khánh
qìng ㄑㄧㄥˋ

khánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ rỗng ở trong
2. hết nhẵn, cạn kiệt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đựng không có gì bên trong.
2. (Tính) Hết nhẵn, hết sạch. ◎ Như: "khánh tận" hết sạch, "khánh trúc nan thư" hết cả rừng tre cũng khó viết cho hết (ý nói tội ác nhiều đến nỗi đốn cả rừng tre làm sách viết cũng không xuể).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đồ trong rỗng.
② Hết nhẵn, như ta nói khánh tận . Hết của gọi là cáo khánh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vật rỗng không (bên trong);
② Hết, hết sạch, hết nhẵn: Bán hết (sạch); Hết của, khánh tận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết sạch, không còn gì — Vẻ nghiêm chỉnh.

Từ ghép 3

pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. da
2. bề ngoài
3. vỏ bọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da, vỏ (của động vật và thực vật). ◎ Như: "thú bì" da thú, "bì khai nhục trán" rách da tróc thịt, "thụ bì" vỏ cây. ◇ Nguyễn Du : "Mao ám bì can sấu bất câm" (Thành hạ khí mã ) Lông nám da khô gầy không thể tả.
2. (Danh) Bề ngoài. ◎ Như: "bì tướng" bề ngoài, biểu diện, ngoại mạo.
3. (Danh) Vật gì rất mỏng, màng. ◎ Như: "thiết bì" lớp bọc sắt, "phấn bì" màng bột (bánh đa, ...), "đậu hủ bì" màng đậu phụ.
4. (Danh) Bao, bìa. ◎ Như: "phong bì" bao thư, bao bìa, "thư bì" bìa sách.
5. (Danh) Họ "Bì".
6. (Tính) Làm bằng da. ◎ Như: "bì hài" giày da, "bì tương" hòm da (valise bằng da).
7. (Tính) Lì lợm, trơ tráo. ◎ Như: "kiểm tu bì" mặt mày trơ tráo.
8. (Tính) Ỉu, xìu. ◎ Như: "hoa sanh hữu điểm bì" đậu phụng hơi ỉu, "bính can bì nhuyễn liễu" bánh mềm xìu.
9. (Tính) Dẻo dai, có tinh co dãn. ◎ Như: "bì cầu" bóng chuyền (đánh rất nẩy).
10. (Tính) Nghịch ngợm. ◎ Như: "giá hài tử hảo bì" thằng bé này nghịch ngợm lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Da.
② Da giống thú còn có lông gọi là bì , không có lông gọi là cách .
③ Bề ngoài, như bì tướng chỉ có bề ngoài.
④ Cái đích tập bắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Da, bì, vỏ, giấy (vải) bọc ngoài, bìa, màng: Da bò; Bì giao; Vỏ cây, Vải bọc quần áo; Bìa sách; Bìa gỗ; Màng đậu; Áo da;
② Ỉu, ỉu xì, ỉu xìu: Lạc hơi ỉu ỉu; Bánh ỉu xì, ăn không ngon;
③ Nghịch, nghịch ngợm, nhờn: Thằng bé này nghịch (nhờn) lắm;
④ Chai, trơ tráo: Nó bị mắng nhiều chai đi; Trơ tráo không biết hổ thẹn;
⑤ (văn) Bề ngoài: Chỉ có tướng bề ngoài;
⑥ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da bọc ngoài thân thể — Vỏ cây — Cái bao ngoài.

Từ ghép 30

luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: hốt luân ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Phó, tính) § Xem "hốt luân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Hốt luân nguyên lành (vật còn nguyên lành không mất tí gì). Xem sách không hiểu nghĩa thế nào, cứ khuyên trăn cũng gọi là hốt luân. Người hồ đồ không sành việc gọi là hốt luân thôn tảo .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [hú lún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Còn y nguyên vẹn toàn, không sứt mẻ. Cũng nói Hốt luân .

