ngạn
yàn ㄧㄢˋ

ngạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ sĩ gồm cả tài đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người tài đức xuất chúng. ◎ Như: "tuấn ngạn" tuấn kiệt, "thạc ngạn" người có tài học ưu tú.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ sĩ đẹp giỏi (kiêm cả tài đức).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Người học giỏi (có đức có tài), học giả uyên bác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò đẹp đẽ, kẻ nho sĩ giỏi — Tên người, tức Nguyễn Trung Ngạn, danh sĩ đời Trần, sinh 1289, mất 1370, hiệu là Giới Hiên, tự là Bang Trực, người làng Thổ hoàng huyện Ân thi tỉnh Hưng yên, Bắc phần Việt Nam, đậu Hoàng Giáp năm 1304, niên hiệu Hưng long 12 đời Anh Tông, trải thời ba đời vua gồm Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông, có nhiều công trận, làm tới chức Thượng thư Hữu Bậc Trụ quốc, tước Khai luyện Bá. Thơ chữ Hán có Giới Hiên thi tập.

Từ điển trích dẫn

1. Cáo tri, báo cho biết. ◇ Khoa nhĩ thấm kì thảo nguyên : "Huyện nha môn đích cáo thị, tảo tựu hạ lai liễu, hiểu dụ bách tính phàm hữu tại trung thu dạ vãn nhiên phóng tiên pháo giả, dĩ thông phỉ luận tội" , , , (Thập cửu).
2. Bản văn cáo tri, tờ thông báo. ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang lệnh quân sĩ tương hiểu dụ thuyên phược tiễn thỉ, tứ diện xạ nhập thành trung" , (Đệ cửu thập thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết rõ.
chưởng
zhǎng ㄓㄤˇ

chưởng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng bàn tay
2. tát, vả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng bàn tay, bàn tay. ◎ Như: "cổ chưởng" vỗ tay, "dị như phản chưởng" dễ như trở bàn tay.
2. (Danh) Bàn chân động vật. ◎ Như: "hùng chưởng" chân gấu, "áp chưởng" chân vịt.
3. (Danh) Lượng từ: chiêu số võ thuật. ◎ Như: "hàng long thập bát chưởng" .
4. (Danh) Đế giày. ◎ Như: "đinh nhất khối chưởng nhi" đóng đế giày.
5. (Danh) Họ "Chưởng".
6. (Động) Cầm (đồ vật), quản lí, chủ trì, nắm giữ (quyền hành, chức vụ, v.v.). ◎ Như: "chưởng đà" cầm lái (thuyền), "chưởng ấn" giữ ấn tín (chức quan), "chưởng ác binh quyền" nắm giữ binh quyền. § Cũng chỉ người nắm giữ.
7. (Động) Vả, tát. ◎ Như: "chưởng chủy" vả miệng.
8. (Động) Thêm (tiếng địa phương bắc Trung Quốc). ◎ Như: "kí đắc chưởng điểm nhi diêm đáo thang lí" nhớ thêm chút muối vô canh.

Từ điển Thiều Chửu

① Lòng bàn tay, quyền ở trong tay gọi là chưởng ác chi trung .
② Chức giữ, như chưởng ấn chức quan giữ ấn.
③ Bàn chân giống động vật cũng gọi là chưởng.
④ Vả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tay, (lòng) bàn tay: Dễ như trở bàn tay; Vỗ tay;
② Tát, vả: Vả miệng;
③ Chấp chưởng, chưởng quản, chủ quản, nắm giữ, cầm: Nắm binh quyền. (Ngr) Chức vụ nắm giữ, chức vụ phụ trách: Chức quan giữ ấn;
④ (văn) Cầm giữ, nhịn, nín: Không nhịn được cười;
⑤ Bàn (chân), chân (của động vật): Bàn chân; Chân vịt;
⑥ (đph) Đóng (đế giày): Đóng đế giày;
⑦ Đế (giày): Đế giày đằng trước; Đế giày đằng sau (gót giầy);
⑧ [Zhăng] (Họ) Chưởng.

