phả, phổ
pǔ ㄆㄨˇ

phả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎ Như: "gia phổ" phả chép thế thứ trong dòng họ, "niên phổ" phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là "đồng phổ" . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là "phổ huynh đệ" .
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎ Như: "kì phổ" sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎ Như: "nhạc phổ" khúc nhạc, "bối phổ" bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎ Như: "giá thoại dũ thuyết dũ li phổ" lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎ Như: "bả giá thủ thi phổ thành ca khúc" phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu" , , (Điện cấp lưu quang từ ) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ .
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sách ghi chép sự việc theo thứ tự. Td: Gia phả ( sách chép sự liên lạc giữ nhiều người trong nhà theo các đời trước sau ) Chép thành bài bản — Cũng đọc Phổ. Xem thêm Phổ.

Từ ghép 5

phổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎ Như: "gia phổ" phả chép thế thứ trong dòng họ, "niên phổ" phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là "đồng phổ" . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là "phổ huynh đệ" .
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎ Như: "kì phổ" sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎ Như: "nhạc phổ" khúc nhạc, "bối phổ" bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎ Như: "giá thoại dũ thuyết dũ li phổ" lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎ Như: "bả giá thủ thi phổ thành ca khúc" phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu" , , (Điện cấp lưu quang từ ) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ .
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phổ, phả, sổ, bảng ghi: Phổ nhạc; Gia phả; Niên phổ;
② (văn) Khúc hát, bản nhạc;
③ Vững lòng, vững tâm, chắc chắn: Anh ấy làm việc chắc chắn lắm; Vững lòng; Không vững tâm; Việc này chẳng chắc chắn gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sổ để ghi chép sự việc. Td: Gia phổ ( Sổ sách ghi chép liên hệ các đời và mọi người trong họ ) — Dùng dấu hiệu để ghi chép âm nhạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thưa rằng bạc mệnh khúc này, phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ « — Cũng đọc Phả.

Từ ghép 7

ô
wū ㄨ, wù ㄨˋ

ô

phồn thể

Từ điển phổ thông

con quạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con quạ, tiếng gọi tắt của "ô nha" . ◎ Như: quạ con biết mớm quạ già, cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là "ô điểu chi tình" . ◇ Trương Kế : "Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên" 滿 (Phong kiều dạ bạc ) Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời.
2. (Danh) Theo truyền thuyết, trong mặt trời có con quạ, nên gọi "ô" là mặt trời. ◎ Như: "ô thố" vừng ô bóng thỏ (mặt trời và mặt trăng).
3. (Danh) Họ "Ô".
4. (Tính) Đen. ◎ Như: "ô vân" mây đen, "ô phát" tóc đen.
5. (Động) Nhuộm đen. ◇ Lí Thì Trân : "Ô tì phát" (Bổn thảo cương mục , Lễ tràng ) Nhuộm đen râu tóc.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao, đâu, làm sao? § Dùng như "hà" , "an" , "na lí" , "chẩm ma" . ◎ Như: "ô hữu" sao có? ◇ Tô Triệt : "Ô đổ kì dĩ vi khoái dã tai!" ! (Hoàng Châu Khoái Tai đình kí ) Đâu thấy được là khoái!
7. (Thán) "Ô hô" than ôi!
8. (Trạng thanh) "Ô ô" ố ố, tiếng hát phào ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Con quạ, quạ con biết mớm quạ già cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là ô điểu chi tư .
② Sắc đen, như ngựa đen gọi là ngựa ô, gà đen gọi là gà ô, v.v.
③ Ô hô than ôi!
④ Ô ô ố ố, tiếng hát phào ra.
⑤ Sao, dùng làm lời trợ từ, như ô hữu sao có?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quạ: 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc).【】ô nha [wu ya] Con quạ;
② Đen, ô: Mây đen;
③ (văn) Đâu, chỗ nào: ? Ở nơi nào?; ? Thật là ở đâu? (Liễu Hà Đông tập); ? Người quân tử lấy được ở chỗ nào? (Liễu Hà Đông tập);
④ (văn) Làm sao, sao (biểu thị ý phản vấn): ! Việc của Tề, Sở, làm sao lại đáng nói! (Hán thư); ? Cho nên vua chúa đời loạn lạc, làm sao nghe được thứ nhạc hay nhất (Lã thị Xuân thu); ? Người không biết nghe lời nói, làm sao có thể nói chuyện với họ được? (Hàn Dũ: Ngũ châm); Sao có việc ấy;
⑤ (văn) (thán) Ôi: Than ôi;
⑥ [Wu] (Họ) Ô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ — Màu đen. Đen ( như lông quạ ) — Làm sao. Tại sao — Tên một châu thuộc nước ta vào đời Trần.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Tương truyền "Đỗ Tuyên" được mời ăn tiệc, thấy trong chén rượu có bóng con rắn, nhưng không dám không uống. Tiệc xong, cảm thấy trong bụng cực kì đau đớn, chữa trị không thuyên giảm. Sau biết, bóng rắn trong chén chính là hình cái cung treo tường phản chiếu, lập tức khỏi bệnh. Nghĩa bóng: Chỉ sự đau bệnh vì lo tưởng hão huyền. § Cũng viết "bôi để phùng xà" , "bôi trung xà ảnh" , "cung ảnh bôi xà" , "cung ảnh phù bôi" , hoặc "ảnh trung xà" .
2. ☆ Tương tự: "phong thanh hạc lệ" , "thảo mộc giai binh" .
3. ★ Tương phản: "xử chi thái nhiên" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóng cái cung trong chén rượu. Nhạc Quảng đời Tấn có một người bạn tới uống rượu, người bạn thấy trong chén rượu có bóng của chiếc cung treo trên tường nhà, tưởng trong chén rượu có con rắn, sợ rắn. Về sau thành ngữ này chỉ sự lo sợ nghi ngờ hão huyền.

Từ điển trích dẫn

1. Tương truyền thời Đường là tên người đẹp trong tranh, nghe gọi tên một trăm ngày liền bước ra thành người thật (Xem "Đỗ Tuân Hạc" , "Tùng song tạp kí" ). Sau phiếm chỉ người đẹp.
2. Thật là, đích xác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đề khởi giá ta thoại lai, chân chân Bảo cô nương giáo nhân kính trọng" , (Đệ tam thập nhị hồi) Nhắc đến chuyện này, người ta thật là phải kính phục cô Bảo.
3. Rành rành, rõ mồn một, minh bạch. ◇ Lão Xá : "Lâu hạ mẫu nữ thuyết thoại đích thanh âm, tha thính đắc chân chân đích" , (Nhị mã , Đệ nhị đoạn lục).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.