tích, tịch
pì ㄆㄧˋ

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hẹp hòi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp, vắng vẻ, hẻo lánh. ◎ Như: "hoang tích" nơi hoang hủy hẹp hòi. ◇ Nguyễn Trãi : "Cung dư tích địa bán trăn kinh" (Thứ vận Hoàng môn thị lang ) Đất hẻo lánh hơn một cung, phân nửa là gai góc.
2. (Tính) Kì, lạ, khác thường. ◎ Như: "quái tích" quái lạ, khác thường.
3. (Tính) Tà, xấu, bất chánh. ◎ Như: "tà tích" tà xấu, không hợp đạo phải. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cập như kim sảo minh thì sự, hựu khán liễu ta tà thư tích truyện" , (Đệ nhị thập cửu hồi) Bây giờ (Bảo Ngọc) đã biết chút mùi đời, lại được xem vài sách truyện nhảm nhí.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp, cái gì không phải là các bực chính đính thông đạt cùng noi gọi là tích , như hoang tích nơi hoang hủy hẹp hòi, văn chương dùng chữ điển tích quái quỷ người ta ít biết gọi là quái tích , tà tích , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vắng, vắng vẻ, hẻo lánh: Bản làng hẻo lánh; Nơi hoang vu hẻo lánh, nơi hẻo lánh xa xôi;
② Ít thấy, hiếm thấy, tính kì quặc: Chữ ít thấy; Tính nết kì quặc.

Từ ghép 6

tịch

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi hẻo lánh — Nghiêng xéo, không ngay thẳng.

Từ ghép 7

tạm
zàn ㄗㄢˋ

tạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

tạm thời

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Trong một thời gian ngắn, không lâu. ◎ Như: "tạm trú" ở tạm. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương sanh bình vị lịch phong sương, ủy đốn bất kham, nhân tạm hưu lữ xá" , , (Vương Thành ) Vương xưa nay chưa từng trải sương gió, vất vả không chịu nổi, nên tạm nghỉ ở quán trọ.
2. (Phó) Hãy, cứ hãy. ◇ Lí Bạch : "Tạm bạn nguyệt tương ảnh, Hành lạc tu cập xuân" , (Nguyệt hạ độc chước ) Hãy cứ làm bạn trăng với bóng, Vui chơi cho kịp mùa xuân.
3. (Phó) Mới, vừa mới. ◇ Hàn Hoành : "Hiểu nguyệt tạm phi thiên thụ lí, Thu hà cách tại sổ phong tây" , 西 (Túc kí ấp san trung 宿) Trăng sớm vừa bay trong nghìn cây, Sông thu đã cách mấy non tây.
4. (Phó) Bỗng, thốt nhiên. ◇ Sử Kí : "Quảng tạm đằng nhi thượng Hồ nhi mã" (Lí tướng quân truyện ) (Li) Quảng bỗng nhảy lên ngựa của tên Hung Nô.

Từ điển Thiều Chửu

① Chốc lát, không lâu, như tạm thì .
② Bỗng (thốt nhiên).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạm (thời), không lâu, trong thời gian ngắn: Việc này tạm gác lại; Ở tạm.【】tạm thả [zànqiâ] Tạm, khoan: Anh ở tạm cơ quan vài hôm, đợi phân phối công tác rồi sẽ sắp xếp nhà ở; Đó là chuyện sau này, hãy khoan nhắc đến;【】tạm thời [zànshí] tạm thời: Khó khăn tạm thời; Hiện tượng tạm thời;
② (văn) Bỗng, thốt nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không lâu, trong chốc lát — Cho qua một thời gian ngắn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân « — Ta còn hiểu là gần được, gần xong. Đoạn trường tân thanh có câu: » Việc nhà tạm thong dong «.

