Từ điển trích dẫn

1. Thời nay và thời xưa. ◇ Hàn Dũ : "Nghị luận chứng cứ kim cổ, xuất nhập kinh sử bách tử" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Nghị luận thì dẫn chứng cổ kim, làu thông kinh sử bách gia.
2. Từ xưa tới nay. ◇ Hồng Thăng : "Kim cổ tình tràng, vấn thùy cá chân tâm đáo để?" , (Trường sanh điện 殿) Trong tình trường từ xưa tới nay, hỏi ai lòng thật đạt tới tận cùng?
3. Quá khứ, đã qua. Cũng mượn chỉ việc đời tiêu mất. ◇ Triệu Mạnh Phủ : "Nhân gian phủ ngưỡng thành kim cổ, Hà đãi tha thì thủy võng nhiên" , (Văn đảo y ) Trong cõi người ta (vừa) cúi ngửa (đã) thành quá khứ, Đợi đến bao giờ mới buông xả? § "Võng nhiên" hiểu theo nghĩa "không vô sở hữu mạo" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm nay. » Kim niên lương nguyệt nhật thì. Đệ tử tâu quỳ thỉnh Phật mười phương « ( Tầm Nguyên. Td ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba cỗ xe, tiếng nhà Phật, chỉ ba phương cách tu đạo, gồm Bồ tát thặng, Bích chi thặng và Thanh văn thặng.

Từ điển trích dẫn

1. Ba cỗ xe đưa đến Niết-bàn, đó là "Thanh văn thừa" , "Ðộc giác thừa" và "Bồ Tát thừa" . Ðại thừa gọi Thanh văn thừa là Tiểu thừa với sự đắc quả A-la-hán là mục đích, Ðộc giác thừa là Trung thừa với quả Ðộc giác Phật. Bồ Tát thừa được xem là Ðại thừa vì nó có thể cứu độ tất cả chúng sinh và hành giả trên xe này cũng có thể đắc quả cao nhất, quả Vô thượng chính đẳng chính giác. Trong kinh Diệu pháp liên hoa, đức Phật nói rằng ba cỗ xe nói trên cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe (Nhất thừa) và được chỉ dạy tùy theo khả năng tiếp thu của các đệ tử. Ba thành phần này được so sánh với ba cỗ xe được kéo bằng con dê, hươu và bò.

hòa thượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hòa thượng, sư

Từ điển trích dẫn

1. Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các "Sa-di" hoặc "Tỉ-khâu" , vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực Sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Ðộ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập "Tăng-già" , đó là "Hòa thượng" và "A-xà-lê" (hoặc "Giáo thụ" ). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thụ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.
2. Tại Ðông và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A-xà-lê. Muốn mang danh hiệu này một vị tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ).... và danh hiệu này được ban trong một buỗi lễ long trọng. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.
3. Danh hiệu "Ðại Hòa thượng" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Phật "Thích-ca Mâu-ni" đến vị "Lão sư" đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi vị tăng ( tu sĩ Phật giáo ).

Từ điển trích dẫn

1. "Tạ An" đời Tấn, có con em tài giỏi, thường nói "tử đệ như chi lan ngọc thụ" . Chỉ con em ưu tú.

Từ điển trích dẫn

1. Cấm làm quan hoặc tham dự hoạt động chính trị. ◇ Hán Thư : "Sơ, Chương vi đương thế danh nho, giáo thụ vưu thịnh, đệ tử thiên dư nhân, Mãng dĩ vi ác nhân đảng, giai đương cấm cố, bất đắc sĩ hoạn" , , , , , , (Vân Xưởng truyện ).
2. Giam lại, nhốt lại. ◇ Âu Dương Tu : "Mỗi tuế chánh nguyệt, dạ phóng đăng, tắc tất tịch ác thiếu niên cấm cố chi" , , ().
3. Hạn chế, gò bó. ◎ Như: "tư tưởng cấm cố" hạn chế tư tưởng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giam lại. Nhốt lại.

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng gọi con vua chư hầu thời xưa. ◇ Thi Kinh : "Lân chi chỉ, Chân chân công tử, Hu ta lân hề" , , (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chân của con lân, Con của vua (Văn Vương) nhân hậu, Ôi, như con kì lân. § Kì lân là thú thần có lòng nhân.
2. Tiếng tôn xưng con người khác. ☆ Tương tự: "lệnh lang" .
3. Tiếng tôn xưng thế gia tử đệ trong văn chương cổ (tiểu thuyết, hí khúc).
4. Họ kép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thời cổ là tiếng gọi người con trai của vua chư hầu — Sau chỉ người con trai của ông quan.

Từ điển trích dẫn

1. Thịt béo gạo ngon. Chỉ món ăn ngon quý.
2. Chỉ người giàu sang hoặc người ăn tiêu hoang phí. ◇ Tân Đường Thư : "Hữu cao lương, Tả hàn tuấn" , (Cao Kiệm truyện ) Bên phải có người phú quý, Bên trái có hàn tuấn (tức người xuất thân nghèo nàn nhưng có tài năng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn ngon béo. Cũng nói là Cao lương mĩ vị — Cón chỉ nhà giàu sang quyền thế được gọi là Cao lương đệ tử.

Từ điển trích dẫn

1. Người làm trung gian giao dịch cho quan hệ tình dục bất chính. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Đương cơ binh, dưỡng xướng kĩ, tiếp tử đệ đích, thị cá yên hoa đích lĩnh tụ" , , , (Quyển thập nhị) Cầm đầu ma cô, nuôi kĩ nữ, đón rước con em, là một tay đầu sỏ xóm bình khang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con em trong nhà.

Từ điển trích dẫn

1. Cắp sách theo thầy thụ nghiệp. ◇ Hán Thư : "Định Quốc nãi nghênh sư học "Xuân Thu", thân chấp kinh, bắc diện bị đệ tử lễ" , , (Vu Định Quốc truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ đạo thường.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.