trũng, trủng
zhǒng ㄓㄨㄥˇ

trũng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mồ, mả đắp cao
2. lớn nhất, cao nhất

trủng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mồ, mả đắp cao
2. lớn nhất, cao nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mồ cao, mả đắp cao. § Cũng viết là "trủng" . ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ thiêu Tần cung thất, quật Thủy Hoàng đế trủng" , (Cao Tổ bản kỉ ) Hạng Vũ đốt cháy cung thất nhà Tần, đào mả Tần Thủy Hoàng.
2. (Danh) Đỉnh núi. ◇ Thi Kinh : "Bách xuyên phất đằng, San trủng tốt băng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Trăm sông tràn vọt, Đỉnh núi sụt lở.
3. (Danh) Chỗ đất cao để tế tự. § Tức là "xã" . ◎ Như: "trủng thổ" chỗ đất thiên tử tế thần.
4. (Tính) Trưởng, đứng đầu. ◎ Như: "trủng tử" con trưởng, "trủng tể" quan coi cả trăm quan, tức là quan tể tướng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ cao, mả đắp cao gọi là trủng. Bây giờ thường dùng chữ trủng .
② Nhớn, như trủng tử con trưởng, trủng tể quan coi cả trăm quan, tức là quan Tể tướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ );
② (văn) Đỉnh, chóp;
③ (văn) Lớn, tối cao: Quan tể tướng;
④ (văn) Trưởng, cả: Con trưởng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngôi mả cao, mồ, mộ: Mồ mả; Mồ cổ; Mộ liệt sĩ;
② Gò đất, mô đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi mộ cao — To lớn — Đỉnh núi.

Từ ghép 4

diễn, điến, điển, điễn
miǎn ㄇㄧㄢˇ, tiǎn ㄊㄧㄢˇ

diễn

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như điển .

điến

phồn thể

Từ điển phổ thông

bẽn lẽn, thẹn thùng, e thẹn

điển

phồn thể

Từ điển phổ thông

bẽn lẽn, thẹn thùng, e thẹn

điễn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như "điến" .
sa, sá
shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ, suō ㄙㄨㄛ

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cát, bãi cát
2. khàn, đục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎ Như: "phong sa" đất cát bị gió thổi bốc lên, "nê sa" bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇ Thi Kinh : "Phù ê tại sa" (Đại nhã , Phù ê ) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một "sa", vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là "sa". ◎ Như: "kim sa" , "thiết sa" .
4. (Danh) Họ "Sa".
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là "sa". ◎ Như: "sa nhương đích tây qua" 西 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎ Như: "sa đường" đường cát, "sa chỉ" giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎ Như: "sa thải" đãi bỏ.
8. Một âm là "sá". (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎ Như: "sá ách" khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny .
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đãi, thải, gạn, sàng: Đãi sạn trong gạo ra. Xem [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cát, đất cát, bãi cát: Đất cát; Gió cát mịt trời;
② Nhỏ như cát: Đường cát;
③ (văn) Quả chín quá hoen ra từng vết;
④ Tiếng khản: Khản tiếng;
⑤ [Sha] (Họ) Sa. Xem [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cát. Hạt cát. Thành ngữ: Hằng hà sa số ( số cát ở sông Hằng, ý nói nhiều lắm ) — Cặn bã lắng xuống. Xem Sa thải — Chín nhừ, nhừ thành bột, thành cát.

Từ ghép 31

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng rè rè, tiếng khàn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎ Như: "phong sa" đất cát bị gió thổi bốc lên, "nê sa" bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇ Thi Kinh : "Phù ê tại sa" (Đại nhã , Phù ê ) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một "sa", vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là "sa". ◎ Như: "kim sa" , "thiết sa" .
4. (Danh) Họ "Sa".
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là "sa". ◎ Như: "sa nhương đích tây qua" 西 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎ Như: "sa đường" đường cát, "sa chỉ" giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎ Như: "sa thải" đãi bỏ.
8. Một âm là "sá". (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎ Như: "sá ách" khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny .
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.
cai, ngôi, ngại
ái ㄚㄧˊ, wéi ㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ

cai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái cối tán, cái bàn tán
2. bền chắc, vững vàng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cối xay.
2. Một âm là "cai". (Tính) § Xem "cai cai" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cối tán, cái bàn tán.
② Một âm là cai. Cai cai bền chắc, vững vàng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cối xay bằng đá;
② 【】cai cai [wèiwèi] Bền chắc, vững vàng.