Từ ghép 36

khảm
kǎn ㄎㄢˇ

khảm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chặt, bổ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chặt, bổ, đẵn, đốn. ◎ Như: "khảm sài" đốn củi, "khảm mộc duy sinh" bửa củi sinh nhai.
2. (Động) Ném (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "nã chuyên đầu khảm phong cẩu" lấy gạch ném chó dại.

Từ điển Thiều Chửu

① Chặt, bổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chặt, chém, bổ, bửa, đẵn, đốn: Đốn củi; Chặt nhánh cây;
② (đph) Ném: Lấy đá ném chó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng như đá.
kì, kỳ
qí ㄑㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cờ. ◎ Như: "kì xí" cờ xí, "quốc kì" cờ hiệu của một nước.
2. (Danh) Người "Mãn Thanh" 滿 gọi là "Kì nhân" .
3. (Danh) Thời nhà Thanh Mông Cổ, khu vực hành chánh tương đương với "huyện" .
4. (Danh) Ngày xưa cho vẽ hình gấu hổ lên lụa gọi là "kì".
5. (Danh) Họ "Kì".

Từ ghép 13

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lá cờ

Từ điển Thiều Chửu

① Cờ, dùng vải hay lụa buộc lên cái cán để làm dấu hiệu gọi là kỉ.
② Người Mãn Thanh gọi là kì nhân .
③ Ngày xưa cho vẽ hình gấu hổ lên lụa gọi là kì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cờ: Kéo cờ; Cờ im trống lặng;
② Cấp hành chính ngang với cấp huyện ở Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc: Huyện tự trị Ơ-luân-xuân;
③ Huy hiệu;
④ Người Mãn Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ — Tên khu vực hành chánh tại các vùng Mông Cổ và Thanh Hải.

Từ ghép 6

mâu
máo ㄇㄠˊ

mâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xà mâu (binh khí)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ binh khí thời xưa, như cái giáo, cán dài có mũi nhọn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trình Phổ phi mã đĩnh mâu, trực thủ Hồ Chẩn" , (Đệ ngũ hồi) Trình Phổ vác mâu phi ngựa ra đánh thẳng Hồ Chẩn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái giáo, một thứ đồ binh cán dài có mũi nhọn.
② Nói năng tự trái ngược nhau gọi là mâu thuẫn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(Ngọn) giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ bính khí thời xưa, cán dài, mũi nhọn, tương tự như cây dáo — Tên một bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 3

ta
sā ㄙㄚ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ba, 3

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Ba: Ba anh em ta; Cho tôi ba cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba cái. Tiếng Bắc Trung Hoa ( Bạch thoại ).
trì
chè ㄔㄜˋ, chí ㄔˊ, tuó ㄊㄨㄛˊ

trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái ao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ao, hồ. ◎ Như: "ngư trì" ao cá, "du vịnh trì" hồ bơi.
2. (Danh) Hào, cái sông đào quanh thành để giữ thành (thời xưa). ◎ Như: "thành trì" thành và hào nước ở bên ngoài để che chở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô dục khởi binh dữ Lưu Bị, Gia Cát Lượng cộng quyết thư hùng, phục đoạt thành trì" , , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Ta muốn cất quân quyết một trận sống mái với Lưu Bị và Gia Cát Lượng để đoạt lại thành trì.
3. (Danh) Chỗ bằng phẳng và thấp, sàn. ◎ Như: "vũ trì" sàn nhảy (khiêu vũ).
4. (Danh) Họ "Trì".

Từ điển Thiều Chửu

① Thành trì, cái sông đào quanh thành để giữ thành.
② Cái ao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầm, ao, bể (nhân tạo): Ao nuôi cá; Bể bơi, bể lội;
② Hồ: Hồ Điền (ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Hồ chứa nước;
③ Rãnh, hào (đào xung quanh thành).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ao — Rãnh nước sâu ở vòng ngoài chân thành, để ngăn giặc. Td: Thành trì.

