cùng
qióng ㄑㄩㄥˊ

cùng

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuối, hết

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghèo túng, khốn khó. ◎ Như: "bần cùng" nghèo khó, "khốn cùng" khốn khó. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử có khi cùng khốn thì cố giữ tư cách của mình, kẻ tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng làm càn.
2. (Tính) Tận, hết. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lí tận lời hết (đuối lí), "thú vị vô cùng" thú vị không cùng.
3. (Tính) Khốn ách, chưa hiển đạt. ◇ Mạnh Tử : "Cùng tắc độc thiện kì thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ" , (Tận tâm thượng ) Khi chưa gặp thời thì riêng làm tốt cho mình, lúc hiển đạt thì làm thiện khắp thiên hạ.
4. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh. ◎ Như: "thâm san cùng cốc" núi sâu hang thẳm.
5. (Động) Nghiên cứu, suy đến tận gốc. ◇ Dịch Kinh : "Cùng lí tận tính, dĩ chí ư mệnh" , (Thuyết quái ) Suy tận gốc cái tính để rõ cái mệnh.
6. (Phó) Rất, cực kì. ◎ Như: "cùng hung cực ác" rất hung ác, "cùng xa cực xỉ" cực kì xa xỉ.
7. (Phó) Triệt để, tận lực, đến cùng. ◎ Như: "cùng cứu" nghiên cứu đến cùng, "cùng truy bất xả" truy xét tận lực không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cực, cái gì đến thế là hết nước đều gọi là cùng, như bần cùng nghèo quá, khốn cùng khốn khó quá, v.v.
② Nghiên cứu, như cùng lí tận tính nghiên cứu cho hết lẽ hết tính.
③ Hết, như cùng nhật chi lực hết sức một ngày.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghèo, nghèo túng: Người nghèo; Trước kia anh ấy rất nghèo;
② Cùng, hết: Đuối lí, cùng lời cụt lí; Hết đường xoay xở, bước đường cùng; Kẻ sĩ cùng mới thấy được tiết nghĩa;
③ Hết sức, cực kì: Phóng hết tầm mắt; Định phóng hết tầm mắt ra xa ngàn dặm;
④ Nghiên cứu, đến cùng: Truy cứu đến cùng; Dò xét đến ngọn nguồn; Nghiên cứu cho hết lẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuối. Hết — Nghèo khổ. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Người bảo ông cùng mãi, ông cùng đến thế thôi «.

Từ ghép 47

ná ㄋㄚˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm, đưa. ◎ Như: "nã bút" cầm bút.
2. (Động) Bắt, lùng bắt. ◎ Như: "tróc nã nhân phạm" lùng bắt kẻ phạm tội.
3. (Động) Chèn ép, bắt chẹt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân phạ Kim Quế nã tha, sở dĩ bất cảm thấu lậu" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Vì sợ Kim Quế bắt chẹt, nên không dám để lộ.
4. (Động) Nắm giữ, chủ trì. ◎ Như: "nã quyền" nắm quyền, "nã chủ ý" có chủ định, quyết định.
5. (Động) Ra vẻ, làm bộ. ◎ Như: "nã kiều" làm ra vẻ, làm bộ làm tịch, "nã giá tử" lên mặt, "nã khang tác thế" ra vẻ ta đây.
6. (Giới) Coi như, coi là, đối xử như. ◎ Như: "ngã nã tha môn đương huynh đệ khán đãi" tôi coi họ như anh em.
7. (Giới) Bằng, lấy. ◎ Như: "nã xích lượng" lấy thước đo.
8. § Thông "noa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng dùng như chữ noa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, lấy, cầm lấy, nhặt lấy, xách, đem, đưa: Cầm bút; Lấy cho (tôi) một tờ giấy; Đi ngân hàng lấy tiền; Nhặt lên; Nặng quá, tôi xách không nổi; Đem cái cốc sang đây; Anh đưa hộ tôi cuốn sách;
② Nắm chắc, chắn chắn, trong tầm tay: ? Việc đó có chắc chắn không anh? Nắm chắc trong tay, đã ở tầm tay;
③ Bắt bí, bắt chẹt: Việc như thế chẳng bắt chẹt được ai;
④ Ăn, ăn mòn: Khúc gỗ này bị nước thuốc ăn trắng cả ra;
⑤ Bắt, nã, hạ: Mèo bắt chuột; Hạ đồn địch;
⑥ Coi... là, coi... như, đối đãi... như, đối xử... như: Tôi coi họ như anh em;
⑦ Lấy, bằng: Lấy thước đo; Chứng minh bằng sự thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