Từ ghép 1

ngôi

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi ngôi : Vẻ rất cứng, cứng như đá — Dáng chập chồng ( như đá núi chồng chất ).

ngại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái cối tán, cái bàn tán
2. bền chắc, vững vàng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cối xay.
2. Một âm là "cai". (Tính) § Xem "cai cai" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cối tán, cái bàn tán.
② Một âm là cai. Cai cai bền chắc, vững vàng.
trạo, điệu
diào ㄉㄧㄠˋ

trạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rơi, rớt
2. mất
3. giảm sút
4. lay động, vẫy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rớt. ◎ Như: "điệu tại thủy lí" rơi xuống nước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thán liễu nhất hồi khí, điệu liễu kỉ điểm lệ" , (Đệ bát thập nhị hồi) Than thở một hồi, rớt vài giọt lệ.
2. (Động) Mất, đánh mất, bỏ sót. ◎ Như: "điệu liễu tiền bao" đánh mất ví tiền, "điệu liễu kỉ cá tự" bỏ sót mấy chữ.
3. (Động) Giảm sút. ◎ Như: "điệu sắc" giảm màu.
4. (Động) Lay động, vẫy. ◎ Như: "vĩ đại bất điệu" đuôi to không vẫy được (nghĩa bóng: đầu đuôi không xứng hợp). ◇ Chân San Dân : "Đông phong nhược dục chiêu nhân túy, Tần điệu kiều tây mại tửu kì" , 西 (Xuân hành ) Gió xuân như muốn vời người lại để say, Ở cầu phía tây luôn lay động lá cờ (tiệm) bán rượu.
5. (Động) Ngoảnh, quay lại. ◎ Như: "tương xa đầu điệu quá lai" quay (đầu) xe lại.
6. (Động) Trao đổi, thay thế. ◎ Như: "điệu hoán" đổi lẫn nhau, "điệu bao" đánh tráo.
7. (Trợ) Mất đi (đặt sau động từ). ◎ Như: "thiêu điệu" đốt đi, "đâu điệu" ném đi, "trừ điệu" trừ bỏ đi, "vong điệu" quên đi.
8. § Ghi chú: Tục đọc là "trạo".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rơi, rớt: Rơi nước mắt, rớt nước mắt; Rơi xuống nước;
② Đánh rơi, đánh mất, bỏ sót: Đánh mất cây bút máy rồi; Bỏ sót mấy chữ;
③ Tụt: Anh ấy đi chậm quá, tụt lại phía sau rồi;
④ Ngoảnh lại, quay lại: Ngoảnh đầu lại;
⑤ Đổi: Đổi chỗ; Đổi chỗ ngồi;
⑥ Đi, mất, quách đi, béng đi, phăng đi (đặt sau động từ, chỉ sự mất đi, như): Sửa cái thói xấu ấy đi!; Ăn mất, ăn đi; Vứt đi!;
⑦ (văn) Lắc: Lắc đầu;
⑧ Xứng: Đuôi dài không xứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Đưa qua đưa lại — Chèo thuyền.

Từ ghép 4

điệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rơi, rớt
2. mất
3. giảm sút
4. lay động, vẫy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rớt. ◎ Như: "điệu tại thủy lí" rơi xuống nước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thán liễu nhất hồi khí, điệu liễu kỉ điểm lệ" , (Đệ bát thập nhị hồi) Than thở một hồi, rớt vài giọt lệ.
2. (Động) Mất, đánh mất, bỏ sót. ◎ Như: "điệu liễu tiền bao" đánh mất ví tiền, "điệu liễu kỉ cá tự" bỏ sót mấy chữ.
3. (Động) Giảm sút. ◎ Như: "điệu sắc" giảm màu.
4. (Động) Lay động, vẫy. ◎ Như: "vĩ đại bất điệu" đuôi to không vẫy được (nghĩa bóng: đầu đuôi không xứng hợp). ◇ Chân San Dân : "Đông phong nhược dục chiêu nhân túy, Tần điệu kiều tây mại tửu kì" , 西 (Xuân hành ) Gió xuân như muốn vời người lại để say, Ở cầu phía tây luôn lay động lá cờ (tiệm) bán rượu.
5. (Động) Ngoảnh, quay lại. ◎ Như: "tương xa đầu điệu quá lai" quay (đầu) xe lại.
6. (Động) Trao đổi, thay thế. ◎ Như: "điệu hoán" đổi lẫn nhau, "điệu bao" đánh tráo.
7. (Trợ) Mất đi (đặt sau động từ). ◎ Như: "thiêu điệu" đốt đi, "đâu điệu" ném đi, "trừ điệu" trừ bỏ đi, "vong điệu" quên đi.
8. § Ghi chú: Tục đọc là "trạo".

Từ điển Thiều Chửu

① Xứng đáng, sự gì đầu cuối ứng nhau gọi là điệu, như vĩ đại bất điệu đuôi to không xứng.
② Lắc, như điệu đầu bất cố lắc đầu không đoái.
③ Tục gọi sự giao đổi là điệu. Tục đọc là trạo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rơi, rớt: Rơi nước mắt, rớt nước mắt; Rơi xuống nước;
② Đánh rơi, đánh mất, bỏ sót: Đánh mất cây bút máy rồi; Bỏ sót mấy chữ;
③ Tụt: Anh ấy đi chậm quá, tụt lại phía sau rồi;
④ Ngoảnh lại, quay lại: Ngoảnh đầu lại;
⑤ Đổi: Đổi chỗ; Đổi chỗ ngồi;
⑥ Đi, mất, quách đi, béng đi, phăng đi (đặt sau động từ, chỉ sự mất đi, như): Sửa cái thói xấu ấy đi!; Ăn mất, ăn đi; Vứt đi!;
⑦ (văn) Lắc: Lắc đầu;
⑧ Xứng: Đuôi dài không xứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Lúc lắc — Trao đổi — Ta có người quen đọc Trạo.

