đức
dé ㄉㄜˊ

đức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đạo đức, thiện
2. ơn, ân
3. nước Đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
2. (Danh) Phẩm hạnh, tác phong. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển" , . (Nhan Uyên ) Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống.
3. (Danh) Ơn, ân huệ, ân trạch. ◎ Như: "dĩ oán báo đức" lấy oán trả ơn. ◇ Luận Ngữ : "Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức" : , ? : ? , (Hiến vấn ) Có người hỏi: Lấy đức báo oán, nên không? Khổng Tử đáp: Thế gì lấy gì báo đức? Cứ chính trực mà báo oán, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.
4. (Danh) Ý, lòng tin, tâm ý. ◎ Như: "nhất tâm nhất đức" một lòng một ý, quyết tâm không đổi, "li tâm li đức" chia lòng rẽ ý (không đồng tâm hợp tác).
5. (Danh) Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. ◎ Như: mùa xuân gọi là "thịnh đức tại mộc" , mùa hè gọi là "thịnh đức tại hỏa" .
6. (Danh) Tên nước "Đức-ý-chí" thường gọi tắt là nước "Đức" (tiếng Anh: Federal Republic of Germany).
7. (Danh) Họ "Đức".
8. (Động) Cảm ơn, cảm kích. ◇ Liêu trai chí dị : "Chủ nhân văn nhi đức chi, tặng kim ngũ lạng, úy chi sử quy" , , 使 (Vương Thành ) Người chủ quán nghe thế rất biết ơn (Vương Thành), tặng cho năm lạng vàng, an ủi bảo về.
9. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "đức chính" chính trị tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðạo đức. Cái đạo để lập thân gọi là đức. Như đức hạnh , đức tính , v.v.
② Thiện. Làm thiện cảm hóa tới người gọi là đức chính , đức hóa .
③ Ơn. Như túy tửu bão đức ơn cho no say rồi, vì thế nên cảm ơn cũng gọi là đức.
④ Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. Như mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc , mùa hè gọi là thịnh đức tại hỏa , v.v. Tên nước Ðức-ý-chí thường gọi tắt là nước Ðức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đức hạnh, đức tính, đạo đức: Đạo đức; Đức tính chung;
② Lòng: Một lòng một dạ;
③ Ân huệ, ơn đức: Mang ơn huệ; Lấy oán trả ơn, ăn mật trả gừng, ăn sung trả ngái;
④ [Dé] (Họ) Đức;
⑤ [Dé] Nước Đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng tính tình — Ơn huệ — Điều may mắn được hưởng. Chẳng hạn Phúc đức — Tên nước ở Âu châu, tức nước Đức ( germany ) — Tên người, tức Trịnh Hoài Đức, Công thần thời Nguyễn sơ, sinh 1765, mất 1825, hiệu là Cấn Trai, Tổ tiên là người Phúc Kiến Trung Hoa di cư tới vùng Trấn Biên ( Biên Hòa ), thi đậu năm 1788, theo giúp Nguyễn Ánh có công, trải thờ hai triều Gia Long và Minh Mệnh, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, năm 1802 có đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm có Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi tập. Ông còn là một trong Gia định Tam gia thi — Tên người, tức Nguyễn Quý Đức sinh 1648, mất 1730, người xã Tây mỗ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông Bắc phần Việt Nam đậu Bảng nhãn năm 1676, tức Vĩnh Trị nguyên niên đời Lê Hi Tông, làm quan tới Binh bộ Thượng thư, tước Liêm Quận Công, có đi sứ Trung Hoa năm 1690. Ông từng phụng mệnh vua, cùng với Lê Hi, soạn bộ Đại Việt sử kí tục biên.

Từ ghép 36

sa
shā ㄕㄚ

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh thổ tả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh trúng nắng, bệnh mụt có mủ, bệnh hoắc loạn vừa nôn mửa vừa tả lị, v.v. § Tục gọi bệnh lâm chẩn (lên sởi) là "sa tử" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh sa, một thứ bệnh như bệnh hoắc loạn, nguyên do ăn uống bẩn thỉu thành ra thổ tả, chân tay lạnh giá gọi là bệnh sa, có thể truyền nhiễm được.
② Tục gọi lên sởi là sa tử . Xem chữ lâm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh sa (chỉ những bệnh cấp tính như tả, đau bụng, viêm ruột, cảm nắng v.v...);
② 【】sa tử [shazi] (đph) Bệnh sởi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh tiêu chảy.

