Từ điển trích dẫn

1. Thần binh hoặc quỷ binh. ◇ Tây du kí 西: "Na các thần tức trước bổn xử âm binh, quát nhất trận tụ thú âm phong, tróc liễu ta dã kê san trĩ, giác lộc phì chương, hồ hoan hạc thố, hổ báo lang trùng, cộng hữu bách thiên dư chích, hiến dữ hành giả" , , , 鹿, , , , (Đệ tam thập bát hồi) Các thần tức thì sai âm binh bản xứ, thổi một trận gió âm dồn các thú vật, bắt trĩ nội, gà rừng, hươu sừng, nai béo, lợn rừng, cáo, thỏ, hổ, báo, sài lang, cộng lại hơn một nghìn con, dâng lên Hành Giả.
2. Chỉ nữ binh. ◇ Thủy hử truyện : "Hậu trận hựu thị nhất đội âm binh, thốc ủng trước mã thượng tam cá nữ đầu lĩnh" , (Đệ thất thập lục hồi) Phía sau trận lại có một đội nữ binh, do ba nữ đầu lĩnh cưỡi ngựa điều hợp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lính ở cõi chết. Chỉ các lực lượng của thầy phù thủy.

Từ điển trích dẫn

1. Trắc trở, chướng ngại. ◎ Như: "kinh lịch đích ba chiết dũ đa, thành công đích quả thật dũ giác cam mĩ" , .
2. Quanh co, biến hóa (văn chương). ◇ Uẩn Kính : "Hầu Quân văn thanh lưu kiến để, ba chiết giai xuất thiên nhiên" , (Dữ Tần Tỉnh Ngô thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gẫy khúc, uốn éo như làn sóng — Cũng chỉ sự gẫy gọn khúc chiết.
phượng, phụng
fèng ㄈㄥˋ

phượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim phượng hoàng (con đực)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim phượng. § Theo truyền thuyết, chim phượng là vua loài chim, đời xưa bảo chim phượng hoàng ra là điềm có đế vương. Con trống gọi là "phụng" , con mái gọi là "hoàng" . Còn gọi là "đan điểu" , "hỏa điểu" .
2. (Danh) Họ "Phụng".
3. (Danh) "Phụng Hoàng" tên huyện (Trung Quốc).
4. § Ta quen đọc là "phượng".

Từ điển Thiều Chửu

① Chim phượng. Ðời xưa bảo chim phượng hoàng ra là điềm có đế vương. Con đực gọi là phượng , con cái gọi là hoàng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chim phượng: Long phượng;
② [Fèng] (Họ) Phượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim đẹp, tức chim Phượng. Cũng đọc Phụng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nào người phượng chạ loan chung, nào người tích lục tham hồng là ai «.

Từ ghép 22

phụng

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim phượng hoàng (con đực)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim phượng. § Theo truyền thuyết, chim phượng là vua loài chim, đời xưa bảo chim phượng hoàng ra là điềm có đế vương. Con trống gọi là "phụng" , con mái gọi là "hoàng" . Còn gọi là "đan điểu" , "hỏa điểu" .
2. (Danh) Họ "Phụng".
3. (Danh) "Phụng Hoàng" tên huyện (Trung Quốc).
4. § Ta quen đọc là "phượng".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Phượng.

Từ ghép 4

trắc, tắc
zé ㄗㄜˊ, zè ㄗㄜˋ

trắc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) § Xem "trắc lực" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi to lớn — Dáng núi so le. Gập ghềnh cao thấp.

Từ ghép 3

tắc

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Lê Tắc, tự là Cảnh Cao, người Thanh Hóa, vốn họ Nguyễn, sau được người cậu là Lê Phụng nuôi nấng, mới đổi làm họ Lê, làm tới chức Trấn thủ Nghệ an, vì được Chương Hiến Hầu Trần Kiện ( cháu nội Trần Thái Tông ) nâng đỡ. Năm 1285, Tướng nhà Nguyên là Toa Đô kéo binh tới Nghệ An, Trần Kiện cùng Lê Tắc ra hàng giặc, rồi theo sang Tàu và chết ở bên đó. Tác phẩm chữ Hán có An Nam chí lược — Một âm là Trắc. Xem Trắc.
quyến
juàn ㄐㄩㄢˋ

