ma, mạ, mụ
mā ㄇㄚ, mó ㄇㄛˊ

ma

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ đẻ
2. chỉ người phụ nữ đứng tuổi hoặc chị em của cha mẹ
3. vú già

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Ma ma" : (1) Từ xưng hô với mẹ. (2) Từ tôn xưng với bà vú. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu hựu mệnh Lí ma ma, Tập Nhân đẳng lai, tương thử thoại thuyết dữ Bảo Ngọc, sử tha phóng tâm" , , , 使 (Đệ tam thập lục hồi) Giả mẫu lại gọi vú Lí và Tập Nhân về kể lại nhưng câu ấy cho Bảo Ngọc nghe, để Bảo Ngọc yên lòng. (3) Từ xưng hô với các cụ bà. § Cũng xưng là "mỗ mỗ" .

Từ điển Trần Văn Chánh

】ma ma [mama]
① (đph) Từ xưng hô các bà cụ già;
② Vú em, u em.

mạ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi mẹ. Cũng đọc Ma. Cũng nói Mạ mạ, hoặc Ma ma.

mụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ đẻ
2. chỉ người phụ nữ đứng tuổi hoặc chị em của cha mẹ
3. vú già
trá
zhà ㄓㄚˋ

trá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ ép rượu
2. ép rượu

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đồ ép rượu;
② Ép rượu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ ép bã rượu.
hội
kuì ㄎㄨㄟˋ

hội

phồn thể

Từ điển phổ thông

điếc (tai)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Điếc. ◇ Liêu trai chí dị : "Ảo lung hội bất văn" (Anh Ninh ) Bà cụ điếc không nghe được.
2. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn hội" tối tăm, u mê, không hiểu sự lí. ◇ Bì Nhật Hưu : "Cận hiền tắc thông, cận ngu tắc hội" , (Nhĩ châm ) Ở gần người hiền tài thì thông sáng, ở gần kẻ ngu dốt thì u mê.
3. (Danh) Người bị điếc. ◇ Quốc ngữ : "Ngân âm bất khả sử ngôn, lung hội bất khả sử thính" 使, 使 (Tấn ngữ tứ ) Người câm không thể khiến cho nói được, người điếc không thể khiến cho nghe được.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiếc, sinh ra đã điếc rồi gọi là hội.
② U mê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Điếc;
② U mê.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điếc từ lúc lọt lòng — Ngu ngơ, chẳng hiểu gì.
phát
bō ㄅㄛ, fā ㄈㄚ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

phát

giản thể

Từ điển phổ thông

1. gửi đi
2. bắn
3. phất
4. phát ra

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phát ra, gởi đi: Phát lương: Gởi thư đi;
② Phát biểu, phát ngôn: Ra bản tuyên bố;
③ Bắn: 20 khẩu pháo cùng bắn một loạt;
④ Phát (đạn): Một viên đạn;
⑤ Phát huy, bốc hơi: Dầu bốc; Phát huy trí tuệ
⑥ Triển khai, mở rộng, nở ra: Ngâm đậu làm giá; Bột mì đã lên men; Phát triển; Bắp thịt nở nang; Đang độ dậy thì;
⑦ Khai quật, bới ra, vạch trần: Khai quật; Vạch trần âm mưu;
⑧ Lộ ra (tình cảm): Nổi giận: Nực cười;
⑨ Biến chất: Cuốn sách này đã ngã màu: Quần áo đã ẩm;
⑩ Cảm thấy: Cảm thấy tê tê;
⑪ Đi, lên đường: Sáng đi chiều đến;
⑫ Dấy lên, dẫn tới: Dấy lên phong trào;
⑬ (văn) Khiến;
⑭ (văn) Đi mừng tân gia (khánh thành nhà mới). Xem [fà] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 19

bị, phát
bèi ㄅㄟˋ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

bị

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tóc mượn (giống như đuôi gà giả).

phát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tóc. § Ghi chú: Lễ đời xưa lúc nhỏ đều bỏ xõa tóc, lúc lớn lên thì búi tóc. ◎ Như: "thúc phát thụ thư" búi tóc đi học, "kết phát tòng nhung" búi tóc ra lính, "hoàng phát" tóc bạc (tóc người già). ◇ Đào Uyên Minh : "Nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thùy thiều, tịnh di nhiên tự lạc" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
2. (Danh) Chỉ cây cối trên núi. ◇ Trang Tử : "Cùng phát chi bắc, hữu minh hải giả, thiên trì dã" , , (Tiêu dao du ) Phía bắc cây cối trên núi khô cằn, có bể thẳm, tức là ao trời.
3. (Danh) Một phần nghìn của một tấc gọi là một "phát".
4. (Danh) Họ "Phát".