Từ ghép 6

di, đãi
dài ㄉㄞˋ, tái ㄊㄞˊ, yí ㄧˊ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa tặng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Để lại, lưu truyền. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ di hậu thế" (Nhiêu nga bi ) Để lưu truyền lại đời sau.
2. (Động) Đưa tặng, biếu, cho. § Thông "di" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đưa tặng. Như di thư đưa thơ cho.
② Di truyền, để lại. Cùng nghĩa với chữ di .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Để lại, truyền lại cho người khác — Một âm khác là Đãi. Xem âm Đãi.

Từ ghép 1

đãi

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dối trá. Khinh lờn. Như chữ Đãi 紿. Một âm khác là Di. Xem Di.

Từ ghép 1

hoành
hóng ㄏㄨㄥˊ

hoành

phồn thể

Từ điển phổ thông

tua quai mũ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây lèo mũ ngày xưa, thắt từ dưới cằm buộc lên tới trâm cài đầu. ◇ Hàn Dũ Mạnh Giao : "Triều quan phiêu thải hoành" (Thành nam liên cú ) Mũ triều phấp phới dải mũ sặc sỡ.
2. (Danh) Dây buộc.
3. (Danh) Rường mối, cương kỉ. ◇ Thái Ung : "Thiên võng túng, nhân hoành thỉ" , (Thích hối ) Lưới trời buông lung, rường mối người ta bê trễ.
4. (Tính) Rộng lớn. § Thông "hoành" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù thiên địa chi đạo, chí hoành dĩ đại" , (Tinh thần huấn ) Đạo của trời đất, rộng lớn vô cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tua lèo mũ, thắt ở dưới cằm, có tua chỉ hạt bột rủ xuống.
② Mối giường.
③ Rộng lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tua lèo mũ;
② Mối giềng;
③ Rộng lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây mũ của quan, làm bằng lụa — Dây tơ bện lại — Cột lại, buộc lại.
quắc, quặc
jué ㄐㄩㄝˊ, qú ㄑㄩˊ

quắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: quắc sưu )

Từ điển Trần Văn Chánh

Con khỉ cái.

Từ điển Trần Văn Chánh

】quắc sưu [qúsou] Một loài sâu đen có sáu chân, có thể phun ra chất độc để bảo vệ mình khi có người đến gần.

Từ ghép 1

quặc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy.
2. (Danh) "Quặc sưu" một thứ sâu ở nơi ẩm thấp, mình đen chân vàng chạy rất nhanh, sáu chân, đầu đuôi tẽ ra, thấy người đến gần thì phun dãi độc ra để bảo hộ mình.
3. (Danh) Con khỉ cái. § Thông "quặc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Quặc sưu một thứ sâu ở nơi ẩm thấp, mình đen chân vàng chạy rất nhanh, sáu chân, đầu đuôi tẽ ra, thấy người đến gần thì phun dãi độc ra để bảo hộ mình.
② Con khỉ cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Quặc — Có hình dáng của con rồng.

Từ ghép 1

doanh
yíng ㄧㄥˊ

doanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cột nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột nhà, cột nói chung. ◇ Tư trị thông giám : "Tức dĩ đầu kích doanh, lưu huyết bị diện" , (Quang Vũ đế kiến vũ ) Liền lấy đầu đập vào cột nhà, chảy máu trên mặt.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị ngày xưa để đếm số gian nhà. ◎ Như: "kỉ doanh" mấy gian. ◇ Lâm Thư : "Ốc ngũ doanh, tiền hiên chủng trúc sổ thập can" , 竿 (Thương hà tinh xá hậu hiên kí ) Nhà năm gian, hiên trước trồng trúc mấy chục cây.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cột, tính xem nhà có mấy gian gọi là kỉ doanh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cột nhà;
② (loại) Gian (nhà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột chính trong nhà. Cột nhà — Tiếng dùng để đếm số nhà cửa. Chẳng hạn Nhất doanh ( một ngôi nhà ) — Tên người, tức Trịnh Doanh, tức Minh Đô Vương ( 1770-1767 ), làm chúa từ 1740 tới lúc mất. Tác phẩm để lại có Kiền nguyên thi tập, gồm các bài thơ chữ Hán và chữ Nôm.

Từ ghép 1

hoành, hoằng
hóng ㄏㄨㄥˊ

hoành

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to tát, rộng rãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng lớn, sâu xa. ◎ Như: "hoành đại" đồ sộ.
2. (Tính) Tiếng lớn. ◎ Như: "khốc thanh hoành lượng" tiếng khóc vang dội.
3. (Động) Làm cho lớn lên, làm cho rạng rỡ.
4. (Danh) Họ "Hoành".

Từ điển Thiều Chửu

① To tát, rộng rãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① To lớn, to tát, lớn rộng, rộng rãi: Quy mô to lớn;
② [Hóng] (Họ) Hồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ sâu của ngôi nhà — To lớn.

Từ ghép 6

hoằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to tát, rộng rãi

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.