Từ ghép 16

bá, bách
bà ㄅㄚˋ, bǎi ㄅㄞˇ, bó ㄅㄛˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bác ruột, anh của bố
2. tước Bá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Anh cả, anh trưởng.
2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎ Như: "bá phụ" bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là "bá". (3) Tiếng tôn xưng người đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình. ◎ Như: "lão bá" .
3. (Danh) Tước "Bá". § Đời xưa đặt ra năm tước là: "Công, Hầu, Bá, Tử, Nam" .
4. (Danh) Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn. ◎ Như: "thi bá" nhà thơ lớn, "họa bá" bậc họa sĩ đại tài.
5. (Danh) Minh chủ của các chư hầu. § Thông "bá" , là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa, cúng bái "mã thần" .
7. (Danh) Họ "Bá".
8. (Động) Xưng làm bá chủ, thống lĩnh. § Thông "bá" . ◇ Chiến quốc sách : "Văn Vương phạt Sùng, Vũ Vương phạt Trụ, Tề Hoàn nhậm chiến nhi bá thiên hạ" , , (Tần sách nhất ) Vua Văn Vương đánh Sùng (Hầu Hổ), vua Vũ Vương đánh Trụ, vua Tề Hoàn dùng chiến tranh làm bá chủ thiên hạ.
9. Một âm là "bách". (Danh) Số trăm. § Thông "bách" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bác, anh bố gọi là bá phụ . Ðàn bà gọi anh chồng là bá.
② Tước bá, đời xưa chế ra năm tước là: công hầu bá tử nam .
③ Cùng nghĩa như chữ bá là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [dà băizi]. Xem [bó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Anh cả, anh trưởng.【】bá trọng thúc quý [bó-zhòng-shu-jì] Bốn vai anh em trong nhà theo thứ tự: Cả, trưởng, hai, ba, tư;
② Bác (anh của cha mình).【】bá phụ [bófù] Bác (anh của cha mình, hoặc người đàn ông đứng tuổi hay lớn tuổi hơn cha mình);
③ Bá, bá tước (tước thứ ba trong năm tước thời phong kiến, dưới tước hầu, trên tước tử: Công, hầu, bá, tử, nam). Xem [băi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Trăm (chữ viết kép).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người lớn tuổi — Người bác, anh của cha — Tức hiệu thứ ba trong năm tước hiệu của Trung Hoa thời xưa — Người đứng đầu lớn hơn hết — Họ người — Cũng đọc Bách.

Từ ghép 25

bách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Anh cả, anh trưởng.
2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎ Như: "bá phụ" bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là "bá". (3) Tiếng tôn xưng người đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình. ◎ Như: "lão bá" .
3. (Danh) Tước "Bá". § Đời xưa đặt ra năm tước là: "Công, Hầu, Bá, Tử, Nam" .
4. (Danh) Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn. ◎ Như: "thi bá" nhà thơ lớn, "họa bá" bậc họa sĩ đại tài.
5. (Danh) Minh chủ của các chư hầu. § Thông "bá" , là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa, cúng bái "mã thần" .
7. (Danh) Họ "Bá".
8. (Động) Xưng làm bá chủ, thống lĩnh. § Thông "bá" . ◇ Chiến quốc sách : "Văn Vương phạt Sùng, Vũ Vương phạt Trụ, Tề Hoàn nhậm chiến nhi bá thiên hạ" , , (Tần sách nhất ) Vua Văn Vương đánh Sùng (Hầu Hổ), vua Vũ Vương đánh Trụ, vua Tề Hoàn dùng chiến tranh làm bá chủ thiên hạ.
9. Một âm là "bách". (Danh) Số trăm. § Thông "bách" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Trăm (chữ viết kép).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Bá.
biện
biàn ㄅㄧㄢˋ, cǎi ㄘㄞˇ

biện

giản thể

Từ điển phổ thông

phân biệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phân biệt, biện biệt. § Nay dùng chữ "biện" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phân biệt rõ, biện biệt. Nguyên là chữ biện .

Từ điển Trần Văn Chánh

Phân biệt rõ, biện biệt (nguyên là chữ , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phân biệt rõ ràng — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.