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Phù hiệu đối chiếu để làm chứng.
2. Chấp nhận được, nhận khả.
3. Chỉ ấn hoa thuế phiếu. ◇ Lỗ Tấn : "Hữu thư xuất bản, tối hảo thị lưỡng diện đính lập hợp đồng, tái do tác giả phó cấp ấn chứng, thiếp tại mỗi bổn thư thượng" , , , (Thư tín tập , Trí đường thao ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu in làm bằng cớ.
lục
lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sao chép. ◎ Như: "đằng lục" sao chép sách vở. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, lục thư vị tuất nghiệp nhi xuất, phản tắc Tiểu Tạ phục án đầu, thao quản đại lục" , , (Tiểu Tạ ) Một hôm, sinh chép sách chưa xong, có việc ra đi, lúc trở về thấy Tiểu Tạ cắm cúi trên bàn đang cầm bút chép thay.
2. (Động) Ghi lại. ◇ Xuân Thu : "Xuân Thu lục nội nhi lược ngoại" (Công Dương truyện ) Kinh Xuân Thu chép việc trong nước mà ghi sơ lược việc nước ngoài.
3. (Động) Lấy, chọn người, tuyển dụng. ◎ Như: "lục dụng" tuyển dụng, "phiến trường túc lục" có chút sở trường đủ lấy dùng, "lượng tài lục dụng" cân nhắc tài mà chọn dùng.
4. (Danh) Sổ bạ, thư tịch ghi chép sự vật. ◎ Như: "ngữ lục" quyển sách chép các lời nói hay, "ngôn hành lục" quyển sách chép các lời hay nết tốt của người nào, "đề danh lục" quyển vở đề các tên người.
5. (Danh) Họ "Lục".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao chép. Như biên chép sách vở, chuyên công việc sao chép gọi là đằng lục .
② Ghi chép. Như kinh Xuân Thu nói lục nội nhi lược ngoại chỉ ghi chép việc trong nước mà lược các việc nước ngoài.
③ Một tên để gọi sách vở. Như ngữ lục quyển sách chép các lời nói hay, ngôn hành lục quyển sách chép các lời hay nết tốt của người nào, v.v. Sổ vở cũng gọi là lục. Như đề danh lục quyển vở đề các tên người.
④ Lấy, chọn người chọn việc có thể lấy được thì ghi chép lấy gọi là lục. Như phiến trường túc lục có chút sở trường đủ lấy, lượng tài lục dụng cân nhắc tài mà lấy dùng, v.v.
⑤ Coi tất cả, phép quan ngày xưa có chức lục thượng thư sự là chức quan đứng đầu các quan thượng thư, cũng như chức tổng lí quốc vụ bây giờ.
⑥ Thứ bậc.
⑦ Bó buộc.
⑧ Sắc loài kim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh của vàng ( kim loại quý ) — Ghi chép vào sổ sách — Sao chép.

Từ ghép 38

sách
cè ㄘㄜˋ

sách

phồn thể

Từ điển phổ thông

quyển sách, sổ

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Bài văn sách mệnh. Như vua phong tước cho ai gọi là sách phong .
Bản sách, một quyển sách gọi là sách, cũng có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sổ: Sổ hộ khẩu, hộ tịch;
② Sách: Cuốn sách nhỏ; Danh sách;
③ Cuốn, quyển: Trọn bộ mười quyển;
④ Hiệu lệnh của vua để ban cho những tước cao quý: Phong tước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẻ tre viết chữ ( đời xưa chưa có giấy, phải viết vào thẻ tre ) — Giấy có chữ viết đóng thành tập. Ta cũng gọi là cuốn sách, truyện Nhị độ mai có câu: » Vui lòng đèn sách nghỉ tay văn bài « — Lệnh vua viết ra giấy.

Từ ghép 6

kiêm
jiān ㄐㄧㄢ

kiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

lụa nhũn (xưa dùng để viết)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa nhũn, lụa mịn. § Ngày xưa dùng để viết hay vẽ. ◎ Như: "kiêm tương" lụa mịn dùng để viết, thường mượn chỉ sách vở, "kiêm tố" lụa mịn trắng dùng cho thư họa. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiêm chi tính hoàng, nhiễm chi dĩ đan tắc xích" , (Tề tục ) Bản chất của lụa mịn có màu vàng, đem nhuộm đỏ thì sẽ đỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa nhũn, ngày xưa dùng để viết nên gọi sách vở là kiêm tương hay kiêm tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lụa mịn, lụa nhũn (ngày xưa dùng để viết): hay Sách vở (viết trên lụa mịn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa tốt, mình dày mặt mịn.
kiền
jiān ㄐㄧㄢ, jiǎn ㄐㄧㄢˇ, qián ㄑㄧㄢˊ

