khi
qī ㄑㄧ

khi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lừa dối
2. bắt nạt, ức hiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dối lừa, dối trá. ◎ Như: "khi phiến" lừa dối, "trá khi" dối trá, "khi thế đạo danh" lừa gạt người đời trộm lấy hư danh, "tự khi khi nhân" dối mình lừa người (lừa được người, nhưng cũng là tự dối gạt mình hơn nữa). ◇ Nguyễn Du : "Nại hà vũ quả nhi khi cô" (Cựu Hứa đô ) Sao lại đi áp bức vợ góa, lừa dối con côi người ta?
2. (Động) Che, lấp. ◇ Lục Quy Mông : "Kiến thuyết thu bán dạ, Tịnh vô vân vật khi" , (Phụng họa Thái Hồ thi , Minh nguyệt loan ).
3. (Động) Làm trái lại. ◇ Sử Kí : "Tự Tào Mạt chí Kinh Kha ngũ nhân, thử kì nghĩa hoặc thành hoặc bất thành, nhiên kì lập ý giác nhiên, bất khi kì chí, danh thùy hậu thế, khởi vọng dã tai" , , , , , (Thích khách liệt truyện ) Từ Tào Mạt đến Kinh Kha, năm người, chí nguyện của họ hoặc thành công, có thất bại, nhưng lập ý của họ đều rõ ràng, không làm trái với chí nguyện, tiếng thơm để lại đời sau, há phải hư truyền.
4. (Động) Lấn, ép, lăng nhục. ◎ Như: "khi phụ" lấn hiếp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim Tào Tháo tàn hại bách tính, ỷ cường khi nhược" , (Đệ thập nhất hồi) Nay Tào Tháo tàn hại trăm họ, ỷ mạnh hiếp yếu.
5. (Động) Áp đảo, thắng hơn. ◇ Lí Thọ Khanh : "Văn khi Bách Lí Hề, Vũ thắng Tần Cơ Liễn" , (Ngũ Viên xuy tiêu ) Văn áp đảo Bách Lí Hề, Võ thắng hơn Tần Cơ Liễn.
6. (Động) Quá, vượt qua. ◇ Tô Thức : "Tảo miên bất kiến đăng, Vãn thực hoặc khi ngọ" , (Từ đại chánh nhàn hiên ).
7. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo).

Từ điển Thiều Chửu

① Dối lừa, lừa mình, tự lừa dối mình gọi là tự khi .
② Lấn, bị người ta lấn gọi là khi phụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dối, lừa, lừa dối: Dối mình dối người; Tự lừa dối mình;
② Bắt nạt, đè lấn, lấn át, ức hiếp: Cậy thế nạt (ức hiếp) người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lừa dối — Coi rẻ, coi thường.

Từ ghép 16

lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

giản thể

Từ điển phổ thông

nghiền, nghiến qua

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Xe) cán, chẹt, nghiến;
② Đè nén, áp bức: Hà hiếp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
kiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

kiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái kìm
2. giữ, kìm
3. cùm chân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kềm kẹp. ◎ Như: "kiềm chế" áp bức, kềm kẹp.
2. (Động) Lấy miếng gỗ đặt ở mõm ngựa, làm cho ngựa không ăn được.
3. (Động) Khóa miệng, ngậm miệng. ◇ Sử Kí : "Kiềm khẩu nhi bất ngôn" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Ngậm miệng không nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ kiềm .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kiềm giữ. Td: Kiềm khẩu ( ngậm miệng không nói ).
lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghiền, nghiến qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chẹt, nghiến, lăn qua (bánh xe).
2. (Động) Chèn ép, khinh thường. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Lăng lịch chư hầu" (Thận đại lãm , Thận đại ) Chèn ép chư hầu.
3. (Động) Trải qua, kinh lịch.
4. (Động) Vượt qua, siêu quá.
5. (Động) Phóng túng.
6. (Động) Cạo, nạo, khua, gõ (làm cho phát ra tiếng động).

Từ điển Thiều Chửu

① Chẹt, nghiến, bánh xe nó nghiến qua.
② Lấy cái môi vét nồi chõ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Xe) cán, chẹt, nghiến;
② Đè nén, áp bức: Hà hiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường xe đi — Khinh khi lấn lướt — Đánh, gõ cho kêu lên thành tiếng.

