zī ㄗ, zì ㄗˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sản xuất, sinh ra, làm ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sinh trường, sinh sôi nẩy nở. § Thông "tư" .
2. (Phó) Chăm chỉ, siêng năng. § Thông "tư" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Đẻ, sinh nở.【】tư sinh [zisheng] Sinh ra, đẻ ra, sinh đẻ. Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tư .
nhĩ, nhị
ěr ㄦˇ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hoa tai;
② Dắt lỗ tai: Dắt bút lỗ tai (để tiện ghi chép).

nhị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái khuyên tai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vòng đeo tai, hoa tai.
2. (Động) Cắm, giắt (trên mũ, ở kẽ tai). ◎ Như: các quan hầu vua nhà Hán bên mũ đều cắm đuôi con điêu để làm đồ trang sức gọi là "điêu nhị" . Các quan ngự sử thường giắt bút vào mái tai để tiện ghi chép gọi là "nhị bút" .
3. (Động) Nhả. ◇ Hoài Nam Tử : "Kình ngư tử nhi tuệ tinh xuất, tàm nhị ti nhi thương huyền tuyệt" , (Thiên văn ) Cá kình chết mà sao chổi hiện, tằm nhả tơ mà dây đàn đứt.
4. (Động) Cắt tai thú để trình báo kết quả săn bắn (ngày xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Vòng đeo tai.
② Cắm cái gì ở trên mũ ở kẽ tai cũng gọi là nhị, như các quan hầu vua nhà Hán bên mũ đều cắm đuôi con điêu để làm đồ trang sức gọi là điêu nhị . Các quan ngự sử thường giắt bút vào mái tai để tiện ghi chép gọi là nhị bút , v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ nữ trang đeo tay của phụ nữ. Bông tai.
chí
zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ghi nhớ. ◎ Như: "chí chi bất vong" ghi nhớ chẳng quên.
2. (Động) Ghi chép, kí lục. ◇ Liệt Tử : "Thái cổ chi sự diệt hĩ, thục chí chi tai?" , (Dương Chu ) Việc đời thượng cổ tiêu tán mất rồi, ai ghi chép lại?
3. (Động) Ghi dấu, đánh dấu. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ, xứ xứ chí chi" , , 便, (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi hang rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ mà về, tới đâu đánh dấu chỗ đó.
4. (Động) Biểu thị, bày tỏ. ◎ Như: "chí ai" bày tỏ lòng thương tiếc, ai điếu.
5. (Danh) Một thể văn kí sự. ◎ Như: "bi chí" bài văn bia, "mộ chí" văn mộ chí.
6. (Danh) Phả ghi chép sự việc. ◎ Như: "địa chí" sách địa lí, "danh sơn chí" sách chép các núi danh tiếng.
7. (Danh) Nêu, mốc, dấu hiệu. ◎ Như: "tiêu chí" đánh mốc, dấu hiệu.
8. (Danh) Chỉ tạp chí định kì. ◎ Như: "Khoa học tạp chí" (Science magazine).
9. (Danh) § Thông "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ghi nhớ, như chí chi bất vong ghi nhớ chẳng quên.
② Một lối văn kí sự. Như bi chí bài văn bia, mộ chí văn mộ chí, v.v.
③ Phả chép các sự vật gì. Như địa chí sách chép một xứ nào, danh sơn chí sách chép quả núi có tiếng.
④ Nêu, mốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi chép — Lối văn ghi chép sự việc — Sách vở ghi chép sự vật. Chẳng hạn Địa dư chí, Tạp chí….

Từ ghép 10

độn
dǔn ㄉㄨㄣˇ

độn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hàng số chỉnh tề

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buôn bán sỉ, xuất nhập hàng loạt (số lượng nhiều mỗi lượt). ◎ Như: "hiện độn hiện mại" cất vào bán ra. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vương thái y hòa Trương thái y mỗi thường lai liễu, dã tịnh một cá cấp tiền đích, bất quá mỗi niên tứ tiết đại độn tống lễ" , , , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Thầy thuốc họ Vương và thầy thuốc họ Trương, mỗi khi đến xem bệnh, không phải trả tiền vặt, chẳng qua một năm bốn mùa, đưa lễ một lần thôi, đó là lệ nhất định hàng năm.
2. (Tính) Hàng loạt, cả khối. ◎ Như: "độn thụ" hàng bán sỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng số chỉnh tề.
② Tục gọi cắm cái thuyền lớn bên bờ để cho các thuyền khác đi lại xếp hàng hóa lên gọi là độn thuyền .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cả lô, cả khối: Hàng loạt;
② Buôn bán sỉ: Cất hàng; Cất vào bán ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số chẵn.

