lậu
lòu ㄌㄡˋ

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hẹp, nhỏ
2. xấu xí

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp, chật. ◎ Như: "lậu hạng" ngõ hẹp, "lậu thất" nhà chật. ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng" , , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẹp.
2. (Tính) Nông cạn (học thức). ◎ Như: "cô lậu quả văn" học thức ít ỏi nông cạn, "thiển lậu" hẹp hòi.
3. (Tính) Thô sơ, thấp hèn. ◎ Như: "bỉ lậu" thô tục quê mùa, "thậm vi giản lậu" rất sơ sài.
4. (Tính) Xấu xí. ◎ Như: "xú lậu" xấu xí. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp lậu chất, toại mông thanh phán như thử; nhược kiến ngô gia tứ muội, bất tri như hà điên đảo" , ; , (Hồ tứ thư ) Em xấu xí mà còn nhìn đăm đăm như vậy; nếu gặp Tứ muội nhà em, không biết còn đắm đuối như thế nào nữa!
5. (Tính) Xấu xa. ◎ Như: "lậu tập" thói xấu.
6. (Động) Khinh thị, coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp. Như lậu hạng ngõ hẹp, lậu thất nhà hẹp, v.v. Phàm cái gì mà quy mô khí tượng đều ủ dột xấu xí không có gì đáng thích đều gọi là lậu. Như bỉ lậu , thiển lậu hẹp hòi, v.v.
② Xấu xí. Như mạo lậu mặt mũi xấu xí.
③ Còn sơ sài chưa được hoàn toàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu xa: Xấu xí, mặt mũi xấu xí;
② Nhỏ hẹp, thô lậu: Nhà nhỏ hẹp; Ngõ hẹp, ngõ hẻm;
③ Tồi tàn: Đó là một chỗ ở tồi tàn;
④ Ngu dốt, thô lỗ, chất phác;
⑤ Keo kiệt, keo cú, biển lận;
⑥ Hủ lậu, hủ tục.【】 lậu tập [lòuxí] Thói xấu;
⑦ (Kiến thức) nông cạn, thô thiển, thiển cận: Nông nổi; Kiến thức nông cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chật hẹp — Nhỏ nhoi thấp hèn — Xấu xí — Kém cỏi: Tiếng khiêm nhường để chỉ học vấn của mình.

Từ ghép 17

tố
sù ㄙㄨˋ

tố

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngoi lên, bơi ngược dòng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi ngược dòng lên. § Thông "tố" . ◇ Tô Thức : "Kích không minh hề tố lưu quang" (Tiền Xích Bích phú ) Đập vào không chừ mà đi ngược dòng sáng. § Phan Kế Bính dịch thơ: Theo vừng trăng tỏ vượt làn nước trong.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoi lên, cùng một nghĩa với chữ tố ngược dòng ngoi lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đi ngược dòng lên (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy ngược, không thuận hòa.
thức
shì ㄕˋ