quyến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người thân
2. lưu luyến, nhớ nhung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn lại, đoái trông. ◇ Thi Kinh : "Nãi quyến tây cố" 西 (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Cho nên đoái trông đến miền tây.
2. (Động) Nhớ đến, lưu luyến. ◎ Như: "quyến luyến" nhớ nhung bịn rịn, "quyến niệm" nhớ nghĩ.
3. (Động) Quan tâm, chiếu cố. ◎ Như: "thần quyến" được vua yêu nhìn đến, "hiến quyến" được quan trên chiếu cố.
4. (Danh) Người thân thuộc. ◎ Như: "gia quyến" người nhà, "thân quyến" người thân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại Ngọc kiến liễu, tiên thị hoan hỉ, thứ hậu tưởng khởi chúng nhân giai hữu thân quyến, độc tự kỉ cô đan, vô cá thân quyến, bất miễn hựu khứ thùy lệ" , , , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Đại Ngọc thấy thế, trước còn vui, sau nghĩ người ta đều có bà con, chỉ có mình là trơ trọi, không một người thân, bất giác lại chảy nước mắt.
5. (Danh) Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Chu Đức Nhuận : "Vấn thị thùy gia hảo trạch quyến? Sính lai bất thức bái cô chương" ? (Vịnh ngoại trạch phụ ) Hỏi là phu nhân tôn quý nhà ai đó? Đến thăm không biết bái lễ cha mẹ chồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn lại, quyến cố. Ðược vua yêu nhìn đến gọi là thần quyến , được quan trên yêu gọi là hiến quyến .
② Người thân thuộc. Tục gọi các người nhà là gia quyến , hàng dâu gia cũng gọi là thân quyến .
③ Yêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Nhớ nhung;
② (văn) Nhìn lại, nhìn đến, yêu: Được vua nhìn đến; Được quan trên yêu;
③ Người nhà, người thân thuộc: Người nhà, gia quyến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ nghĩ tới. Yêu mến. Truyện Hoa Tiên có câu: » Bầu trời riêng chiếm phong quang, Cảnh nhường quyến khách, Khách nhường quên xa « — Ta còn hiểu là rủ rê, lôi cuốn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quyến anh rủ yến tội này tại ai « — Người thân thuộc, họ hàng. Td: Gia quyến ( chỉ chung những người thân thuộc trong nhà ).

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Không ngừng, không thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đương thị thì, ngô cảm khấp bất trí" , (Đoạn hồng linh nhạn kí , Đệ tam chương) Lúc bấy giờ, tôi xúc động khóc không thôi.
2. Không nói ý mình ra. ◎ Như: "bất trí khả phủ" chẳng nói ra ý kiến nào cả.
3. Bất đức. § Ý nói tự cho mình không có đức.
bức, phúc
fú ㄈㄨˊ

bức

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tay hoa bánh xe, nan hoa bánh xe. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tam thập phúc cộng nhất cốc, đương kì vô, hữu xa chi dụng" , , (Chương 11) Ba mươi tay hoa tụ vào một bầu, nhờ ở chỗ không của nó mới có cái dụng của xe.
2. (Danh) Trục bánh xe, nhíp bánh xe. § Thông "phục" . ◇ Dịch Kinh : "Dư thoát phúc, phu thê phản mục" 輿 (Tiểu súc ) Xe rớt mất trục, vợ chồng trở mặt với nhau. § Vì thế, vợ chồng li dị nhau gọi là "thoát phúc" .
3. § Ta quen đọc là "bức".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tay hoa xe. Xem lại chữ thấu .
② Cùng nghĩa với chữ phục . Kinh Dịch có câu: Dư thoát phúc, phu thê phản mục 輿 nghĩa là xe trụt nhíp vợ chồng trở mặt với nhau, vì thế nên vợ chồng li dị nhau gọi là thoát phúc . Ta quen đọc là chữ bức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nan xe, căm xe (đạp);
② (văn) Nhíp xe (dùng như ): 輿 Xe tuột nhíp, vợ chồng trở mặt với nhau (Chu Dịch);
③ 【】 bức thấu [fúcòu] (văn) Tụ họp, tập trung. Cv. .

