tôn, tông
zōng ㄗㄨㄥ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ tiên đời sau — Giòng họ — Một ngành đạo, hoặc một học phái — Đáng lẽ đọc Tông. Xem Tông.

Từ ghép 22

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếu thờ tổ tiên.
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" các tổ tiên, "tổ tông" tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" dòng trưởng, "tiểu tông" dòng thứ, "đồng tông" cùng họ. ◇ Tả truyện : "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" , ? (Hi Công ngũ niên ) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Uyên hề tự vạn vật chi tông" (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" và "bắc tông" .
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ : "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" , (Xuân quan , Đại tông bá ) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" một việc, "đại tông hóa vật" số hàng lớn, "án kiện tam tông" ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh : "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" , (Đại nhã , Công lưu ) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" chủ ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông tông, ông tổ nhất gọi là tổ, thứ nữa là tông. Thường gọi là tông miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là tổ tông .
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông , dòng thứ là tiểu tông , cùng họ gọi là đồng tông .
③ Chủ, như tông chỉ chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông và bắc tông .
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông , một số đồ lớn gọi là đại tông .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Dòng họ. Tục ngữ: » Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống « — Cái lí thuyết làm gốc. Xem Tông chỉ — Ta vẫn đọc là Tôn. Xem thêm Tôn.

Từ ghép 22

tổ
qū ㄑㄩ, zǔ ㄗㄨˇ

tổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây tơ mỏng và to bản
2. liên lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây thao (để đeo ấn tín ngày xưa). ◇ Sử Kí : "Tử Anh dữ thê tử tự hệ kì cảnh dĩ tổ, hàng Chỉ Đạo bàng" , (Lí Tư truyện ) Tử Anh cùng vợ con tự buộc dây thao vào cổ, đầu hàng ở đất Chỉ Đạo.
2. (Danh) Mượn chỉ chức quan. ◎ Như: "giải tổ" từ bỏ chức quan.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị vật phẩm hoặc người: bộ, nhóm, tổ. ◎ Như: "nhất tổ trà cụ" một bộ đồ trà, "phân lưỡng tổ tiến hành" chia làm hai nhóm tiến hành.
4. (Động) Cấu thành, hợp thành. ◎ Như: "tổ thành nhất đội" hợp thành một đội.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây thao, đời xưa dùng dây thao để đeo ấn, cho nên gọi người bỏ chức quan về là giải tổ .
② Liên lạc, như tổ chức liên lạc nhau lại làm một sự gì, một bộ đồ cũng gọi là nhất tổ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, tổ chức (lại): Hợp (tổ chức) thành một đội;
② Tổ, nhóm, bộ: Nhóm (tổ) đọc báo; Nhóm từ;
③ Dây thao (ngày xưa dùng để đeo ấn): Cổi bỏ dây thao (bỏ chức quan về).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây tơ — Giải mũ — Nối lại. Kết lại — Một nhóm người kết hợp lại. Td: Tiểu tổ.

Từ ghép 14

đinh
dīng ㄉㄧㄥ

đinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vá đế giày
2. miếng vá

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vá đế giày;
② Miếng vá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khâu đồ bằng da. Khâu đế giày.
tảo
zǎo ㄗㄠˇ

tảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy chỉ xâu ngọc trên mũ miện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọc trang sức có vân đẹp như hình rong nước (thủy tảo ).
2. (Danh) Vật trang sức trên mũ ngày xưa, dùng chỉ ngũ sắc xâu chuỗi ngọc mà thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy chỉ ngũ sắc xâu ngọc làm đồ trang sức mũ miện gọi là tảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chuỗi ngọc trang sức mũ miện xâu bằng chỉ ngũ sắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài ngọc có vân như rong biển.
hao, hảo, khảo
hāo ㄏㄠ, kǎo ㄎㄠˇ

hao

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi chôn người chết — Một âm là Khảo. Xem Khảo.

hảo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Hảo lí" phần mộ.
2. Một âm là "khảo". (Danh) Thức ăn khô.

Từ điển Thiều Chửu

① Hảo lí quê người chết.
② Một âm là khảo. Cá khô. Vật gì khô cũng gọi là khảo.

khảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cá khô hoặc thịt khô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Hảo lí" phần mộ.
2. Một âm là "khảo". (Danh) Thức ăn khô.

Từ điển Thiều Chửu

① Hảo lí quê người chết.
② Một âm là khảo. Cá khô. Vật gì khô cũng gọi là khảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cá khô hoặc thịt khô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn khô, lương khô.
liêm
lián ㄌㄧㄢˊ

liêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái hộp gương

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hộp đựng đồ của phụ nữ.
quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

giản thể

Từ điển phổ thông

1. quân (đơn vị đo, bằng 30 cân)
2. cái compas của thợ gốm (để nặn các đồ hình tròn)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quân (đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 30 cân): Nghìn cân treo đầu sợi tóc;
② (văn) Từ dùng để tôn xưng bề trên hay cấp trên: Chỉ thị của cấp trên gởi đến; Hỏi thăm sức khỏe bề trên; Xin ngài soi xét;
③ (văn) Vòng xoay để nặn đồ tròn;
④ (văn) Đều (dùng như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
hào
yáo ㄧㄠˊ

hào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ nhắm, thức nhắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn (thịt, cá nấu chín). ◎ Như: "mĩ tửu giai hào" rượu ngon thức ăn ngon. ◇ Nguyễn Du : "Hành nhân bão thực tiện khí dư, Tàn hào lãnh phạn trầm giang để" 便, (Thái Bình mại ca giả ) Người đi (thuyền) ăn no, thừa vứt bỏ, Cơm nguội, thức ăn dư đổ chìm xuống đáy sông.
2. Cũng viết là "hào" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ nhắm, các thứ thịt cá đem làm chín ăn gọi là hào. Nguyễn Du : Hành nhân bão thực tiện khí dư, Tàn hào lãnh phạn trầm giang để 便 Người đi (thuyền) ăn no, thừa vứt bỏ, Cơm nguội, thức ăn đổ chìm xuống đáy sông.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thức ăn (bằng thịt và cá): Thức ăn; Đồ nhắm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn nấu bằng thịt hoặc cá. Chẳng hạn Sơn hào ( món thịt rừng ).

Từ ghép 2

điếm
diàn ㄉㄧㄢˋ

điếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quán trọ, tiệm hàng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiệm, hiệu, cửa hàng. ◎ Như: "bố điếm" tiệm vải, "thương điếm" hiệu buôn, "thư điếm" tiệm sách.
2. (Danh) Nhà trọ, lữ quán. ◎ Như: "khách điếm" nhà trọ, "trụ điếm" ở nhà trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiệm, chỗ để chứa đồ cầm đồ, tục gọi nhà trọ là khách điếm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cửa) hiệu, (cửa) hàng, tiệm: Hiệu sách; Tiệm ăn; Cửa hàng bán lẻ;
② Nhà trọ: Nhà trọ; Ở (nhà) trọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ bán hàng. Cửa hàng, cửa tiệm. Cũng gọi là Điếm phố , hoặc Điếm tứ .

Từ ghép 14

hạp
ān ㄚㄋ, hé ㄏㄜˊ

hạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái hộp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái hộp. ◇ Thủy hử truyện : "Đoan Vương khai hạp tử khán liễu ngoạn khí" (Đệ nhị hồi) Đoan Vương mở hộp xem các đồ ngọc quý.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hộp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hộp: Hộp bút chì; Hộp diêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hộp để đựng đồ vật.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.