hôm qua đến nhà ngài.
6. (Danh) Tự xưng cha mình là "phủ quân" , cũng như "gia quân" .
7. (Danh) § Thông "phủ" .
8. (Động) Cúi đầu, cúi mình. § Thông "phủ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tủ chứa sách vở tờ bồi.
② Tích góp. Chỗ chứa của cải gọi là phủ. Nhiều người oán gọi là phủ oán .
③ Quan, quan to gọi là đại phủ .
④ Phủ, tên gọi của từng phương đất đã chia. Quan coi một phủ, gọi là tri phủ .
⑤ Nhà ở, như gọi nhà người ta thì gọi là mỗ phủ .
⑥ Nhà, mình tự xưng cha mình là phủ quân , cũng như gia quân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi làm việc của quan lại thời xưa hoặc cơ quan chính quyền nhà nước ngày nay, quan thự: Quan lại địa phương; Chính phủ;
② Nơi cất giữ văn thư tài sản của nhà nước: Phủ khố;
③ Nơi ở của quan lại quý tộc hay nguyên thủ: Vương phủ, phủ chúa; Phủ Thủ tướng; Phủ Chủ tịch;
④ Quan quản lí tài sản và văn thư thời xưa: Tuyền phủ (quan trông coi tài sản, văn thư);
⑤ Phủ (khu vực hành chánh thời xưa): Phủ Thừa Thiên;
⑥ Nhà (có ý kính trọng): Quý phủ, nhà ông;
⑦ (văn) Tạng phủ (dùng như , bộ );
⑧ [Fư] (Họ) Phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà cất giữ giấy tờ sổ sách — Nhà cất giữ tiền bạc của cải — Cái nhà lớn — Nhà ở, hoặc nơi làm việc của cơ quan. Dinh quan — Tên một khu vực hành chánh, dưới tỉnh, trên huyện.

Từ ghép 33

Từ điển trích dẫn

1. Người đầu cơ chính trị, ngoạn lộng quyền thuật để mưu cầu lợi ích riêng. ◇ Lão Xá : "Tha môn dã dĩ vi Trung Quốc đích đa thiểu thứ cách mệnh đô thị kỉ cá dã tâm đích chính khách môn sái đích bả hí, nhi nhân dân nhất điểm dã một thụ đáo ảnh hưởng" , (Tứ thế đồng đường , Ngũ nhất ) Họ (quân Nhật) cũng cho rằng bao nhiêu cuộc cách mạng ở Trung Quốc đều là những trò đùa của một số chính khách đầy tham vọng, và những biến cố đó chẳng có chút gì ảnh hưởng tới dân chúng cả.
2. Người chuyên hoạt động chính trị (tiếng Anh: "politician").

Từ điển trích dẫn

1. Giữ độc quyền bán một sản phẩm hoặc hàng hóa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quyền bán riêng một hay nhiều loại sản phẩm, hàng hóa nào ( thường là quyền của chính phủ ).

Từ điển trích dẫn

1. Yếu lĩnh, phương châm thi hành chính trị. ◇ Hậu Hán Thư : "Cố năng minh thận chính thể, tổng lãm quyền cương" , (Quang Vũ đế kỉ hạ ).
2. Hình thức tổ chức chính trị một quốc gia. ◎ Như: "dân chủ chính thể" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hình thức tổ chức các cơ quan công quyền trong nước.

Từ điển trích dẫn

1. Vốn chỉ doanh trướng của tướng soái khi làm việc ở ngoài. Sau phiếm chỉ phủ thự của quan lại bậc cao trong quân chính.
2. Mượn chỉ tướng soái.
3. Liêu thuộc, quan lại trong mạc phủ.
4. Quân phiệt nắm giữ chính quyền toàn quốc (Nhật Bổn, trước thời Minh Trị Thiên Hoàng).

thôi phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lật đổ, lật nhào

Từ điển trích dẫn

1. Xô ngã, làm đổ.
2. Lật đổ (chính quyền hoặc chế độ). ◎ Như: "thôi phiên quân chủ chuyên chế, thật thi dân chủ chánh trị" , lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thực thi chính trị dân chủ.
3. Phủ định, phủ nhận (kế hoạch, quyết định...). ◇ Ba Kim : "Trương thái thái tịnh bất đồng ý tha đích chủ trương, bất quá tha tri đạo tự kỉ vô pháp thôi phiên tha đích luận chứng" , (Thu , Tam thập) Bà Trương hoàn toàn không đồng ý với chủ trương của ông, chẳng qua là tự mình không biết cách nào phủ định luận chứng của ông mà thôi.