kiền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dáng trâu đi khoẻ mạnh
2. (tên đất)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thiến. ◇ Tề thị yếu thuật : "Lục thập nhật hậu kiền" (Dưỡng trư ) Sáu mươi ngày sau thì thiến.
2. (Danh) Trâu, bò bị thiến.
3. (Danh) Tên đất.
4. (Danh) "Kiền trùy" tiếng Phạn, các thứ như chuông, khánh, mõ, mộc bản đánh làm hiệu ở trong chùa.
5. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Mục Kiền Liên" đức Mục Kiền Liên, đệ tử Phật .

Từ điển Thiều Chửu

① Tả cái thế trâu đi khỏe mạnh.
② Tên đất.
③ Kiền trùy tiếng Phạm, các thứ như chuông, khánh, mõ, mộc bản đánh làm hiệu ở trong chùa đều gọi là kiền trùy.
④ Tên người, như Mục Kiền Liên đức Mục Kiền Liên, đệ tử Phật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con trâu (hoặc bò) thiến.【】kiền ngưu [jianniú] Bò đực, bò thiến;
② 【】kiền trùy [jianzhui] (Phạn ngữ) Chỉ chung các đồ chuông, khánh, mõ... trong nhà chùa;
③ [Jian] Tên đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con trâu con bò đực đã bị thiến.
thiêm, tiêm
qiān ㄑㄧㄢ

thiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viết chữ lên thẻ tre làm dấu hiệu
2. đề tên, ký tên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thẻ, cái xăm, các đình chùa dùng để cho người xóc mà xem xấu tốt. ◎ Như: "trừu thiêm" rút xăm, "cầu thiêm" xin xăm.
2. (Danh) Thẻ dùng làm dấu. ◎ Như: "thư thiêm" cái làm dấu trong sách, "tiêu thiêm" cái thẻ đặt bên cạnh thương phẩm để thông tin vắn tắt (chủng loại, hình thức, giá cả...).
3. (Danh) Que nhọn, mũi nhọn làm bằng tre, gỗ... dùng để xỉa, móc, khảy, v.v. § Thông . ◎ Như: "nha thiêm" tăm xỉa răng, "trúc thiêm" tăm tre.
4. (Danh) Một thứ dụng cụ khắc số điểm để chơi cờ bạc.
5. (Danh) Nhật Bản gọi xổ số là "phú thiêm" nghĩa là rút số để phân được thua vậy. Cuối đời nhà Thanh cho quan được xổ số để lấy lời gọi là "thiêm quyên" .
6. (Động) Xâu, lấy kim xâu suốt vật gì gọi là "thiêm".
7. § Cùng nghĩa với chữ "thiêm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ thiêm nghĩa là viết chữ lên trên cái thẻ tre đề làm dấu hiệu.
② Nhọn, xâu. Lấy kim xâu suốt vật gì gọi là thiêm.
③ Nhật Bản gọi sự sổ số là phú thiêm nghĩa là rút số để phân được thua vậy. Cuối đời nhà Thanh cho quan được xổ số để lấy lời gọi là thiêm quyên .
④ Cái thẻ, các đình chùa dùng để cho người xóc mà xem xấu tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như nghĩa ③, ④, ⑤.

