lô, lư
lú ㄌㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây lau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ lau, sậy, thường mọc ở bờ nước, dùng làm mành mành, lợp nhà (lat. Phragmites communis). § Cũng gọi là "lô vĩ" . ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung bôn nhập na tửu điếm lí lai, yết khai lô liêm, phất thân nhập khứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung bước nhanh đến quán rượu, vén mở bức mành làm bằng sậy, rũ mình đi vào.
2. (Danh) § Xem "bồ lô" .
3. Một âm là "la". ◎ Như: "la bặc" rau cải.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ lau, dùng chế mành mành và lợp nhà.
② Bồ lô một thứ rau ăn.
③ Một âm là la. Như la bặc . Xem chữ bặc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây lau, cây sậy: Bông lau. 【】lô phế [lúfèi] (văn) Chiếu đan bằng cây lau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây lau. Còn gọi là Vi Đoạn trường tân thanh có câu: » Gió chiều như gợi cơn sầu, Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu «.

Từ ghép 6

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây lau
kích
jǐ ㄐㄧˇ

kích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái kích (một loại vũ khí)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái "kích" (vũ khí). ◇ Sử Kí : "Tôn Tử phân vi nhị đội, dĩ vương chi sủng cơ nhị nhân các vi đội trường, giai lệnh trì kích" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Tôn Tử phân làm hai đội, cử hai người sủng cơ của vua (cung nữ được vua yêu) làm đội trưởng, đều cho cầm kích.
2. (Động) Lấy tay trỏ vào người. ◎ Như: "kích thủ" nắm tay lại xỉa ra một ngón (như hình cái kích).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích.
② Lấy tay trỏ vào người gọi là kích thủ nghĩa là nắm tay lại thò một ngón ra xỉa vào người như hình cái kích vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái kích (một thứ vũ khí thời xưa);
② Chỏ, xỉa vào người (bằng tay): Xỉa vào người (như hình cái kích).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại binh khí thời cổ, giống như cây giáo, nhưng có ba mũi.

Từ ghép 3

ngẫu
ǒu ㄛㄨˇ

ngẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai người cùng cày
2. hai người
3. đối nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại nông cụ thời xưa. § Ghi chú: Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là "phạt" , hai phạt gọi là "ngẫu" .
2. (Danh) Đôi, cặp. ◇ Tam quốc chí : "Xa trung bát ngưu dĩ vi tứ ngẫu" (Ngô Chủ Quyền truyện ) Trong xe tám bò làm thành bốn cặp.
3. (Danh) Vợ chồng. ◎ Như: "phối ngẫu" vợ chồng.
4. (Danh) Số chẵn. ◇ Lí Đức Dụ : "Ý tận nhi chỉ, thành thiên bất câu vu chích ngẫu" , (Văn chương luận ) Ý hết thì dừng, thành bài không phải gò bó ở số lẻ số chẵn.
5. (Danh) Họ "Ngẫu".
6. (Động) Hai người cùng cày. ◇ Luận Ngữ : "Trường Thư Kiệt Nịch ngẫu nhi canh" (Vi Tử ) Trường Thư và Kiệt Nịch cùng cày ruộng.
7. (Tính) Ứ đọng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Ngộ đạo ư ngẫu sa chi trung" (Tất kỉ ) Gặp giặc cướp ở chỗ bãi cát bị ứ đọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai người cùng cầy, vì thế nên hai người gọi là ngẫu. Vợ chồng gọi là phối ngẫu cũng là theo cái nghĩa hai người cùng nhau làm lụng cả.
③ Ðối, câu đối gọi là ngẫu ngữ .
④ Ðôi, số lẻ gọi là cơ , số chẵn gọi là ngẫu .
⑤ Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là phạt , hai phạt gọi là ngẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hai người cùng cày: Trường Thư và Kiệt Nịch cùng nhau chung sức cày ruộng (Luận ngữ);
② Như [ôu] (bộ );
③ Lưỡi cày rộng mười tấc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai người cùng cày ruộng — Thành cặp. Kết đôi — Số chẵn. — Tức như chữ Ngẫu .

Từ ghép 6

vi ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vi ba, vi sóng, sóng ngắn

Từ điển trích dẫn

1. Vi ba, sóng cực ngắn (ba trường từ 1mm tới 1m, tức tần suất từ 300 MHz tới 300 GHz). § Tiếng Anh: microwave. ◎ Như: "vi ba lô" lò điện vi ba.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làn sóng cực nhỏ ( như làn sóng âm thanh, làn sóng ánh sáng ).