thức

phồn thể

Từ điển phổ thông

đòn ngang trước xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đòn ngang trước xe. § Nay thông dụng chữ "thức" . § Khi gặp sự gì đáng kính thì cúi xuống mà tựa vào đòn xe, gọi là "bằng thức" . ◇ Nguyễn Du : "Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán "Quy dư"" , (Đông Lộ ) Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Không khỏi phải nương nơi đòn xe mà than "Về thôi". § Nguyễn Du làm bài này khi đi ngang quê hương Khổng Tử . "Quy dư" cũng là hai chữ của Khổng Tử thốt ra khi biết mình không được dùng và muốn trở về quê hương.
2. (Động) Người xưa tựa vào đòn xe để tỏ lòng tôn kính. ◇ Hoài Nam Tử : "Ngụy Văn Hầu quá kì lư nhi thức chi" (Tu vụ ) Ngụy Văn Hầu đi qua cổng, tựa vào đòn xe tỏ lòng tôn kính.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đòn ngang trước xe, khi đang đi gặp ai đáng kính thì tựa vào đòn mà cúi mình xuống. Nay thông dụng chữ thức . Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư (Ðông Lộ ) Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi. Nguyễn Du làm bài này khi đi ngang quê hương Khổng Tử . quy dư cũng là hai chữ của Khổng Tử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đòn ngang trước xe (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tay vịn ngang ở trước xe thời xưa.
quyền, quyển
juǎn ㄐㄩㄢˇ, quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuốn đi, cuốn theo (dùng sức mạnh). ◎ Như: "tịch quyển" cuốn tất. ◇ Tô Thức : "Quyển khởi thiên đôi tuyết" (Niệm nô kiều ) Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
2. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc ) Sẽ được thấy lại vợ con, buồn bã còn đâu nữa, Vội cuốn sách vở mừng vui muốn điên cuồng. ◇ Tình sử : "Trùng liêm bất quyển nhật hôn hoàng" Đôi tầng rèm rủ (không cuốn lại), bóng dương tà.
3. (Động) Quằn lại, uốn quăn. ◇ Thủy hử truyện : "Khảm đồng đóa thiết, đao khẩu bất quyển" , (Đệ thập nhị hồi) Chặt đồng chém sắt, lưỡi đao không quằn.
4. (Động) Lấy cắp, cuỗm. ◎ Như: "quyển khoản tiềm đào" cuỗm tiền trốn đi.
5. (Danh) Chỉ các thứ có hình cuốn tròn lại. ◎ Như: "yên quyển" thuốc lá cuốn, "đản quyển" trứng tráng cuốn lại.
6. (Danh) Lượng từ: cuộn, gói, bó. § Cũng như chữ "quyển" . ◎ Như: "hành lí quyển nhi" gói hành lí.
7. Một âm là "quyền". § Xem "quyền quyền" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn, cũng như chữ quyển . Tịch quyển cuốn tất (bao quát tất cả).
② Một âm là quyền. Quyền quyền gắng gỏi (hăng hái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nắm tay, quả đấm (như , bộ );
Gắng gỏi, hăng hái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Quyền — Một âm khác là Quyển. Xem Quyển.

Từ ghép 1

quyển

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuộn, cuốn (rèm)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuốn đi, cuốn theo (dùng sức mạnh). ◎ Như: "tịch quyển" cuốn tất. ◇ Tô Thức : "Quyển khởi thiên đôi tuyết" (Niệm nô kiều ) Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
2. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc ) Sẽ được thấy lại vợ con, buồn bã còn đâu nữa, Vội cuốn sách vở mừng vui muốn điên cuồng. ◇ Tình sử : "Trùng liêm bất quyển nhật hôn hoàng" Đôi tầng rèm rủ (không cuốn lại), bóng dương tà.
3. (Động) Quằn lại, uốn quăn. ◇ Thủy hử truyện : "Khảm đồng đóa thiết, đao khẩu bất quyển" , (Đệ thập nhị hồi) Chặt đồng chém sắt, lưỡi đao không quằn.
4. (Động) Lấy cắp, cuỗm. ◎ Như: "quyển khoản tiềm đào" cuỗm tiền trốn đi.
5. (Danh) Chỉ các thứ có hình cuốn tròn lại. ◎ Như: "yên quyển" thuốc lá cuốn, "đản quyển" trứng tráng cuốn lại.
6. (Danh) Lượng từ: cuộn, gói, bó. § Cũng như chữ "quyển" . ◎ Như: "hành lí quyển nhi" gói hành lí.
7. Một âm là "quyền". § Xem "quyền quyền" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn, cũng như chữ quyển . Tịch quyển cuốn tất (bao quát tất cả).
② Một âm là quyền. Quyền quyền gắng gỏi (hăng hái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cuộn, cuốn, quấn: Cuốn mành lại; Quấn một điếu thuốc; Xe hơi cuốn theo bụi; Cuốn tất;
② Uốn quăn: Uốn tóc; Tóc uốn quăn;
③ Xắn: Xắn tay áo;
④ (loại) Cuộn, bó, gói: Cuộn (gói) hành lí. Xem [juàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn lên. Cuộn lại — Một âm khác là Quyền. Xem Quyền.