phán đoán

phồn thể

Từ điển phổ thông

phán đoán, xét đoán

Từ điển trích dẫn

1. Phân tích xét định. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Giá thị tha môn thỉnh tiên  phán đoán công danh đại sự" (Đệ hập tứ hồi) Những người này cầu tiên xét định về công danh đại sự.
2. Cai quản, chưởng lí. ◇ Vô danh thị : "Phán đoán san hà huy hàn mặc, quyền hành bỉnh chánh phụ triều cương" , (Xạ liễu chủy hoàn , Đệ nhất chiệp) Cai quản núi sông vẫy bút mực, nắm giữ cán cân quyền chính phụ giúp cương kỉ triều đình.
3. Hân thưởng. ◇ Lưu Khắc Trang : "Phán đoán tuyết thiên nguyệt dạ" (Hạ tân lang ) Thưởng thức trời tuyết đêm trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét để quyết chắc về một điều gì.

cách mệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cách mạng

Từ điển trích dẫn

1. Thay đổi một triều vua. Ngày xưa thiên tử nhận mệnh trời, thay triều đại và đặt cho tên mới. ◇ Dịch Kinh : "Thang Vũ cách mệnh thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân" (Cách quái ) Vua Thang (diệt Kiệt) vua Vũ (diệt Trụ) thay đổi triều đại, hợp với đạo trời và ứng với lòng người.
2. Chỉ việc thay đổi mạnh mẽ mau chóng về một phương diện, lãnh vực nào đó (kĩ thuật, kinh tế, văn học, v.v.). ◎ Như: "công nghiệp cách mệnh" cách mạng kĩ nghệ.
3. Chuyên chỉ sự dùng võ lực để lật đổ một chính quyền, tổ chức hoặc trật tự cũ. ◎ Như: "chánh trị cách mệnh" , "xã hội cách mệnh" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi một triều vua — Chỉ việc thay đổi mạnh mẽ mau chóng về các địa hạt chính trị, xã hội, kinh tế, văn học… Để bỏ cái cũ xấu xa mà thay bằng cái mới tốt đẹp.

bả trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giữ gìn, duy trì

Từ điển trích dẫn

1. Nắm giữ.
2. Một mình nắm hết quyền hành công việc, không cho người khác tham dự. ◇ Ban Cố : "Bách hiếp chư hầu, bả trì kì chánh" , (Tam hoàng ngũ đế tam vương ngũ bá ) Ức hiếp chư hầu, một mình nắm hết quyền chính.
3. Tiết chế, tằn tiện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá liễu bất đắc! Ngã đả lượng tuy thị Liễn nhi quản sự, tại gia tự hữu bả trì, khởi tri hảo kỉ niên đầu lí dĩ tựu Dần niên dụng liễu Mão niên đích, hoàn thị giá dạng trang hảo khán" ! , , , (Đệ nhất bách lục hồi) Chết thật! Ta tưởng là cháu Liễn coi việc, trong nhà thế nào cũng biết tiết kiệm, ai ngờ mấy năm nay, năm Dần đã tiêu sang tiền năm Mão, thế mà vẫn tô điểm bề ngoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ sự việc, không cho người khác dự vào.

lung lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

ràng buộc

Từ điển trích dẫn

1. "Lung" và "lạc" là hai khí cụ để cùm kẹp súc vật. Nghĩa bóng: Dùng quyền lực hoặc thủ đoạn chế ngự người khác. ◇ Tống sử : "Tự Thái Kinh đắc chánh, sĩ đại phu vô bất thụ kì lung lạc" , (Hồ An Quốc truyện ) Từ khi Thái Kinh nắm được quyền chính, các sĩ phu không ai không chịu sự kềm chế của ông ta.
2. Quấn quanh, chằng chịt, triền nhiễu.
3. Bao trùm, thống quát. § Cũng viết là "lung lạc" . ◇ Tư Mã Quang : "Đạo Nguyên hiếu trứ thư, chí dục lung lạc vũ trụ" , (Lưu Đạo Nguyên , Thập quốc kỉ niên , Tự ) (Lưu) Đạo Nguyên thích viết sách, chí muốn bao trùm vũ trụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lồng nhốt chim và dây buộc ngựa, chỉ sự tù túng gò bò — Dùng uy quyền thế lực mà gò bó ép buộc người khác — Cũng có nghĩa là dùng thủ đoạn mà khiến người khác theo ý mình.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.