Từ ghép 1

uông
hóng ㄏㄨㄥˊ, wāng ㄨㄤ, wǎng ㄨㄤˇ

uông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sâu và rộng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sâu rộng. ◇ Tây du kí 西: "Thế trấn uông dương" (Đệ nhất hồi) Hình thế bao trùm biển cả bao la.
2. (Tính) Giàn giụa, rưng rưng. ◎ Như: "uông lãng" nước mắt ròng ròng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tưởng thị đại thích, uông nhiên xuất thế" , (Bộ xà giả thuyết ) Người họ Tưởng rất thảm thiết, nước mắt giàn giụa.
3. (Tính) Cong, queo. ◇ Đạo Đức Kinh : "Khúc tắc toàn, uông tắc chánh" , (Chương 22) Khuyết thì vẹn, cong sẽ thẳng.
4. (Danh) Vũng. ◎ Như: "uông khanh" vũng ao.
5. (Danh) Lượng từ: vũng. ◎ Như: "nhất uông nhi thủy" một vũng nước, "nhất uông huyết" một vũng máu.
6. (Danh) Tên đất ngày xưa. Nay thuộc tỉnh Thiểm Tây.
7. (Danh) Họ "Uông".
8. (Động) Đọng (chất lỏng). ◎ Như: "thang lí uông trước du" dầu đọng lại trong canh.
9. (Trạng thanh) Tiếng chó sủa: gâu gâu. ◇ Tây du kí 西: "Uông đích nhất khẩu, bả đầu huyết lâm lâm đích giảo tương hạ lai" , (Đệ lục thập tam hồi) (Con chó săn) sủa gâu một tiếng, ngoạm cái đầu đầm đìa máu chạy về.

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu rộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vũng: Một vũng nước;
② Lênh láng, tràn ngập, sâu rộng: Nước lênh láng mặt đất;
③ [Wang] (Họ) Uông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ao. Cái hồ — Sâu rộng — Họ người.

Từ ghép 5

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

những thứ có sẵn trong tự nhiên mà dùng được

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gỗ. ◎ Như: "kim, mộc, thủy, hỏa, thổ" gọi là "ngũ tài" .
2. (Danh) Vật liệu, nguyên liệu.
3. (Danh) Trái, quả (của cây). ◇ Giả Công Ngạn : "Sơ thị thảo chi thật, tài thị mộc chi thật" , .
4. (Danh) Gọi tắt của "quan tài" áo quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Thì ông hữu tử phụ tân tử, đình thi thất trung, tử xuất cấu tài mộc vị quy" , , (Thi biến ) Lúc đó ông có một người con dâu mới chết, còn để xác trong nhà, con trai đi mua áo quan chưa về.
5. (Danh) Tư liệu, tài liệu. ◎ Như: "giáo tài" tài liệu giảng dạy.
6. (Danh) Năng khiếu, tư chất, năng lực. § Thông "tài" . ◎ Như: "tất nhân kì tài nhi đốc yên" ắt dựa theo năng khiếu mà bồi đắp thêm.
7. (Danh) Người có tài năng. § Thông "tài" . ◎ Như: "nhân tài" .
8. (Động) Xếp đặt, lo liệu. § Thông "tài" . ◇ Quốc ngữ : "Kế ức sự, tài triệu vật" , (Trịnh ngữ ) Tính toán định liệu ức triệu sự việc.
9. § Thông "tài" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gỗ dùng được, phàm vật gì của trời sinh mà có thể lấy để dùng được đều gọi là tài, như kim, mộc, thủy, hỏa, thổ gọi là ngũ tài .
② Tính chất, như tất nhân kì tài nhi đốc yên ắt nhân tính chất nó mà bồi đắp thêm vậy.
③ Cùng một nghĩa với chữ tài .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gỗ: Cây đã có thể lấy gỗ;
② Vật liệu: Vật liệu gỗ; Vật liệu thép;
③ Tài liệu: Tài liệu giảng dạy; Lấy tài liệu;
④ Tài năng (dùng như , bộ ): Không thể thành tài được; Tài năng (năng lực) tôi không đủ;
⑤ Khiếu, năng khiếu, tính chất, tư chất: Dạy theo năng khiếu; Tất dựa theo năng khiếu của nó mà bồi đắp thêm vậy;
⑥ Săng, áo quan: Chiếc áo quan;
⑦ (văn) Sắp xếp, an bài (dùng như , bộ ): Thu xếp muôn vật, dưỡng dục muôn dân (Tuân tử: Phú quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất gỗ cứng, dùng để chế tạo đồ vật — Chỉ chung các vật có thể dùng vào việc được. Td: Tài liệu — Sự giải phóng. Như chữ Tài .

