cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái trống
2. gảy đàn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái trống. ◇ Đặng Trần Côn : "Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt" (Chinh Phụ ngâm ) Tiếng trống lệnh làm rung động bóng trăng Trường Thành. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt.
2. (Danh) Trống canh.
3. (Động) Đánh trống.
4. (Động) Gảy, khua, vỗ. ◇ Trang Tử : "Hàm bộ nhi hi, cổ phúc nhi du" , (Mã đề ) Ngậm cơm mà vui, vỗ bụng rong chơi.
5. (Động) Quạt lên, cổ động.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trống.
② Ðánh trống.
③ Gảy, khua.
④ Quạt lên, cổ động.
⑤ Trống canh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống: Trống đồng; Trống canh;
② (văn) Đánh trống;
③ Đánh, gảy, khua, làm cho kêu, vỗ: Đánh đàn; Sóng vỗ vào bờ;
④ (Làm) phấn khởi lên (hăng lên), cổ vũ, cổ động, kích thích: Cổ vũ lòng hăng hái. 【cổ xúy [gưchui] a. Tuyên truyền, quảng cáo, cổ xúy; b. Thổi phồng, tán tụng, tâng bốc: Ra sức thổi phồng;
⑤ Gồ lên, phồng ra, lồi lên: Phồng mồm lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trống — Đánh trống — Gảy gõ — Làm cho chẤn Động, phấn khởi lên — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 28

thiệt
guā ㄍㄨㄚ, shé ㄕㄜˊ

thiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lưỡi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưỡi. § Lưỡi dùng để nói, nên người thông dịch gọi là "thiệt nhân" , thầy giáo (như làm nghề đi cày bằng lưỡi) gọi là "thiệt canh" .
2. (Danh) Vật có hình như cái lưỡi. ◎ Như: "hỏa thiệt" ngọn lửa, "mộc thiệt" quả lắc (trong chuông), "mạo thiệt" lưỡi trai (mũ).

Từ điển Thiều Chửu

① Lưỡi.
② Lưỡi dùng để nói, nên người nào nói nhiều gọi là nhiêu thiệt , người diễn dịch sách gọi là thiệt nhân .
③ Vật gì tròn mà rỗng trong có cựa gà cũng gọi là thiệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưỡi: Viêm lưỡi;
② Quả lắc trong chuông;
③ (Vật có hình) lưỡi gà;
④ Ngăn trong của giỏ hay sọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưỡi — Cái lưỡi gà trong loại kèn — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thiệt.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Khua lưỡi. Nghĩa bóng: Chỉ sự ăn nói giảo hoạt. ◇ Trang Tử : "Diêu thần cổ thiệt, thiện sanh thị phi" , (Đạo Chích ) Khua môi múa mỏ, chuyên đặt ra điều thị phi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khua lưỡi. Chỉ sự ăn nói huênh hoang.
thân
shēn ㄕㄣ

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói, trình bày
2. Thân (ngôi thứ 9 hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày, bày tỏ, thuật lại. ◎ Như: "thân lí" bày tỏ lí do để kêu oan. ◇ Khuất Nguyên : "Đạo trác viễn nhi nhật vong hề, nguyện tự thân nhi bất đắc" , (Cửu chương , Trừu tư ) Đạo cao xa mà ngày một mất đi hề, mong tự bày tỏ song không được.
2. (Động) Duỗi. § Thông "thân" . ◇ Diêm thiết luận : "Nãi an đắc cổ khẩu thiệt, thân nhan mi, dự tiền luận nghị thị phi quốc gia chi sự dã" , , (Lợi nghị ) Mà còn được khua miệng lưỡi, duỗi mặt mày, tham dự vào việc quốc gia luận bàn phải trái.
3. (Danh) Chi "Thân", một chi trong mười hai địa chi.
4. (Danh) Giờ "Thân", từ ba giờ đến năm giờ chiều.
5. (Danh) Tên nước, chư hầu đời Chu, nay thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Thân".
7. (Phó) Lại. ◎ Như: "thân thuyết" nói lại lần nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thân, một chi trong mười hai chi. Từ 3 giờ chiều đến năm giờ chiều gọi là giờ thân.
② Lại, như thân thuyết nói lại.
③ Ðến, như phụng thân phỉ kính kính dâng lễ mọn.
④ Duỗi, cùng nghĩa với chữ thân .
⑤ Hàng đầu các văn thư nhà quan gọi là thân.
⑥ Bạc kém phân phải chịu tiền pha thêm cho đúng số bạc gọi là thân thủy .
⑦ Tên đất.
⑧ Bầy tỏ, như thân lí người bị oan ức bày tỏ lí do để kêu oan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thân (chi thứ 9 trong 12 địa chi);
② Giờ Thân (3 đến 5 giờ chiều);
③ Trình bày, nói rõ ra: Nhắc lại một lần nữa, nhấn mạnh; Trình bày rõ lí do;
④ (văn) Duỗi ra (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lại lần nữa: Nói lại cho biết lần nữa; Nói lại lần nữa;
⑥ (văn) Từ dùng của cấp dưới khi nói với cấp trên (thời xưa): Báo cáo;
⑦ (văn) Khuyên răn, khuyên bảo: Liền ra lệnh và khuyên răn họ nhiều lần (Sử kí: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện);
⑧ (văn) Xác định rõ, rõ ràng: Tội không có chứng cứ rõ ràng (Hậu Hán thư: Đặng Chất liệt truyện);
⑨ [Shen] Nước Thân (một nước chư hầu đời Chu, nay thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc);
⑩ [Shen] Thành phố Thượng Hải (gọi tắt);
⑪ [Shen] (Họ) Thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ 9 trong Thập nhị chi — Làm cho sáng tỏ. Như chữ Thân .