Từ ghép 1

tiêm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ tre — Thẻ xâm, thẻ tre dùng để xin quẻ bói ở đền chùa.
huyết
xiě ㄒㄧㄝˇ, xuè ㄒㄩㄝˋ

huyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

máu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Máu.
2. (Danh) Nước mắt. ◇ Lí Lăng : "Thiên địa vị Lăng chấn nộ, Chiến sĩ vị Lăng ẩm huyết" , (Đáp Tô Vũ thư ) Trời đất vì Lăng mà rúng động giận dữ, Chiến sĩ vì Lăng mà nuốt lệ.
3. (Động) Nhuộm máu. ◇ Tuân Tử : "Binh bất huyết nhận" (Nghị binh ) Quân không nhuộm máu vũ khí.
4. (Tính) Có quan hệ máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "huyết thống" cùng dòng máu, "huyết thân" thân thuộc ruột rà (cùng máu mủ), "huyết tộc" bà con ruột thịt, "huyết dận" con cháu, "huyết thực" được hưởng cúng tế bằng muông sinh.
5. (Tính) Cương cường, nhiệt liệt, hăng say, hết lòng, hết sức. ◎ Như: "huyết tính nam nhi" đàn ông con trai cương cường, hăng hái, "huyết tâm" lòng hăng hái, nhiệt liệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Máu.
② Giết muông để cúng tế. Như huyết thực được hưởng cúng tế bằng muông sinh.
③ Máu là một chất rất cốt yếu cho mình người, cho nên họ cùng một chi gọi là huyết tộc , con cháu gọi là huyết dận .
④ Máu mắt. Khóc vãi máu mắt ra gọi là khấp huyết .
⑤ Hết lòng hết sức mà làm. Như huyết chiến hết sức đánh. Ðãi người nồng nàn gọi là huyết tâm . Tài sản kiếm khổ mới được nên gọi là huyết bản .

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Máu, xương máu: Chảy một ít máu; Bài học xương máu. Xem [xuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máu, tiết: Chảy máu; Tiết gà;
② Máu mủ, ruột thịt;
③ Cương cường, hết lòng hết sức: Huyết chiến, chiến đấu cương cường. Xem [xiâ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Máu — Chỉ nước mắt. Td: Ẩm huyết (nuốt lệ) — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 54

hoạt, việt
huó ㄏㄨㄛˊ, yuè ㄩㄝˋ

hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi, "việt tường nhi tẩu" leo qua tường mà chạy.
2. (Động) Trải qua. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn.
3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎ Như: "việt quyền" vượt quyền.
4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎ Như: "vẫn việt" xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎ Như: "tinh thần phóng việt" tinh thần phát dương.
6. (Tính) Du dương. ◎ Như: "kì thanh thanh việt " tiếng của nó trong trẻo du dương.
7. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt".
8. (Danh) Giống "Việt", ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là "Bách Việt" . ◎ Như: giống "Âu Việt" thì ở Chiết Giang , "Mân Việt" thì ở Phúc Kiến , "Dương Việt" thì ở Giang Tây 西, "Nam Việt" thì ở Quảng Đông , "Lạc Việt" thì ở nước ta, đều là "Bách Việt" cả. § Có khi viết là .
9. (Danh) Tên riêng của tỉnh "Chiết Giang" .
10. (Danh) Họ "Việt".
11. (Phó) "Việt... việt..." ... ... càng... càng... ◎ Như: "thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích" thời gian càng lâu càng rõ rệt.
12. Một âm là "hoạt". (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt.
② Rơi đổ. Như vẫn việt xô đổ, nói việc hỏng mất.
③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt . Như giống Âu Việt thì ở Chiết Giang , Mân Việt thì ở Phúc Kiến , Dương Việt thì ở Giang Tây 西, Nam Việt thì ở Quảng Đông , Lạc Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là .
⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây đàn sắt rỗng đáy thời xưa — Một âm khác là Việt. Xem Việt.