Từ ghép 1

mâu
móu ㄇㄡˊ

mâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: đâu mâu )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ nồi thổi nấu thời xưa.
2. (Danh) Mũ trụ dùng cho binh sĩ đội đầu thời xưa. ◇ Chiến quốc sách : "Giáp, thuẫn, đê, mâu, thiết mạc, ..., vô bất tất cụ" , , , , , ..., (Hàn sách nhất ) Áo giáp, mộc, ủng da, giáp sắt che cánh tay, ..., không có gì là không đủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Đâu mâu cái mũ trụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Một loại ấm để nấu;
② Một loại mũ sắt: Mũ trụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nồi bằng kim loại — Xem Đâu mâu. Vần đầu.

Từ ghép 1

xū ㄒㄩ, xǔ ㄒㄩˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôn ngoan
2. mưu mẹo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tài trí. ◇ Lục Cơ : "Mưu vô di tư, cử bất thất sách" , (Biện vong luận thượng ) Mưu việc mà không quên tài trí, thì hành động mới không thất sách.
2. (Danh) Mưu kế. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiết trá tư" (Bổn kinh ) Đặt ra mưu kế giả.
3. (Động) Truyền dạy tài trí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khôn ngoan;
② Mưu mẹo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự hiểu biết — Như chữ Tư .
tham
tān ㄊㄢ

tham

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ăn của đút
2. tham, ham

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ham lấy tiền của bằng bất cứ thủ đoạn nào. ◎ Như: "tham tang uổng pháp" ăn của đút làm trái pháp luật.
2. (Động) Ham, thích, mải. ◎ Như: "tham ngoạn" mải chơi, "tham khán thư" ham đọc sách. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Bất tham ngũ dục lạc" (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Không đam mê năm thứ dục lạc.
3. (Tính) Hưởng lấy lợi ích một cách bất chính. ◎ Như: "tham quan ô lại" quan gian lại bẩn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn của đút, như tham tang uổng pháp ăn đút làm loạn phép.
② Tham, phàm mong cầu không biết chán đều gọi là tham.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ăn của đút lót: Ăn của đút làm sai phép nước;
② Tham, tham lam: Tham quan ô lại;
③ Ham, thích, mải: Ham đọc sách; Mải chơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ham muốn. Đoạn trường tân thanh : » Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê «.

Từ ghép 5

tiết
xiè ㄒㄧㄝˋ

tiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

cương ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Ngày xưa dùng như "tiết" .
2. (Danh) Một tên khác của cây bông.
3. (Danh) Một thứ vải (theo sách cổ).
4. (Danh) Đầu mối.
5. (Động) § Ngày xưa dùng như "tiết" , nghĩa là tiêu trừ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thừng, để dắt các giống muông như trâu, dê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dây thừng (để cột trâu, bò, dê...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Tiết .
giả
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây giả
2. tên gọi khác của cây thu (như: thu )
3. trà (theo tên gọi thời cổ) (như: trà )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "giả" , ngày xưa dùng làm áo quan.
2. (Danh) Sách xưa chỉ một loại trà hay cây trà. Sách Nhĩ Nhã chú: "Giả, khổ đồ" , .
3. § Có khi dùng như "giá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây giả.
② Có khi dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Tên gọi khác của cây thu. Xem ;
② Trà (theo tên gọi thời cổ). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ cây trà ( chè ) — Tên cây, còn gọi là cây Thu.

Từ ghép 1

bát
bō ㄅㄛ, fá ㄈㄚˊ

bát

giản thể

Từ điển phổ thông

đẩy, cậy

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khêu, cạy, nạy, quay, vặn, nhể, lể: Khêu (bấc) đèn; Cạy cửa, nạy cửa; Quay điện thoại; Vặn kim đồng hồ; Lấy kim nhể (lễ) cái gai trên tay ra;
② Bỏ ra, đưa ra, rút ra, chỉ ra, phát cho, cấp cho.【】 bát khoản [bokuăn] a. Chi một khoản tiền, bỏ ra một số tiền, cấp kinh phí, chi ngân sách, chuẩn chi: Ủy ban chuẩn chi; b. Khoản tiền chi, ngân sách chi, kinh phí: Ngân sách quân sự; Phần chi của ngân sách là khoản chi của nhà nước;
③ Quay, quay hướng, xoay lại, chuyển lại, xoay chuyển: Quay đầu ngựa lại, quay ngựa; Chuyển loạn thành chánh;
④ (văn) Trừ sạch, đánh tan: Trừ sạch mây mù;
⑤ (văn) Gảy đàn;
⑥ (văn) Tốc lên;
⑦ (văn) Miếng gảy đàn, phím đàn, miếng khảy (thường làm bằng móng tay giả);
⑧ Tốp, toán, đám, nhóm, đợt: Chia làm hai tốp đi vào hội trường.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 6