Từ điển Thiều Chửu

① Tóc. Lễ đời xưa lúc nhỏ đều bỏ xõa tóc, lúc lớn lên thì búi tóc. Như nói thúc phát thụ thư búi tóc đi học, kết phát tòng nhung búi tóc ra lính, đều nói về thì trai trẻ cả. Ðến lúc già gọi là hoàng phát . Ðào Uyên Minh : Nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thùy thiều, tịnh di nhiên tự lạc (Ðào hoa nguyên kí ) đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
② Một phần nghìn của một tấc gọi là một phát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tóc trên đầu. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Cười cười nói nói thẹn thùng, mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại «. ( Bạch phát là tóc trắng, tóc bạc, chỉ tuổi già ). — Tên một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 1/10 li — Phát phu : Tóc và da. Hiếu kinh có câu: » Thân thể phát phu thụ chi phụ mẫu.. «, nghĩa là thân thể tóc da con người là bẩm thụ bởi cha mẹ. » Tưởng gần thôi lại nghĩ xa, có khi hình ảnh cũng là phát phu «. ( B.C.K.N ).

Từ ghép 13

lữu
liǔ ㄌㄧㄡˇ

lữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đăng bắt cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nơm, đăng, đó (giỏ tre để bắt cá). ◇ Thi Kinh : "Tang dương phần thủ, Tam tinh tại lữu" , (Tiểu nhã , Điều chi hoa ) Con dê cái đầu to, (Vì nước lặng yên, chỉ thấy) ba ngôi sao (long lanh) trong cái đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đăng bắt cá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đơm, cái đó, dụng cụ bắt cá của nhà nông.
tán, tản
sǎn ㄙㄢˇ

tán

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán tử : Chỉ chung các loại bánh nguội có thể ăn thay cơm cho no.

tản

phồn thể

Từ điển phổ thông

bánh rán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một món ăn chiên bằng dầu, ngày xưa hình vòng xuyến, bây giờ nhỏ và dài như sợi mì.

Từ điển Thiều Chửu

① Bánh rán, bánh rế. Ngày xưa gọi là hàn cụ , bây giờ gọi là tản tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bánh rán, bánh rế. Cg. [sănzê], [hánjù].
bào
bào ㄅㄠˋ, páo ㄆㄠˊ

bào

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bào gỗ
2. cái bào của thợ mộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bào. § Công cụ để nạo, gọt gỗ, sắt ... cho phẳng, nhẵn.
2. (Danh) Bàn chải sắt để cạo rửa lông ngựa. ◎ Như: "mã bào" .
3. (Động) Bào, nạo, làm cho bằng.
4. (Động) Cuốc đất cho bằng. ◎ Như: "bào địa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bào để bào gỗ cho nhẵn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái bào (để bào gỗ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ của thợ mộc, làm cho mặt gỗ phẳng. Ta cũng gọi là cái bào.
hộc
hú ㄏㄨˊ

hộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây hộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "hộc" (lat. Quercus dentata; Mongolian oak), gỗ dùng chế khí cụ, lá nuôi tằm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây hộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây sồi Mông Cổ, sồi có lông tơ, sồi hình răng (Quercus dentata).
sưu, tẩu
sǒu ㄙㄡˇ

sưu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Sưu sưu — Một âm khác là Tẩu — Xem Tẩu.

Từ ghép 1

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ông già

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người già. ◎ Như: "đồng tẩu vô khi" không lừa dối trẻ thơ và người già cả.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng người đàn ông tuổi già. ◎ Như: "lão tẩu" cụ già. ◇ Liêu trai chí dị : "Tửu lan, nhất tẩu xướng ngôn viết" , (Tiên nhân đảo ) Tan tiệc, một cụ già lên tiếng nói rằng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ông già: Hà Khúc Trí tẩu không sao trả lời được (Liệt tử);
Cụ: Cụ không ngại đường xa ngàn dặm mà đến đây (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông già. Như hai chữ Tẩu

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.