Từ ghép 2

hưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ, xiàng ㄒㄧㄤˋ

hưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ấu trùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên một loài sâu, giống như tằm mà lớn hơn. § Còn gọi là: "địa dũng" , "tri thanh trùng" .
2. § Thông "hưởng" .
3. "Hật hưởng" : (Động) Truyền ra, rải ra, tán bố (thường dùng cho âm thanh, hơi khí). ◇ Tả Tư : "Quang sắc huyễn hoảng, phương phức hật hưởng" , (Ngô đô phú ) Ánh sáng rực rỡ, hương thơm tỏa ra.
4. "Hật hưởng" : (Tính) Liên miên, không dứt. ◇ Trữ Nhân Hoạch : "Nữ sanh thất tử, tam giáp bảng, tứ hiếu liêm, trâm hốt hật hưởng bất tuyệt" , , , (Lâm Phương Bá thiếp ) Nàng sinh bảy con, ba con đỗ tiến sĩ, bốn con đỗ cử nhân, cài trâm cầm hốt (giữ chức quan triều đình) liên miên không dứt.
5. "Hật hưởng" : (Động) Thần linh cảm ứng.
6. "Hật hưởng" : (Tính) Xa tít, thăm thẳm, phiêu hốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hật hưởng các loài sâu sinh ở chỗ ẩm thấp như con nhặng, con muỗi, v.v. Vì các loài ấy rất nhiều mà lại hay xúm vào chỗ tối, cho nên nói về sự hưng thịnh cũng gọi là hật hưởng, trong chốn u minh phảng phất như có tiếng cũng gọi là hật hưởng.

Từ điển Trần Văn Chánh

】hật hưởng [xìxiăng] Các loài ruồi muỗi. (Ngb) 1. Sự hưng thịnh; 2. Chốn u minh phảng phất như có tiếng u u.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài sâu giống như con tằm nhưng lớn hơn nhiều, sống ở dưới đất.
trướng
cháng ㄔㄤˊ, zhàng ㄓㄤˋ

trướng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phình ra, trương ra
2. tăng giá
3. nước dâng lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) To lên, dãn ra, phình ra. ◎ Như: "bành trướng" mở căng ra, "nhiệt trướng lãnh súc" nóng dãn lạnh co.
2. (Tính) Đầy, nặng bụng (vì ăn no quá có cảm giác khó chịu). ◎ Như: "phúc trướng" bụng đầy.
3. (Tính) Sưng, phù. ◎ Như: "thũng trướng" sưng phù. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân khởi lai, tiện giác thân thể phát trọng, đầu đông mục trướng, tứ chi hỏa nhiệt" , 便, , (Đệ thập cửu hồi) Tập Nhân dậy, thấy người khó chịu, đầu nhức, mắt húp, chân tay nóng bức.

Từ điển Thiều Chửu

① Trương. Bụng đầy rán lên gọi là phúc trướng . Nề sưng gọi là thũng trướng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Bụng no) căng ra, trương lên: Bụng trường đầy; Sưng phù; Ăn nhiều quá căng bụng ra;
② Đầy: Tôi thấy hơi đầy bụng;
③ Choáng, khó chịu: Chóng mặt choáng đầu;
④ Sưng, tấy: Ngón tay sưng (tấy) lên;
⑤ Dãn:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụng lớn ra. Bụng chương lên — Phình lớn lên.