Từ ghép 5

quyết
jú ㄐㄩˊ, jué ㄐㄩㄝˊ

quyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim bách thiệt (kêu được trăm thứ tiếng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim bách thiệt, chim bách thanh. § Giống chim hai bên đầu màu đen, cổ xám tro, lưng đỏ, ăn côn trùng và chim non, hót rất hay. § Còn gọi là chim "bá lao" . ◇ Thi Kinh : "Thất nguyệt minh quyết" (Bân phong , Thất nguyệt ) Tháng bảy chim bách thanh kêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Con chim bách thiệt. Có khi gọi là con bách lao nó kêu được trăm thứ tiếng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim bách thiệt, chim bách thanh, chim bách lao (kêu được trăm thứ tiếng). Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, còn gọi là Bá Lao.

tiểu thiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưỡi gà trong cổ họng
điểu
dǎo ㄉㄠˇ, diǎo ㄉㄧㄠˇ, niǎo ㄋㄧㄠˇ, què ㄑㄩㄝˋ

điểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

con chim

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim. ◇ Vương Duy : "Nguyệt xuất kinh san điểu, Thì minh xuân giản trung" , (Điểu minh giản ) Trăng ló ra làm kinh sợ những con chim núi, Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe mùa xuân.
2. (Danh) Dương vật. § Cũng như . ◇ Phùng Mộng Long : "Đại học sĩ Vạn An lão nhi âm nuy, Huy Nhân Nghê tiến hiền dĩ dược tễ thang tẩy chi, đắc vi Thứ cát sĩ, thụ ngự sử. Thì nhân mục vi tẩy điểu ngự sử" , , , . (Cổ kim đàm khái ) Đại học sĩ Vạn An già, bị liệt dương, Huy Nhân Nghê tiến người tài lấy thang thuốc tễ rửa dương vật cho, được làm Thứ cát sĩ, giữ chức ngự sử. Người đương thời coi là "ngự sử rửa chim".
3. (Danh) Tiếng tục, dùng để chửi mắng. ◇ Thủy hử truyện : "Thậm ma điểu đao! Yêu mại hứa đa tiền! Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" ! ! , , ! , (Đệ thập nhị hồi) Cái con đao đồ bỏ này ấy à! Sao đòi bán nhiều tiền thế! Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao cùn của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?