bát, phạt
bō ㄅㄛ, fá ㄈㄚˊ

bát

phồn thể

Từ điển phổ thông

đẩy, cậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vén, bài trừ, đánh tan. ◎ Như: "bát thảo" phát cỏ, "bát vân kiến nhật" vén mây thấy mặt trời.
2. (Động) Chuyển, xoay lại. ◎ Như: "bát loạn phản chánh" chuyển loạn thành chánh.
3. (Động) Phát ra. ◎ Như: "chi bát" chia ra, phân tán, "bát khoản" chi tiền ra.
4. (Động) Khêu, bới, cạy, nạy, gảy. ◎ Như: "khiêu bát" bới ra, "bát thuyền" bơi thuyền, "bát huyền" gảy đàn, "bát đăng" khêu đèn.
5. (Động) Đụng chạm, xung đột. ◇ Sầm Tham : "Tướng quân kim giáp dạ bất thoát, Bán dạ quân hành qua tương bát" , (Tẩu mã xuyên hành phụng tống Phong đại phu xuất sư tây chinh 西) Tướng quân áo giáp sắt đêm không cởi, Nửa đêm quân đi giáo mác đụng chạm nhau.
6. (Danh) Cái vuốt (phiến nhỏ như cái móng để gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc chung thu bát đương tâm hoạch, Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch" , (Tì bà hành ) Khúc nhạc gảy xong, thu cái vuốt, đánh xuống giữa đàn, Bốn dây cùng bung lên một tiếng như xé lụa.
7. (Danh) Lượng từ: nhóm, toán, đám, đợt. ◎ Như: "phân thành lưỡng bát nhân tiến hành công tác" chia làm hai nhóm người tiến hành công việc.

Từ điển Thiều Chửu

① Trừ sạch, đánh tan, như bát khai vân vụ trừ sạch mây mù.
② Chuyển, xoay lại, như bát loạn phản chánh dẹp loạn chuyển lại chánh.
③ Phát ra, như chi bát chi phát ra.
④ Khêu, bới, như khiêu bát khiêu gợi, bát thuyền bơi thuyền, v.v.
⑤ Gảy đàn.
⑥ Cái móng tay giả để gảy đàn.
⑦ Cung lật trái lại.
⑧ Tốc lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khêu, cạy, nạy, quay, vặn, nhể, lể: Khêu (bấc) đèn; Cạy cửa, nạy cửa; Quay điện thoại; Vặn kim đồng hồ; Lấy kim nhể (lễ) cái gai trên tay ra;
② Bỏ ra, đưa ra, rút ra, chỉ ra, phát cho, cấp cho.【】 bát khoản [bokuăn] a. Chi một khoản tiền, bỏ ra một số tiền, cấp kinh phí, chi ngân sách, chuẩn chi: Ủy ban chuẩn chi; b. Khoản tiền chi, ngân sách chi, kinh phí: Ngân sách quân sự; Phần chi của ngân sách là khoản chi của nhà nước;
③ Quay, quay hướng, xoay lại, chuyển lại, xoay chuyển: Quay đầu ngựa lại, quay ngựa; Chuyển loạn thành chánh;
④ (văn) Trừ sạch, đánh tan: Trừ sạch mây mù;
⑤ (văn) Gảy đàn;
⑥ (văn) Tốc lên;
⑦ (văn) Miếng gảy đàn, phím đàn, miếng khảy (thường làm bằng móng tay giả);
⑧ Tốp, toán, đám, nhóm, đợt: Chia làm hai tốp đi vào hội trường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trị yên. Giẹp yên — Giẹp đi — Cái đồ để gảy đàn — Một âm khác là Phạt.

Từ ghép 9

phạt

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm lá chắn thật lớn, dùng để ngăn đỡ gươm đao — Một âm là Bát. Xem Bát.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.