Từ điển trích dẫn

1. Suốt đêm yến tiệc không ngừng. ◇ Sử Kí : "Công tử tự tri tái dĩ hủy phế, nãi tạ bệnh bất triều, dữ tân khách vi trường dạ ẩm" , , (Quyển thất thập thất, Ngụy Công tử truyện ) Biết mình lại bị gièm pha bỏ phế, Công tử bèn cáo bệnh không vào chầu, cùng tân khách thâu canh yến tiệc.
tự
sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nối tiếp, thừa hưởng
2. hậu duệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nối tiếp, kế tục, thừa kế. ◎ Như: "tự vị" nối ngôi, "tự nghiệp" nối nghiệp. ◇ Đại Việt Sử Kí : "Phong kì trường vi Hùng Vương tự quân vị" (Ngoại kỉ ) Phong con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi vua.
2. (Danh) Con cháu đời sau. ◎ Như: ◎ Như: "hậu tự" con cháu đời sau.
3. (Danh) Người tiếp tục chức vụ.
4. (Danh) Họ "Tự".

Từ điển Thiều Chửu

① Nối, như tự tử con nối.
② Con cháu, như hậu tự con cháu sau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nối, tiếp: Con nối dõi; (cũ) Nối ngôi;
② Con cháu: Con cháu đời sau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nối theo. Nối dõi. Td: Thừa tự — Con cháu. Td: Tuyệt tự ( không con ).

Từ ghép 10

nhuyên
ruán ㄖㄨㄢˊ, ruó ㄖㄨㄛˊ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hai tay xoa, bóp, vò. ◇ Tô Thức : "Đầu chi tao trung, thục nhuyên nhi tái nhưỡng" , (Đông Pha tửu kinh ).
2. (Động) Thuận theo, tương tựu. ◇ Tây sương kí 西: "Mạc nhược thứ kì tiểu quá, thành tựu đại sự, nhuyên chi dĩ khử kì ô, khởi bất vi trường tiện hồ?" , , , 便? (Đệ tứ bổn , Đệ nhị chiết) Chi bằng bà tha thứ lỗi nhỏ, tác thành cho xong việc lớn, thuận theo như thế mà khỏi điều nhơ nhuốc có phải tiện hơn không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoa tay. Hai tay xoa vào nhau.

Từ ghép 1

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất được vây bọc lại để săn bắn.

Từ điển trích dẫn

1. Kém cỏi, bỉ lậu. § Nói về tài đức. Thường dùng làm từ nhún mình. ◇ Vương Xương Linh : "Tự tàm phỉ bạc tài, Ngộ mông quốc sĩ ân" , (Vịnh sử ).
2. Ít, thiếu. ◇ Lí Ngư : "Chỉ thị sính lễ phỉ bạc, hoàn yêu cầu lệnh tôn hải hàm" , (Thận trung lâu , Song đính ).
3. Chỉ vật nhỏ, ít, không giá trị. ◇ Hàn Dũ : "Thăng giai ủ lũ tiến bô tửu, Dục dĩ phỉ bạc minh kì trung" , (Yết Hành Nhạc miếu... ).
4. Tằn tiện, kiệm ước. ◇ Tân Đường Thư : "Thánh nhân thâm tư viễn lự, an ư phỉ bạc, vi trường cửu kế" , , (Ngu Thế Nam truyện ).
5. Mỏng. § Đối lại với "hậu" dày. ◇ Lỗ Tấn : "Dụng nhất bính tiêm duệ đích lợi nhận, chỉ nhất kích, xuyên thấu giá đào hồng sắc đích, phỉ bạc đích bì phu" , , 穿, (Dã thảo , Phục cừu ).
6. Coi thường, khinh thị. ◇ Viên Khang : "Tự vị suy tiện, vị thường thế lộc, cố tự phỉ bạc" , 祿, (Việt tuyệt thư , Ngoại truyện kí Phạm Bá truyện ).

Từ điển trích dẫn

1. Bài văn khắc trên bia. Thường để ghi chép công đức. § Cũng viết là "bi chí" . ☆ Tương tự: "bi văn" . ◇ Nam sử : "(Lưu) Hiệp vi văn trường ư Phật lí, đô hạ tự tháp cập danh tăng bi chí, tất thỉnh Hiệp chế văn" , , (Lưu Hiệp truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bài văn ghi trên bia.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.