Từ điển Thiều Chửu

① Loài chim, con chim.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chim — Chỉ chung các loài chim. Một trong 214 bộ chữ cổ điển Trung Hoa, tức bộ Điểu.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí đúng. ◇ Quản Tử : "Chánh đạo quyên khí, nhi tà sự nhật trưởng" , (Lập chánh ).
2. Đường chính, đường đi chủ yếu.
3. Đường phải. ◇ Hà Cảnh Minh : "Chánh đạo hoại, tắc tà kính thành" , (Thượng tác thiên ).
4. Chánh phái, đứng đắn, thực thà, tốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu thị Tập cô nương dã thị tâm thuật chánh đạo đích" (Đệ nhất bách hồi) Chị Tập Nhân cũng là người có bụng thực thà đứng đắn.
5. Chánh thường, bình thường. ◇ Lí Cổ Hóa : "Giá lư một hữu thập ma mao bệnh, bất thị trung kết, dã bất thị thủy kết, thiệt đầu đích sắc khí dã chánh đạo" , , , (Nông thôn kì sự ).
6. Con đường dẫn đến giải thoát. § Phật giáo thuật ngữ: "Tam thừa sở hành chi đạo" . ◎ Như: "bát chính đạo" con đường tám nhánh giải thoát khỏi Khổ (s: duḥkha), là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chính đạo là một trong 37 Bồ-đề phần hay 37 giác chi (s: bodhipākṣika-dharma). Gồm: "chánh kiến" , "chánh tư duy" , "chánh ngữ" , "chánh nghiệp" , "chánh mệnh" , "chánh tinh tiến" , "chánh niệm" , "chánh định" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường phải — Tiếng nhà Phật, chỉ đường lối ngay thẳng để tu cho thành đạo. Có 8 đường lối, tức Bát chính đạo.
hại, hạt
hài ㄏㄞˋ, hé ㄏㄜˊ

hại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hãm hại
2. hại, có hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa, họa hoạn. ◎ Như: "di hại vô cùng" để hại không cùng.
2. (Danh) Chỗ hỏng, khuyết điểm.
3. (Danh) Nơi trọng yếu. ◎ Như: "yếu hại" đất hiểm yếu.
4. (Động) Làm hỏng, gây họa. ◎ Như: "hại quần chi mã" con ngựa làm hại bầy, con sâu làm rầu nồi canh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất dĩ từ hại ý" (Đệ tứ thập bát hồi) Không lấy lời làm hại ý.
5. (Động) Ghen ghét, đố kị. ◎ Như: "tâm hại kì năng" lòng ghen ghét tài năng.
6. (Động) Giết, tổn thương. ◎ Như: "sát hại" giết chết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại mục thị tả hữu, hữu tương hại chi ý" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Liền liếc mắt cho tả hữu, có ý muốn giết chết (Quan Vân Trường).
7. (Động) Mắc phải, bị. ◎ Như: "hại bệnh" mắc bệnh.
8. (Động) Cảm thấy, sinh ra. ◎ Như: "hại tu" xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha tuy hại táo, ngã tế tế đích cáo tố liễu tha, tha tự nhiên bất ngôn ngữ, tựu thỏa liễu" , , , (Đệ tứ thập lục hồi) Dù nó xấu hổ, ta sẽ rạch ròi bảo cho nó biết, nó tự nhiên không nói gì tức là yên chuyện.
9. (Tính) Có hại. ◎ Như: "hại trùng" sâu bọ có hại.
10. Một âm là "hạt". (Đại) Nào, sao. ◎ Như: "hạt cán hạt phủ" cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Thiều Chửu

① Hại, như di hại vô cùng để hại không cùng.
② Làm hại, như hại thời nghĩa là làm hại mùa làm ruộng.
③ Ghen ghét, như tâm hại kì năng lòng ghen ghét người tài, như mưu hại mưu toan làm hại, hãm hại hãm hại người ta vào nơi túng cực, v.v.
④ Chỗ đất trọng yếu gọi là nơi yếu hại nghĩa là giữ một chỗ ấy là chẹn hết lối sống của người.
⑤ Một âm là hạt. Nào, sao. Như hạt can hạt phủ cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có hại, hại cho: Nuông con tức là hại con; Di hại (để lại mối hại);
② Tai hại, tai họa: Trừ tai hại (họa) cho dân;
③ Hại: Sâu hại;
④ Làm hại, giết hại: Làm hại người ta cũng làm hại bản thân mình; Bị giết hại; Bị Đào Khiêm giết hại (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Ghen ghét: Lòng ghen ghét người tài;
⑥ Trọng yếu, lợi hại: Chỗ đất trọng yếu;
⑥ Mắc (bệnh): Mắc bệnh thương hàn;
⑥ Xấu (hổ). 【】hại tu [hàixiu] Xấu hổ, thẹn, thẹn thùng, thẹn thò, bẽn lẽn, hổ thẹn: Tôi lấy làm hổ thẹn vì sự lạc hậu của mình; Cô gái này hay thẹn lắm. Xem [hé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiệt thòi hao tổn — Gây thiệt thòi hao tổn — Quan trọng. Chẳng hạn Yếu hại. Một âm là Hạt. Xem Hạt.