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nan hoa xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tay hoa bánh xe, nan hoa bánh xe. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tam thập phúc cộng nhất cốc, đương kì vô, hữu xa chi dụng" , , (Chương 11) Ba mươi tay hoa tụ vào một bầu, nhờ ở chỗ không của nó mới có cái dụng của xe.
2. (Danh) Trục bánh xe, nhíp bánh xe. § Thông "phục" . ◇ Dịch Kinh : "Dư thoát phúc, phu thê phản mục" 輿 (Tiểu súc ) Xe rớt mất trục, vợ chồng trở mặt với nhau. § Vì thế, vợ chồng li dị nhau gọi là "thoát phúc" .
3. § Ta quen đọc là "bức".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tay hoa xe. Xem lại chữ thấu .
② Cùng nghĩa với chữ phục . Kinh Dịch có câu: Dư thoát phúc, phu thê phản mục 輿 nghĩa là xe trụt nhíp vợ chồng trở mặt với nhau, vì thế nên vợ chồng li dị nhau gọi là thoát phúc . Ta quen đọc là chữ bức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nan xe, căm xe (đạp);
② (văn) Nhíp xe (dùng như ): 輿 Xe tuột nhíp, vợ chồng trở mặt với nhau (Chu Dịch);
③ 【】 bức thấu [fúcòu] (văn) Tụ họp, tập trung. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trục bánh xe thời xưa.
triện
zhuàn ㄓㄨㄢˋ

triện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chữ triện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chữ "triện", một lối viết của chữ Hán, nét chữ ngoằn ngoèo, xung quanh vuông vức như con dấu, tương truyền do thái sử "Sử Trứu" thời "Chu Tuyên Vương" đặt ra. Có hai loại "tiểu triện" và "đại triện" .
2. (Danh) Tiếng tôn xưng danh tự người khác. ◎ Như: "đài triện" , "nhã triện" .
3. (Danh) Ấn tín. ◎ Như: "tiếp triện" tiếp nhận ấn tín.
4. (Động) Viết chữ theo lối "triện".
5. (Động) Chạm, khắc, ghi tạc. ◇ Liêu trai chí dị : "Thâm tình dĩ triện trung tâm" (A Bảo ) Tình sâu đã ghi tạc trong lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ triện.
② Bây giờ các tranh sách in hay dùng chữ triện cho nên cũng gọi danh tự người là triện. Quan viên tiếp nhận lấy ấn gọi là tiếp triện cùng một nghĩa ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lối chữ triện: Lối chữ đại triện; Lối chữ tiểu triện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một lối viết chữ Trung Hoa. Ta cũng gọi là Lối chữ Triện — Con dấu ( vì con dấu của quan thời xưa được khắc bằng lối chữ Triện ).

Từ ghép 3

xúc
cù ㄘㄨˋ

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội vã, gấp

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Gấp gáp, vội vã, cần kíp. ◎ Như: "cấp xúc" gấp rút, "đoản xúc" ngắn gấp.
2. (Động) Thúc giục, thôi thúc. ◎ Như: "đốc xúc" thúc giục, "thôi xúc" hối thúc. ◇ Sử Kí : "Xúc Triệu binh cức nhập quan" (Trần Thiệp thế gia ) Thúc giục quân Triệu mau vào cửa ải.
3. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "xúc tất đàm tâm" sát gối tâm sự, chuyện trò thân mật.
4. (Danh) § Xem "xúc chức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt, sự cần kíp đến nơi gọi là xúc, như cấp xúc vội gấp, đoản xúc ngắn gặt, xuyễn xúc thở gặt, v.v.
② Thúc dục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vội, gấp, ngặt, liền, ngay, thời gian ngắn: Gấp gáp, thúc bách, gấp rút; Ngắn gấp; Mùa xuân năm Canh ngọ, quan phụ trách Chương Châu là Lí Thúc đến nhận nhiệm sở ngay (Từ Hà Khách du kí);
② Thúc giục, thúc đẩy: Đốc thúc; Thôi thúc, thúc giục;
③ (văn) Kề, gần, sát, (bên) cạnh: Ngồi kề bên nhau, ngồi vây quanh. 【】xúc tất đàm tâm [cùxi tánxin] Ngồi kề nhau tâm sự, chuyện trò thân mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần sát — Gấp rút — Thúc giục.

Từ ghép 20

ngụy
wěi ㄨㄟˇ, wèi ㄨㄟˋ

ngụy

phồn thể

Từ điển phổ thông

giả, ngụy

Từ điển trích dẫn

1. Xem "ngụy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dối trá.
② Trộm giữ lấy, như kẻ loạn thần lên cướp ngôi của chúa gọi là ngụy triều .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giả, giả vờ: Giả tạo; Bỏ cái giả lấy cái thật; ? Thế thì ông Thuấn là người giả vờ vui vẻ đó ư? (Mạnh tử: Vạn Chương thượng);
② Ngụy, không chính thống: Triều ngụy.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.