Từ điển trích dẫn

1. Dùng thế lực uy quyền áp bức dân chúng phải theo phe đảng mình hoặc bầu cử mình lên. ◎ Như: "giá ta nhân tự xưng dân ý đại biểu, kì thật thị cưỡng gian dân ý, cảo đắc đại gia oán thanh tái đạo" , , .
nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ, shè ㄕㄜˋ

nhiếp

giản thể

Từ điển phổ thông

1. vén lên
2. bắt lấy
3. thu lại

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, thu hút, hấp thu: Hấp thu chất bổ;
② Bảo dưỡng, giữ gìn (sức khỏe): Giữ gìn thân thể (sức khỏe); Giữ sức khỏe, dưỡng sinh;
③ Thay quyền để thống trị, kiêm quyền, thay quyền: Nhiếp chính (thay vua nắm quyền cai trị); Lên ngôi thay vua;
④ (văn) Trị cho nghiêm chỉnh: Trấn áp để không dám làm càn;
⑤ (văn) Bị bức bách;
⑥ (văn) Vay mượn;
⑦ (văn) Vén lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ, shè ㄕㄜˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vén lên
2. bắt lấy
3. thu lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho ngay, chỉnh đốn. ◇ Sử Kí : "Hầu Sanh nhiếp tệ y quan, trực thướng tái công tử thượng tọa, bất nhượng" , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Hầu Sinh sửa lại áo mũ rách rưới, bước thẳng lên xe ngồi luôn vào chỗ phía trên, không từ chối.
2. (Động) Thu lấy, chụp lấy. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình, "nhiếp thủ kính đầu" chụp tấm hình.
3. (Động) Vén lên, nâng. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên.
4. (Động) Thu hút. ◎ Như: "câu hồn nhiếp phách" thu bắt hồn vía. ◇ Cố Huống : "Từ thạch nhiếp thiết, bất nhiếp hồng mao" , (Quảng Lăng Bạch Sa Đại Vân tự bi ) Đá nam châm hút sắt, không hút lông chim hồng.
5. (Động) Duy trì, giữ gìn, bảo trì. ◇ Quốc ngữ : "Thành nhi bất thiên, nãi năng nhiếp cố" , (Tấn ngữ tứ) Thành công mà không dời đổi, mới có thể giữ vững.
6. (Động) Bắt lấy. ◎ Như: "câu nhiếp" tróc nã, tìm bắt.
7. (Động) Cai quản, thống lĩnh. ◎ Như: "thống nhiếp" thống lĩnh. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhiếp thiên địa chi chánh, bỉnh tứ hải chi duy" , (Trần Phiền truyện ) Cầm đầu khuôn phép trời đất, nắm giữ bờ cõi bốn bể.
8. (Động) Kiêm nhiệm, thay thế. ◎ Như: "nhiếp chánh" thay vua cai trị nước. ◇ Mạnh Tử : "Nghiêu lão nhi Thuấn nhiếp dã" (Vạn Chương thượng ) Vua Nghiêu già nên Thuấn thay thế mà trị nước vậy.
9. (Động) Phụ tá, giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Bằng hữu du nhiếp" (Đại nhã , Kí túy ) Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ.
10. (Động) Gần, sát gần, ép sát, bách cận. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian" , (Tiên tiến ) Nước có ngàn cỗ xe, bị ép giữa hai nước lớn.
11. (Động) Nuôi dưỡng. ◎ Như: "nhiếp sanh" dưỡng sinh. ◇ Thẩm Ước : "Thiện nhiếp tăng thọ" (Thần bất diệt luận ) Khéo bảo dưỡng thì thêm tuổi sống lâu.
12. Một âm là "nhiệp". (Tính) Yên định, an ổn. ◇ Hán Thư : "Thiên hạ nhiếp nhiên, nhân an kì sanh" , (Nghiêm Trợ truyện ) Thiên hạ an ổn, ai nấy ở yên với đời sống mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vén lên.
② Bắt lấy.
③ Thu nhiếp lại, như nhiếp ảnh chụp ảnh, nhiếp sinh thu nhiếp tinh thần để nuôi mình cho khỏe.
④ Trị cho nghiêm chỉnh, như trấn nhiếp lấy oai mà khiến cho ai nấy đều sợ không dám làm càn.
⑤ Kiêm, thay, nhiếp vị làm thay địa vị người khác.
⑥ Bị bức bách.
⑦ Vay mượn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, thu hút, hấp thu: Hấp thu chất bổ;
② Bảo dưỡng, giữ gìn (sức khỏe): Giữ gìn thân thể (sức khỏe); Giữ sức khỏe, dưỡng sinh;
③ Thay quyền để thống trị, kiêm quyền, thay quyền: Nhiếp chính (thay vua nắm quyền cai trị); Lên ngôi thay vua;
④ (văn) Trị cho nghiêm chỉnh: Trấn áp để không dám làm càn;
⑤ (văn) Bị bức bách;
⑥ (văn) Vay mượn;
⑦ (văn) Vén lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Giúp đỡ — Đem, dẫn tới — Thay thế — Nuôi nấng — Đáng lẽ đọc Thiếp.

Từ ghép 10

Úc, áo, úc, ốc, Ủ, ứ
ào ㄚㄛˋ, yù ㄩˋ

Úc

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nóng, rất nóng, nóng bức, oi ả.