một lối viết thông dụng của chữ Ná .

Từ ghép 13

hội
kuì ㄎㄨㄟˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

hội

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vỡ ngang
2. tan lở
3. thua trận
4. bỏ chạy tán loạn
5. dân bỏ người cai trị trốn đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vỡ tràn, nước dâng cao chảy tràn. ◎ Như: "hội đê" vỡ đê.
2. (Động) Phá vỡ. ◎ Như: "hội vi nhi bôn" phá vòng vây mà chạy.
3. (Động) Vỡ lở, tan vỡ, thua chạy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tam lộ giáp công, tặc chúng đại hội" , (Đệ nhất hồi ) Theo ba đường giáp đánh, quân giặc tan vỡ.
4. (Động) Lở loét, thối nát. ◇ Liêu trai chí dị : "Quảng sang hội xú, triêm nhiễm sàng tịch" , (Phiên Phiên ) Ung nhọt bể mủ, thúi tha làm thấm ướt dơ dáy cả giường chiếu. ◇ Lưu Cơ : "Hàng hữu mại quả giả, thiện tàng cam, thiệp hàn thử bất hội" , , (Mại cam giả ngôn ) Ở Hàng Châu có người bán trái cây, khéo giữ cam, qua mùa lạnh mùa nóng (mà cam vẫn) không thối nát.
5. (Tính) Vẻ giận dữ. ◇ Thi Kinh : "Hữu quang hữu hội, Kí di ngã dị" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) hung hăng giận dữ, Chỉ để lại cho em những khổ nhọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Vỡ ngang. Nước phá ngang bờ chắn mà chảy tóe vào gọi là hội, như hội đê vỡ đê.
② Tan lở, dân bỏ người cai trị trốn đi gọi là hội.
③ Vỡ lở, binh thua trận chạy tán loạn gọi là hội.
④ Nhọt sẩy vỡ mủ cũng gọi là hội.
⑤ Giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Loét, mưng, rữa: Mưng mủ. Xem [kuì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ, tan vỡ: Vỡ đê; Quân địch tan vỡ;
② Phá vỡ, chọc thủng: Phá vỡ vòng vây;
③ Loét, lở: Lở loét;
④ (văn) Giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lở ra, vỡ ra — Tan nát.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "cùng tích" .
2. Xa xôi hẻo lánh. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử cùng tích chi hương, trắc khê cốc chi gian" , 谿 (Nguyên đạo ) Ở nơi làng quê hẻo lánh, náu mình trong khoảng khe hang.
3. Nghèo khốn không gặp cơ hội.
4. Người khốn khó không gặp thời, đất hoặc người giúp đỡ. ◇ Viên Khang : "(Việt Vương) bất ách cùng tích, tôn hữu đức, dữ dân đồng khổ lạc" (), , (Việt tuyệt thư , Ngoại truyện Kế Nghê ) (Việt Vương) không làm khó người bần khốn bất ngộ, tôn trọng người hiền đức, với dân cùng vui cùng khổ.
5. Chỉ phong cách thơ khô khốc, chữ dùng hiểm hóc khác thường. ◇ Ngụy Thái : "Mạnh Giao thi kiển sáp cùng tích, triện tước bất hạ, khổ ngâm nhi thành" , , (Ẩn cư thi thoại ) Thơ Mạnh Giao hiểm hóc trúc trắc, đẽo gọt không thôi, khổ tâm thôi xao mới thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi hẻo lánh.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.