Từ ghép 14

chẩn, diễn, khẩn
tiǎn ㄊㄧㄢˇ, zhěn ㄓㄣˇ

chẩn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xoắn, vặn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xoăn lại, xoắn.
2. (Động) Vặn, chuyển, quay ngoặt lại. ◇ Mạnh Tử : "Chẩn huynh chi tí nhi đoạt chi thực" (Cáo tử hạ ) Vặn tay anh mà cướp lấy thức ăn.
3. Một âm là "diễn". (Tính) Lớp xớp, không nhẵn. ◇ Chu Lễ : "Lão ngưu chi giác diễn nhi thác" (Đông quan khảo công kí ) Sừng con bò già nhám và giao nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuyển, dây xoăn lại.
② Vặn, như chẩn kì huynh chi tí nhi đoạt chi thực (Mạnh Tử ) vặn tay anh mà cướp lấy ăn.
③ Một âm là diễn. Lớp xớp, không nhẵn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dây xoăn lại, xoăn dây;
② Vặn: Vặn tay.

Từ ghép 1

diễn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xoăn lại, xoắn.
2. (Động) Vặn, chuyển, quay ngoặt lại. ◇ Mạnh Tử : "Chẩn huynh chi tí nhi đoạt chi thực" (Cáo tử hạ ) Vặn tay anh mà cướp lấy thức ăn.
3. Một âm là "diễn". (Tính) Lớp xớp, không nhẵn. ◇ Chu Lễ : "Lão ngưu chi giác diễn nhi thác" (Đông quan khảo công kí ) Sừng con bò già nhám và giao nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuyển, dây xoăn lại.
② Vặn, như chẩn kì huynh chi tí nhi đoạt chi thực (Mạnh Tử ) vặn tay anh mà cướp lấy ăn.
③ Một âm là diễn. Lớp xớp, không nhẵn.

khẩn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vặn, xoay đi — Ngang trái.
vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùi, hương vị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị (cảm giác nhận biết được nhờ đầu lưỡi). ◎ Như: "ngũ vị" năm vị gồm có: "toan" chua, "điềm" ngọt, "khổ" đắng, "lạt" cay, "hàm" mặn.
2. (Danh) Mùi (cảm giác nhận được biết nhờ mũi). ◎ Như: "hương vị" mùi thơm, "quái vị" mùi lạ, mùi khác thường, "xú vị" mùi thối.
3. (Danh) Ý nghĩa, hứng thú. ◎ Như: "hữu vị" có hứng thú, "thiền vị" mùi thiền, ý thú của đạo thiền. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mãn chỉ hoang đường ngôn, Nhất bả tân toan lệ, Đô vân tác giả si, Thùy giải kì trung vị?" 滿, , , ? (Đệ nhất hồi) Đầy những trang giấy chuyện hoang đường, Một vũng nước mắt chua cay, Đều bảo tác giả ngây, Ai giải được ý nghĩa ở trong đó?
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho thức ăn hoặc thuốc (đông y): món, vị. ◎ Như: "thái ngũ vị" năm món ăn, "dược bát vị" tám vị thuốc.
5. (Danh) Món ăn. ◎ Như: "san trân hải vị" món ăn quý hiếm trên núi dưới biển.
6. (Động) Nếm. ◇ Tuân Tử : "Phi khẩu bất năng vị dã" (Ai Công ) Chẳng phải miệng thì không nếm được.
7. (Động) Nghiền ngẫm, thưởng thức, thấm thía. ◎ Như: "ngoạn vị" thấm thía ý nghĩa, thưởng thức ý vị. ◇ Tam quốc chí : "Vị lãm điển văn" (Dương Hí truyện ) Nghiên cứu xem xét điển văn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi, chua, đắng, ngọt, cay, mặn là năm mùi (ngũ vị ).
② Nếm, xem vật ấy là mùi gì gọi là vị. Cái gì có hứng thú gọi là hữu vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vị: Có vị ngọt;
② Mùi: Mùi thơm; Mùi khét (khê);
③ Thú vị, ý nghĩa: Thú vị; Ý nghĩa sâu xa;
④ Hiểu, thấm thía, ngấm: Thấm thía lời nói của anh ấy;
⑤ Vị (thuốc): Thang thuốc này gồm có 8 vị;
⑥ (văn) Nếm (cho biết vị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nếm được, biết được bằng lưỡi — Điều vui thích, có ý nghĩ hay đẹp do sự vật mang lại. Td: Thú vị.