Từ ghép 37

hạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa, họa hoạn. ◎ Như: "di hại vô cùng" để hại không cùng.
2. (Danh) Chỗ hỏng, khuyết điểm.
3. (Danh) Nơi trọng yếu. ◎ Như: "yếu hại" đất hiểm yếu.
4. (Động) Làm hỏng, gây họa. ◎ Như: "hại quần chi mã" con ngựa làm hại bầy, con sâu làm rầu nồi canh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất dĩ từ hại ý" (Đệ tứ thập bát hồi) Không lấy lời làm hại ý.
5. (Động) Ghen ghét, đố kị. ◎ Như: "tâm hại kì năng" lòng ghen ghét tài năng.
6. (Động) Giết, tổn thương. ◎ Như: "sát hại" giết chết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại mục thị tả hữu, hữu tương hại chi ý" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Liền liếc mắt cho tả hữu, có ý muốn giết chết (Quan Vân Trường).
7. (Động) Mắc phải, bị. ◎ Như: "hại bệnh" mắc bệnh.
8. (Động) Cảm thấy, sinh ra. ◎ Như: "hại tu" xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha tuy hại táo, ngã tế tế đích cáo tố liễu tha, tha tự nhiên bất ngôn ngữ, tựu thỏa liễu" , , , (Đệ tứ thập lục hồi) Dù nó xấu hổ, ta sẽ rạch ròi bảo cho nó biết, nó tự nhiên không nói gì tức là yên chuyện.
9. (Tính) Có hại. ◎ Như: "hại trùng" sâu bọ có hại.
10. Một âm là "hạt". (Đại) Nào, sao. ◎ Như: "hạt cán hạt phủ" cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Thiều Chửu

① Hại, như di hại vô cùng để hại không cùng.
② Làm hại, như hại thời nghĩa là làm hại mùa làm ruộng.
③ Ghen ghét, như tâm hại kì năng lòng ghen ghét người tài, như mưu hại mưu toan làm hại, hãm hại hãm hại người ta vào nơi túng cực, v.v.
④ Chỗ đất trọng yếu gọi là nơi yếu hại nghĩa là giữ một chỗ ấy là chẹn hết lối sống của người.
⑤ Một âm là hạt. Nào, sao. Như hạt can hạt phủ cái nào giặt cái nào không.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cái nào (dùng như , bộ ): ? Cái nào giặt cái nào không? (Thi Kinh: Chu Nam, Cát đàm). Xem [hài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao chẳng, sao không? — Một âm là Hại. Xem Hại.
đài
tāi ㄊㄞ, tái ㄊㄞˊ

đài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rêu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rêu. § Một loài thực vật nở hoa ngầm, mọc ở các cây cổ thụ, các chỗ đất ướt hay trên tảng đá, có thứ xanh nhạt, có thứ xanh ngắt, rễ lá rất nhỏ. Bài thơ Quách Phác tặng Ôn Kiệu có câu: "Cập nhĩ xú vị, dị đài đồng sầm" , Xét đến mùi mẽ, rêu khác mà cùng núi. Vì thế hai người khác họ, kết làm anh em, gọi là "đài sầm" . ◇ Nguyễn Du : "Lạc hoa vô số hạ thương đài" (Đối tửu ) Bao nhiêu là hoa rụng trên rêu xanh.
2. (Danh) Bệnh ban. ◎ Như: "thiệt đài" ban lưỡi. Sốt thì lưỡi ban, thầy thuốc nhờ đó xem biết được bệnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Rêu.
② Cũng là một loài thực vật nở hoa ngầm, mọc ở các cây cổ thụ, các chỗ đất ướt hay trên tảng đá, có thứ xanh nhạt, có thứ xanh ngắt, rễ lá rất nhỏ không phân biệt được, trông ở ngoài như cây rêu. Bài thơ Quách Phác tặng Ôn Kiệu có câu rằng: Cập nhĩ xú vị, dị đài đồng sầm xét đến mùi mẽ rêu khác mà cùng núi. Vì thế hai người khác họ, kết làm anh em, gọi là đài sầm .
③ Ban. Như thiệt đài ban lưỡi. Sốt thì lưỡi ban, thầy thuốc nhờ đó xem biết được bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Rêu: Rêu; Rêu biển; Rêu xanh; Hòn đá lăn không mọc rêu. Xem [tai].

Từ điển Trần Văn Chánh

Bựa lưỡi, rêu lưỡi, ban lưỡi. Cg. [shétai]. Xem [tái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây rêu. Loài rêu.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.