việt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt quá
2. nước Việt
3. họ Việt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi, "việt tường nhi tẩu" leo qua tường mà chạy.
2. (Động) Trải qua. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn.
3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎ Như: "việt quyền" vượt quyền.
4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎ Như: "vẫn việt" xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎ Như: "tinh thần phóng việt" tinh thần phát dương.
6. (Tính) Du dương. ◎ Như: "kì thanh thanh việt " tiếng của nó trong trẻo du dương.
7. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt".
8. (Danh) Giống "Việt", ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là "Bách Việt" . ◎ Như: giống "Âu Việt" thì ở Chiết Giang , "Mân Việt" thì ở Phúc Kiến , "Dương Việt" thì ở Giang Tây 西, "Nam Việt" thì ở Quảng Đông , "Lạc Việt" thì ở nước ta, đều là "Bách Việt" cả. § Có khi viết là .
9. (Danh) Tên riêng của tỉnh "Chiết Giang" .
10. (Danh) Họ "Việt".
11. (Phó) "Việt... việt..." ... ... càng... càng... ◎ Như: "thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích" thời gian càng lâu càng rõ rệt.
12. Một âm là "hoạt". (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt.
② Rơi đổ. Như vẫn việt xô đổ, nói việc hỏng mất.
③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt . Như giống Âu Việt thì ở Chiết Giang , Mân Việt thì ở Phúc Kiến , Dương Việt thì ở Giang Tây 西, Nam Việt thì ở Quảng Đông , Lạc Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là .
⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vượt: Vượt núi băng ngàn; Vượt quyền;
② Sôi nổi: Âm thanh sôi nổi;
③ Càng... càng...: Đầu óc càng dùng càng minh mẫn.【】việt phát [yuèfa] a. Càng...: Sau Trung thu, trời càng mát; b. Càng... thêm, càng... hơn: Càng thêm kiên định ; Trời càng tối, ánh sao càng sáng tỏ hơn;【】việt gia [yuèjia] Như ; 【】 việt dạng [yuèyàng] (văn) Khác thường, đặc biệt, hết sức: Một nụ cười giá đáng ngàn vàng, tình sâu khác thường (Hoàng Đình Kiên: Lưỡng đồng tâm);
④ (văn) (gt) Đến (lúc): Đến giờ mậu ngọ ngày hôm sau (Thượng thư: Thiệu cáo);
⑤ (văn) (lt) Và, cùng: Ta chỉ lo cho mệnh trời và dân chúng (Thượng thư: Dân sảng);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu (dùng để thư hoãn ngữ khí): ? Những kẻ phản loạn bỏ trốn kia đều là bậc trưởng bối của ta, không nên thảo phạt, nhà vua vì sao không làm trái việc bói (Thượng thư: Đại cáo);
⑦ (văn) Rơi đổ: Rơi đổ, hỏng mất;
⑧ [Yuè] Nước Việt (một nước đời Chu, ở miền đông tỉnh Chiết Giang Trung Quốc);
⑨ [Yuè] (Nước) Việt Nam;
⑩ [Yuè] (Họ) Việt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Tên nước thời Xuân Thu, đất cũ thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay — Chỉ nước Việt Nam.

Từ ghép 64

âu việt 瓯越âu việt 甌越bá việt 播越bách việt 百越bắc việt 北越cách việt 隔越dật việt 汩越dật việt 溢越đại cồ việt 大瞿越đại việt 大越đại việt lịch triều đăng khoa lục 大越歷朝登科錄đại việt sử kí 大越史記đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đại việt sử kí tục biên 大越史記續編đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史đàn việt 檀越hoàng việt 皇越hoàng việt địa dư chí 皇越地與志hoàng việt thi tuyển 皇越詩選hoàng việt văn hải 皇越文海hoàng việt văn tuyển 皇越文選khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lạc việt 駱越lạc việt 骆越nam việt 南越ngô việt 吳越ngô việt đồng chu 吳越同舟ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集pháp việt 法越siêu việt 超越tiếm việt 僭越toàn việt thi lục 全越詩錄trác việt 卓越ưu việt 优越ưu việt 優越việt âm thi tập 越音詩集việt cảnh 越境việt cấp 越級việt điện u linh tập 越甸幽靈集việt giám thông khảo 越鑑通考việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt lễ 越禮việt nam 越南việt nam nhân thần giám 越南人臣鑑việt nam thế chí 越南世誌việt nam thi ca 越南詩歌việt ngục 越狱việt ngục 越獄việt nhật 越日việt quyền 越權việt sử 越史việt sử bị lãm 越史備覽việt sử cương mục 越史綱目việt sử tiêu án 越史摽案việt sử tục biên 越史續編việt tây 越嶲việt tây 越西việt thường 越裳việt tố 越訴

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.