áo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm áp. ◇ Nguyễn Du : "Cẩu đồ bão úc thân vi khinh" (Trở binh hành ) Chỉ sao lo được no ấm mà coi nhẹ tấm thân.
2. Một âm là "áo". (Tính) Nóng bức, oi ả. ◎ Như: "thịnh hạ áo thử" khí nóng oi bức giữa mùa hè.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức nóng ngầm bên trong.

úc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm áp. ◇ Nguyễn Du : "Cẩu đồ bão úc thân vi khinh" (Trở binh hành ) Chỉ sao lo được no ấm mà coi nhẹ tấm thân.
2. Một âm là "áo". (Tính) Nóng bức, oi ả. ◎ Như: "thịnh hạ áo thử" khí nóng oi bức giữa mùa hè.

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm.
② Một âm là ứ. Ứ hủ cùng nghĩa với chữ . Tiếng tỏ ra lòng nhớ quá, như ta nói thổn thức vậy. Cũng đọc là chữ ốc.

ốc

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm.
② Một âm là ứ. Ứ hủ cùng nghĩa với chữ . Tiếng tỏ ra lòng nhớ quá, như ta nói thổn thức vậy. Cũng đọc là chữ ốc.

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) An ủi, làm dịu. Xem .

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm.
② Một âm là ứ. Ứ hủ cùng nghĩa với chữ . Tiếng tỏ ra lòng nhớ quá, như ta nói thổn thức vậy. Cũng đọc là chữ ốc.
kiềm
hán ㄏㄢˊ, qián ㄑㄧㄢˊ

kiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái khóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đinh chốt xe.
2. (Danh) Cái khóa.
3. (Danh) Con dấu, ấn chương. ◎ Như: "kiềm kí" ấn tín.
4. (Danh) Khí cụ để sấy trà.
5. (Động) Đóng dấu. ◇ Vương Thao : "Hoàng Kiều đối sanh huy hào, khoảnh khắc doanh bức, xuất hoài trung ngọc ấn kiềm chi" , , (Yểu nương tái thế ) Hoàng Kiều trước mặt chàng vẫy bút, khoảnh khắc chữ viết đầy trên bức lụa, lấy ấn ngọc trong người in lên.
6. (Động) Quản thúc, trấn áp, chèn ép. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tu yếu nã xuất ta uy phong lai, tài kiềm áp đắc trụ nhân" , (Đệ thất thập cửu hồi) Phải ra oai mới áp đảo được mọi người.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khóa.
② Kiềm kí một thứ ấn tín của nhà quan.
③ Ðóng dấu gọi là kiềm ấn .
④ Cái cán giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con dấu;
② Đóng (dấu): Đóng dấu;
③ (văn) Cái khóa;
④ (văn) Cán giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chốt sắt cài ở đầu trục xe để kiềm giữ bánh xe cho khỏi sút ra. — Cài chốt lại — Khóa lại. Cài khóa.
biên, biển, thiên
biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ, piān ㄆㄧㄢ

biên

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Biên chư — Các âm khác là Biển, Thiên. Xem các âm này.

Từ ghép 1

biển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dẹt, mỏng, bẹp
2. khinh thường

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giẹt, bẹt, rộng mà mỏng. ◎ Như: "biển đậu" đậu ván (đậu xanh hạt giẹt).
2. (Danh) Ngày xưa cũng như chữ "biển" tấm biển, bức hoành.
3. Một âm là "thiên". (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "thiên chu" thuyền nhỏ. ◇ Nguyễn Du : "Thiên địa thiên chu phù tự diệp" (Chu hành tức sự ) Chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Dẹt, cái gì rộng mà mỏng gọi là biển. Viết chữ ngang trên cửa trên cổng gọi là biển, ta gọi là hoành.
② Một âm là thiên. Nhỏ, như thiên chu thuyền nhỏ. Nguyễn Du : Thiên địa thiên chu phù tự diệp chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bẹt, giẹp, dẹt: Đè bẹp chiếc mũ rồi; Mỏ vịt dẹt;
② Tấm biển, bức hoành. Xem [pian].

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhỏ. Xem [biăn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Biển — Các âm khác là Biên, Thiên — Họ người. Xem Biển thước .

Từ ghép 12

thiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dẹt, mỏng, bẹp
2. khinh thường

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giẹt, bẹt, rộng mà mỏng. ◎ Như: "biển đậu" đậu ván (đậu xanh hạt giẹt).
2. (Danh) Ngày xưa cũng như chữ "biển" tấm biển, bức hoành.
3. Một âm là "thiên". (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "thiên chu" thuyền nhỏ. ◇ Nguyễn Du : "Thiên địa thiên chu phù tự diệp" (Chu hành tức sự ) Chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Dẹt, cái gì rộng mà mỏng gọi là biển. Viết chữ ngang trên cửa trên cổng gọi là biển, ta gọi là hoành.
② Một âm là thiên. Nhỏ, như thiên chu thuyền nhỏ. Nguyễn Du : Thiên địa thiên chu phù tự diệp chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhỏ. Xem [biăn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chiếc thuyền nhỏ.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.