Từ ghép 40

thặng
shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn, thừa ra
2. tặng thêm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thừa, còn dư. ◎ Như: "thặng phạn" cơm thừa, "thặng thái" thức ăn thừa.
2. (Động) Có thừa, dư lại, còn lại. ◎ Như: "chỉ thặng hạ tha nhất cá nhân" chỉ còn lại một mình nó. ◇ Nguyễn Du : "Thặng hữu nhàn tâm vô quái ngại" (Hoàng Hà trở lạo ) Có thừa một tấm lòng an nhiên vô ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thừa, còn dư lại: Cơm thừa; Hàng thừa; Thừa lại, còn lại; Phần thừa chẳng là bao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tăng thêm;
② Dư, thừa (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra. Dư ra. Td: Thặng dư.

Từ ghép 4

bào, pháo
bāo ㄅㄠ, páo ㄆㄠˊ, pào ㄆㄠˋ

bào

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Súng cối, đại bác. ◎ Như: "khai pháo" bắn đại bác.
2. (Danh) Pháo (để đốt cho nổ ra tiếng). ◎ Như: "tiên pháo" pháo dây.
3. Một âm là "bào". (Động) Thiêu, đốt. ◇ Tả truyện : "Lệnh duẫn bào chi, tận diệt Khích thị chi tộc đảng" , (Chiêu Công nhị thập thất niên ) Lệnh doãn đốt đi, diệt hết dòng họ Khích.
4. (Động) Sao, bào chế (thuốc). ◎ Như: "bào khương" sao gừng.
5. (Động) Xào (nấu thức ăn). ◎ Như: "bào dương nhục" xào thịt cừu.
6. (Động) Hơ, sấy. ◎ Như: "bào can" sấy khô, hơ cho khô.

Từ điển Thiều Chửu

① Súng lớn. Xem chữ pháo .
② Một âm là bào. Nướng (bọc lại mà nướng).
③ Thuốc sao không để cho cháy mất nguyên tính gọi là bào chế . Như bảo khương gừng sao cháy chưa vạc hẳn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hơ, sấy: Sấy khô;
② Xào: Xào thịt cừu (dê). Xem [páo], [pào].

Từ điển Trần Văn Chánh

Sao, bào chế. Xem [bao], [pào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nướng trên lửa — Một âm khác là Pháo.

Từ ghép 2

pháo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. máy bắn đá
2. pháo
3. mìn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Súng cối, đại bác. ◎ Như: "khai pháo" bắn đại bác.
2. (Danh) Pháo (để đốt cho nổ ra tiếng). ◎ Như: "tiên pháo" pháo dây.
3. Một âm là "bào". (Động) Thiêu, đốt. ◇ Tả truyện : "Lệnh duẫn bào chi, tận diệt Khích thị chi tộc đảng" , (Chiêu Công nhị thập thất niên ) Lệnh doãn đốt đi, diệt hết dòng họ Khích.
4. (Động) Sao, bào chế (thuốc). ◎ Như: "bào khương" sao gừng.
5. (Động) Xào (nấu thức ăn). ◎ Như: "bào dương nhục" xào thịt cừu.
6. (Động) Hơ, sấy. ◎ Như: "bào can" sấy khô, hơ cho khô.

Từ điển Thiều Chửu

① Súng lớn. Xem chữ pháo .
② Một âm là bào. Nướng (bọc lại mà nướng).
③ Thuốc sao không để cho cháy mất nguyên tính gọi là bào chế . Như bảo khương gừng sao cháy chưa vạc hẳn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(quân) Đại bác, pháo, súng lớn: Pháo cao xạ; Súng cối, moócchê; Bắn đại bác, nã pháo. Xem [bao], [páo].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Máy bắn đá;
② Súng đại bác, trọng pháo, pháo. Như , (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nướng trên lửa— Súng lớn— Ống giấy nhồi thuốc nổ để đốt cho nổ trong dịp tết nhất hoặc vui mừng. Ta cũng gọi là cây pháo —Tên một quân cờ trong lối cờ tướng. Bài Đánh cờ người của Hồ Xuân Hương có câu: » Thì quân pháo đã nổ đùng ra chiếu «— Một âm là Bào. Xem Bào.