Từ ghép 3

cảm
gǎn ㄍㄢˇ

cảm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gan dạ, dám, bạo dạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gan dạ, không sợ hãi. ◎ Như: "dũng cảm" gan dạ.
2. (Phó) Bạo dạn, dám. ◎ Như: "cảm tác cảm đương" dám làm dám chịu.
3. (Phó) Xin, mạo muội (khiêm từ). ◎ Như: "cảm vấn" xin hỏi, "cảm thỉnh giới thiệu" xin mạo muội giới thiệu.
4. (Phó) Há, sao. § Dùng như "khởi" . ◇ Tả truyện : "Nhược đắc tòng quân nhi quy, cố thần chi nguyện dã. Cảm hữu dị tâm" , , (Chiêu Công tam thập niên ) Nếu được theo quân mà về, vốn là niềm mong ước của thần. Há đâu lại có lòng khác.
5. (Phó) Có lẽ, chắc là. ◇ Thủy hử truyện : "Bất thị ngã, nhĩ cảm thác nhận liễu" , (Đệ ngũ thập tam hồi) Không phải tôi, có lẽ ông nhìn lầm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiến lên, như dũng cảm mạnh bạo tiến lên.
② Bạo dạn, như cảm tác cảm vi bạo dạn mà làm không e sợ chi.
③ Dám, như yên cảm cố từ sao dám cố từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dũng cảm, can đảm, cả gan;
② Dám: Dám nghĩ, dám làm;
③ (đph) Có lẽ, hay là: Có lẽ anh ấy đến đấy;
④ (văn) Xin, dám (lời nói khiêm) : Xin hỏi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dám. Dám làm, không sợ gì — Cũng là tiếng nhún nhường khi nói về sự mạo muội của mình.

Từ ghép 5

dược, địch
dí ㄉㄧˊ, tì ㄊㄧˋ, yuè ㄩㄝˋ

dược

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Dược .

địch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhảy nhót
2. nét móc (khi viết)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy.
2. (Động) Đá. ◇ Đoàn Thành Thức : "Thường ư Phúc Cảm tự địch cúc" (Dậu dương tạp trở ) Thường ở chùa Phúc Cảm đá cầu.
3. (Động) Đập, gõ.
4. (Tính) "Địch địch" : (1) Dáng nhảy nhót. (2) Dáng qua lại.
5. (Danh) Trong thư pháp, nét móc lên gọi là "địch".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhảy nhót.
② Nét móc, phép viết chữ, nét móc lên gọi là địch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhảy nhót;
② Nét móc (trong chữ Hán).
dản, gián, giản, nhàn
xiàn ㄒㄧㄢˋ

dản

phồn thể

Từ điển phổ thông

cứng cỏi, dũng cảm

gián

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Oai võ, mạnh mẽ.
2. (Tính) Khoan đại.
3. Một âm là "gián". (Động) Dò xét, rình. § Thông "gián" .
4. Một âm là "nhàn". § Thông "nhàn" .

giản

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Oai võ, mạnh mẽ.
2. (Tính) Khoan đại.
3. Một âm là "gián". (Động) Dò xét, rình. § Thông "gián" .
4. Một âm là "nhàn". § Thông "nhàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cứng cỏi. Tả cái dáng oai võ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mạnh mẽ, vũ đũng — Đẹp đẽ — Tên người, tức Nguyễn Tư Giản, sinh 1823, mất 1890, trước tên là Văn Phú, tự là Tuân Thúc, người phủ Từ sơn tỉnh Bắc Ninh, đậu Tiến sĩ năm 1884, Thiệu trị thứ 4, trải thờ ba đời Thiệu, Trị, Tự đức và Đồng khánh, làm quan tới chức Tổng đốc, từng giữ chức Phó sứ sang Trung Hoa năm 1868. Tác phẩm bằng chữ Hán có Thạch Nông thi văn tập, Thạch nông tùng thoại và Yên thiều thi thảo.

nhàn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Oai võ, mạnh mẽ.
2. (Tính) Khoan đại.
3. Một âm là "gián". (Động) Dò xét, rình. § Thông "gián" .
4. Một âm là "nhàn". § Thông "nhàn" .
huyền
xuán ㄒㄩㄢˊ

huyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. còn lại, tồn lại
2. sai, cách biệt
3. treo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo, treo lơ lửng. ◎ Như: "huyền hồ tế thế" treo trái bầu cứu đời (làm nghề chữa bệnh). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cống toại sát Đoàn Khuê, huyền đầu ư mã hạng hạ" , (Đệ tam hồi) (Mẫn) Cống bèn giết Đoàn Khuê, treo đầu dưới cổ ngựa.
2. (Động) Lo nghĩ canh cánh không yên. ◎ Như: "huyền niệm" lo nghĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "A thúc lạp cố đại cao, hạnh phục cường kiện, vô lao huyền cảnh" , , (Phiên Phiên ) Ông chú, cố nhiên tuổi tác đã cao, nhưng may vẫn còn mạnh khoẻ, (mình) không phải nhọc lòng lo lắng.
3. (Động) Công bố. ◎ Như: "huyền thưởng" treo giải thưởng.
4. (Tính) Cheo leo, lơ lửng trên cao. ◎ Như: "huyền nhai" sườn núi dốc đứng, "huyền bộc" thác nước cheo leo.
5. (Tính) Dở dang, không dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được. ◎ Như: "huyền án" vụ xét xử tạm đình lại, chưa kết thúc.
6. (Tính) Cách xa.
7. (Tính) Sai biệt, khác nhau rất nhiều. ◎ Như: "huyền thù" chênh lệch, khác nhau rất nhiều. ◇ Liêu trai chí dị : "Phong lự thế phận huyền thù, khủng tương bất toại" , (Mai nữ ) Phong lo gia thế quá chênh lệch, sợ (cầu hôn) sẽ không thành.
8. (Phó) Không thật, không có căn cứ. ◎ Như: "huyền tưởng" tưởng tượng vu vơ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tính ngãi trệ, đa sở vị thậm dụ, an cảm huyền đoán thị thả phi da" , , (Phục Đỗ Ôn Phu thư ) Tính tôi ngu dốt trì độn, nhiều điều còn chưa hiểu rõ, đâu dám đoán mò điều phải lẽ trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, treo thằng lẵng giữa khoảng không gọi là huyền.
② Sự gì không có dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được gọi là huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo, treo lủng lẳng, bỏ lửng: Việc đó còn bỏ lửng ở đấy;
② Lơ lửng (không dính vào đâu);
③ Cách xa, chênh lệch: Cách biệt xa xôi; Chênh lệch rất xa;
④ Nhớ nhung;
⑤ (đph) Nguy hiểm: ! Ban đêm một mình đi đường rừng, nguy hiểm lắm!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Treo lên — Treo mắc, ràng buộc — Chơi vơi, không bám víu vào đâu.

Từ ghép 15

hạc
hè ㄏㄜˋ

hạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim hạc, con sếu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim hạc, sếu. ◇ Nguyễn Trãi : "Viên hạc tiêu điều ý phỉ câm" (Khất nhân họa Côn Sơn đồ ) Vượn và hạc tiêu điều, cảm xúc khó cầm.
2. (Danh) Họ "Hạc".
3. (Tính) Bạc, trắng. ◇ Dữu Tín : "Hạc phát kê bì, bồng đầu lịch xỉ" , (Trúc trượng phú ) Tóc bạc da mồi, đầu bù răng thưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim hạc, sếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(động) Hạc, sếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một giống chim thuộc loài cò, hình dáng thanh nhã, bay cao. Ta cũng gọi là chim bạc.

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Vợ của chư hầu. ◇ Tả truyện : "Thập hữu nhị nguyệt ất mão, phu nhân Tử Thị hoăng" , (Ẩn Công nhị niên ) Tháng mười hai năm Ất Mão, phu nhân Tử Thị mất.
2. Thiếp của thiên tử. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử hữu hậu, hữu phu nhân, hữu thế phụ, hữu tần, hữu thê, hữu thiếp" , , , , , (Khúc lễ hạ ).
3. Phong hiệu của mệnh phụ.
4. Tiếng tôn xưng đối với vợ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phu nhân trị nội" (Tinh dụ ) Phu nhân lo liệu việc trong nhà.
5. Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Sử Kí : "Thử nhân bạo ngược ngô quốc tướng, vương huyền cấu kì danh tính thiên kim, phu nhân bất văn dữ, hà cảm lai thức chi dã?" , , , (Nhiếp Chánh truyện ) Người này hành hung giết tướng quốc nước ta, nhà vua treo giải ai biết được tên họ nó thì thưởng nghìn vàng, bà không nghe hay sao, lại dám đến đây nhận mặt nó?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vợ nhỏ của vua thiên tử — Vợ của vua chư hầu — Vợ của quan đại phu được sắc phong của vua — Tiếng tôn xưng người đàn bà đã có chồng — Cũng là tiếng tôn xưng các bà vợ quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phu nhân khen chước rất mầu, chiều con mới dạy mặc dầu ra tay «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.