Từ ghép 16

bế, bề, tỵ
bì ㄅㄧˋ, pí ㄆㄧˊ

bế

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lược bí — Chỉ chung những vật dụng làm bằng tre.

bề

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lược bí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái lược (dùng để chải tóc hoặc cài đầu trang sức). ◇ Đỗ Phủ : "Phát đoản bất thắng bề" (Thủy túc khiển hứng 宿) Tóc ngắn không cài lược.
2. (Danh) "Trúc bề" gậy tre dùng làm hình cụ thời xưa. § Cũng gọi là "phê đầu côn" . ◇ Thủy hử truyện : "Đãn phàm hòa thượng phá giới khiết tửu, quyết đả tứ thập trúc bề, cản xuất tự khứ" , , (Đệ tứ hồi) Nếu sư phá giới uống rượu, bị phạt đánh cho bốn chục roi, đuổi ra khỏi chùa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lược bí.

tỵ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lược bí

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lược bí (lược dày);
② Chải, gỡ (bằng lược bí): Gỡ đầu, chải tóc (bằng lược bí).
kiệu
jiào ㄐㄧㄠˋ

kiệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái kiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái xe nhỏ.
2. (Danh) Cái kiệu (để chuyên chở đi lại, làm bằng tre, gỗ., do người khiêng). ◇ Thủy hử truyện : "Phủ Doãn từ liễu Kinh Lược tướng công, xuất đáo phủ tiền, thướng liễu kiệu, hồi đáo châu nha lí" , , , (Đệ tam hồi) Phủ Doãn cáo từ tướng công Kinh Lược, ra trước phủ, ngồi lên kiệu, trở về châu nha.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xe nhỏ.
② Cái kiệu làm bằng tre.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Cái) kiệu: Khiêng kiệu; Kiệu hoa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xe nhỏ, để đi ở những đường hẹp — Dụng cụ di chuyển thời xưa, người ngồi lên trên, cho những người khác khiêng trên vai mà đi. Ta cũng gọi là cái Kiệu — Hoa kiệu hồng chúc Kiệu hoa đuốc sáng là lễ rước dâu. Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng điểm sao ( Kiều ).

Từ ghép 1

kì, kỳ
qí ㄑㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi "Kì".
2. (Danh) Chỗ rẽ, nhánh chia ra. § Thông "kì" .
3. (Danh) Họ "Kì".
4. (Tính) Sai biệt, phân rẽ. § Thông "kì" .
5. (Tính) "Kì ngực" trẻ nhỏ mà tài trí xuất chúng, thông minh khác thường.

Từ ghép 1

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kỳ
2. đường rẽ

Từ điển Thiều Chửu

① Núi Kì.
② Ðường rẽ.
③ Trọi trót, như kì ngực bé mà có khí tranh vanh khác người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ );
② [Qí] Núi Kì (ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc);
③ 【】kì nghi [qíyí] (văn) Vượt trội hơn người. Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi hiểm trở — Quanh co gập ghềnh — Dùng như chữ Khi ( cũng đọc Kì )— Tên núi, tức Kì sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Non kì quạnh quẻ trăng treo « — Đường rẽ.
ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dốt nát, ngu muội, không thông minh. ◎ Như: "ngu si" dốt nát mê muội. ◇ Luận Ngữ : "Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu" , , (Vi chánh ) Ta với Nhan Hồi nói chuyện suốt ngày, không thấy anh ấy vặn hỏi gì cả, tưởng như ngu đần vậy.
2. (Tính) Đôn hậu, thật thà.
3. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm (về ý kiến, điều lo nghĩ... của mình). ◎ Như: "ngu ý" như ý ngu dốt này. ◇ Hán Thư : "Cảm bất lược trần ngu nhi trữ tình tố" (Vương Bao truyện ).
4. (Danh) Người ngu dốt. ◇ Luận Ngữ : "Cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ" , (Dương Hóa ) Đời xưa người ngu thì ngay thẳng, nay người ngu thì chỉ dối trá thôi.
5. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm từ). ◇ Tam Quốc : "Ngu dĩ vi cung trung chi sự, sự vô đại tiểu, tất dĩ tư chi, nhiên hậu thi hành, tất năng bì bổ khuyết lậu, hữu sở quảng ích" , , , , , (Gia Cát Lượng , Tiền xuất sư biểu ) Tôi trộm nghĩ những việc trong cung, bất kì lớn nhỏ, đều nên hỏi ý các ông ấy (Quách Du Chi, Phí Y, v.v.) rồi sau mới thi hành thì có thể bồi bổ được chỗ thiếu sót mà thu được ích lợi lớn.
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "ngu lộng" lừa gạt người. ◇ Tôn Tử : "Năng ngu sĩ tốt chi nhĩ mục, sử chi vô tri" , 使 (Cửu địa ) Phải biết đánh lừa tai mắt quân lính, làm cho họ không biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu dốt.
② Lừa dối. Như ngu lộng lừa gạt người.
③ Lời nói khiêm. Như ngu án kẻ ngu si này xét, ngu ý như ý kẻ ngu dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngu muội: Người ngu dốt;
② Lừa bịp: Bị người ta lừa bịp;
③ (khiêm) Kẻ ngu này, tôi: Theo thiển ý (thiển kiến) của tôi; Theo sự xét đoán của kẻ ngu này (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc tối tăm, đần độn. Ca dao Việt Nam có câu: » Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình « — Tiếng khiêm nhường khi nói về mình. Td: Ngu huynh ( người anh đần độn này ).

Từ ghép 14

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.