Từ ghép 12

lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lệ thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiêu chuẩn để chiếu theo hoặc so sánh. ◎ Như: "lệ đề" thí dụ chứng minh, "cử lệ" đưa ra thí dụ, "lệ cú" câu thí dụ, "lệ như" thí dụ.
2. (Danh) Quy định, lề lối. ◎ Như: "thể lệ" , "điều lệ" , "luật lệ" .
3. (Danh) Trường hợp (ứng hợp theo một số điều kiện nào đó với những sự tình đã xảy ra, căn cứ vào điều tra hoặc thống kê). ◎ Như: "bệnh lệ" trường hợp bệnh, "án lệ" trường hợp xử án (tương tự) đã xảy ra.
4. (Tính) Thường lệ, theo thói quen, đã quy định. ◎ Như: "lệ hội" phiên họp thường lệ, "lệ giả" nghỉ phép (theo quy định).
5. (Động) So sánh. ◎ Như: "dĩ cổ lệ kim" lấy xưa sánh với nay, "dĩ thử lệ bỉ" lấy cái này bì với cái kia.
6. (Phó) Như đã quy định, chiếu theo cách thức quen thuộc, rập theo khuôn khổ. ◎ Như: "lệ hành công sự" cứ theo quy định mà làm việc, làm theo cách thức bình thường. "cật phạn, thụy giác thị mỗi nhật đích lệ hành công sự" , ăn cơm, đi ngủ rập theo thói quen hằng ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Lệ, ví. Lấy cái này làm mẫu mực cho cái kia gọi là lệ, như thể lệ , điều lệ 調, luật lệ , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thí dụ: Nêu thí dụ;
② Lệ, tiền lệ, thói quen: Dẫn chứng tiền lệ; Phá thói quen;
③ Ca, trường hợp: Ca bệnh, trường hợp bệnh (của những người đã mắc trước);
④ Thể lệ, quy tắc, ước lệ: Điều lệ; Giới thiệu ý chính và thể lệ biên soạn (một bộ sách);
⑤ Thường lệ, lệ thường, theo lệ thường.【】lệ hội [lìhuì] Hội nghị thường lệ (thường kì);【】lệ hành công sự [lìxíng gongshì] a. Làm việc công theo thường lệ; b. Lối làm việc theo hình thức;
⑥ (văn) Đều, thảy đều, tất cả đều, toàn bộ: , Binh của ông ta đều uống nước sông, tất cả đều nghe trong nước có mùi rượu (Ngũ Tử Tư biến văn). 【】 lệ giai [lìjie] (văn) Đều, thảy đều;【】lệ tổng [lìzông] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

So sánh. Td: Tỉ lệ ( lấy hai cái mà so sánh với nhau mà có kết quả so sánh ) — Sự vật tiêu biểu, có thể so sánh mà biết được các sự vật cùng loại — Cách thức quen làm từ trước. Td: Tục lệ.

Từ ghép 38

tham, đam
dān ㄉㄢ

tham

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tham .

đam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mê mải, đắm đuối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mê đắm, trầm mê. § Thông "đam" . ◇ Liệt Tử : "Phương kì đam vu sắc dã, bính thân nật, tuyệt giao du" , (Dương Chu ) Khi ông ta mê đắm vào nữ sắc rồi thì đuổi hết những người thân gần, đoạn tuyệt với bạn bè.
2. (Tính) Có vành tai to và thõng xuống. ◇ Tô Thức : "Đam nhĩ chúc kiên" (Bổ thiền nguyệt la hán tán ) Tai có vành to thõng tới vai.
3. (Danh) Tên tự của Lão Tử Lí Nhĩ . § Cũng gọi là "Lão Đam" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ đam .
② Lão Ðam tức Lão Tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai vẹt (không có vành);
② [Dan] Tên gọi khác của Lão Tử (nhà triết học Trung Quốc, khoảng thế kỉ 6 trước CN).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.